Bài 9. Sự đa dạng của chất trang 23, 24 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6

Quan sát hình 9.1 SGK KHTN 6, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật thể sống và không sống. Hãy kể ra một số chất có trong vật thể mà em biết.


9.1

Quan sát hình 9.1 SGK KHTN 6, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật thể sống và không sống. 

Phương pháp giải:

Dựa vào sự đa dạng của chất

Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường lớn lên và sinh sản 

Vật không sống không có các khả năng giống vật sống. 

Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên

Vật thể nhân tạo là những vật do con người tạo ra. 

Lời giải chi tiết:

Vật thể tự nhiên: núi đá vôi, con sư tử, mủ cao su.

Vật thể nhân tạo: bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có gas.

Vật không sống: núi đá vôi, mủ cao su, bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có gas.

Vật sống: con sư tử.


9.2

Hãy kể ra một số chất có trong vật thể mà em biết.

Phương pháp giải:

Chất tạo nên vật thể

Lời giải chi tiết:

Lốp xe: cao su 

Cơ thể người: nước, chất đạm, chất béo, đường…

Bàn ghế: gỗ,..


9.3

Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học hay tính chất vật lí?

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của chất.

Lời giải chi tiết:

Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học.


9.4

Nhận xét nào sau đây nói về tính chất hóa học của sắt?

a) Đinh sắt cứng, màu trắng xám, bị nam châm hút.

b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.


Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hoá học của sắt.

Lời giải chi tiết:

b). Vì có sự biến đổi sinh ra chất mới (gỉ sắt).


9.5

Hãy mô tả màu sắc, mùi, thể và tính tan của đường và muối ăn.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của đường và muối ăn.

Lời giải chi tiết:

 

Màu sắc

Mùi

Thể

Tính tan

Đường

Trắng

Không mùi

Rắn

Tan tốt trong nước

Muối ăn

Trắng

Không mùi

Rắn

Tan tốt trong nước


9.6

Khi đun nóng, chất trong bát nào đã biến đổi thành chất khác? Đây là tính chất vật lý hay tính chất hóa học của chất?

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hoá học của đường

Lời giải chi tiết:

Đun nóng đường đã bị biến đổi thành chất khác vì có khói bốc lên, đường hóa đen.

Đây là tính chất hóa học của đường.


9.7

 Thực hiện thí nghiệm rang cát tương tự như thí nghiệm đun nóng muối. Nhận xét hiện tượng xảy ra.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng: Cát chỉ nóng lên chứ không thay đổi gì.

→ Không có sự biến đổi hóa học.


9.8

hực hiện thí nghiệm rang gạo (hoặc thóc) tương tự như thí nghiệm đun nóng đường (hoạt động Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn). Nhận xét hiện tượng xảy ra.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng:

Rang gạo hoặc thóc đến khi có khói bốc lên Không có sự biến đổi hóa học.

Tuy nhiên khi rang đến khi có khói đen thì có sự biến đổi hóa học.