Bài 9. Khí quyển, các yếu tố khí hậu trang 24, 25, 26, 27, 28, 29 SBT Địa lí 10 kết nối tri thức với cuộc sống

Biểu hiện rõ rệt nhất của quy luật phân bố nhiệt độ theo vĩ độ là. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì. Trên Trái Đất, các đai áp cao và áp thấp phân bố như sau. Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do . Gió Tây ôn đới là loại gió. Trên những sườn núi cao đón gió, càng lên cao lượng mưa càng nhiều, nhưng đỉnh núi cao lượng mưa ít, do. Các vùng trên bề mặt Trái Đất sắp xếp theo lượng mưa g


1.1

Biểu hiện rõ rệt nhất của quy luật phân bố nhiệt độ theo vĩ độ là

A. nhiệt độ giảm dần từ Xích đạo về cực.

B. biên độ nhiệt tăng từ Xích đạo về cực

C. sự hình thành vòng đai nhiệt: vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, vòng đai lạnh và vòng đai băng giá vĩnh cửu.

D. Sự gia tăng nhiệt độ và biên độ nhiệt từ biển vào đất liền.


Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin trong mục 2a (nhiệt độ phân bố theo vĩ độ)

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện rõ rệt nhất của quy luật phân bố nhiệt độ theo vĩ độ là sự hình thành các vòng đai nhiệt: vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, vòng đai lạnh và vòng đai băng giá vĩnh cửu. Ranh giới của các vòng đai nhiệt được xác định dựa vào được đẳng nhiệt trung bình năm 200C và các đường đẳng nhiệt 100C và 00C của tháng nóng nhất.

=> Chọn đáp án C.



1.2

Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì

A. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.

B. bề mặt lục địa gồ ghề nên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.

C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng cũng tỏa nhiệt nhanh hơn nước.

D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí của đất và nước để giải thích

Lời giải chi tiết:

Tính chất vật lí của đất và nước khác nhau. Đất có nhiệt dung riêng lớn hơn nước, thu nhiệt nhanh và tỏa nhiệt cũng nhanh hơn. Nước có nhiệt dung riêng nhỏ hơn nên thu và tỏa nhiệt đều chậm hơn. Do vậy nhiệt độ trung bình năm của không khí cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa và biên độ nhiệt không khí ở lục địa luôn lớn hơn ở đại dương

=> Chọn đáp án C



1.3

Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì

A. càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh.

B. càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt trời càng giảm.

C. càng lên cao lượng mưa càng lớn làm giảm nhiệt.

D. càng lên cao gió thổi càng mạnh nên càng lạnh.

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên nhân tạo ra nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu

Lời giải chi tiết:

Nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu có được chủ yếu là  là do bức xạ Mặt Trời đốt nóng bề mặt đất rồi bề mặt đất bức xạ lại không gian. Vì vậy càng lên cao thì khả năng bức xạ của bề mặt đất càng giảm, không khí càng loãng nên các yếu tố giữ nhiệt giảm nhiều.


1.4

Trên Trái Đất, các đai áp cao và áp thấp phân bố như sau:

A. các đai áp cao nằm ở bán cầu Bắc, các đai áp thấp nằm ở bán cầu Nam.

B. các đai áp thấp nằm ở bán cầu Bắc, các đai áp cao nằm ở bán cầu Nam.

C. các đai áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng với nhau qua áp thấp Xích đạo.

D. các đai áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng với nhau qua Xích đạo.


Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.4 trang 31 SGK địa lí 10 để nhận xét về sự phân bố các đai áp cao – áp thấp trên Trái Đất:


Lời giải chi tiết:

Dựa vào hình 9.4 có thể thấy rõ, các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng với nhau qua áp thấp Xích đạo

=> Chọn đáp án C


1.5

Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do  

A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

B. bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt.

C. diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.

D. tác động của các loại gió thổi trên bề mặt Trái Đất.

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên nhân làm thay đổi khí áp để giải thích

Lời giải chi tiết:

Sự thay đổi khí áp phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, do tích chất vật của nước và đất không giống nhau nên nhiệt độ trên lục địa và đại dương sẽ có sự khác biệt. Nên sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương làm cho các vành đai khí áp không phân bố liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm riêng biệt

=> Chọn đáp án A.



1.6

Gió Tây ôn đới là loại gió

A. thổi từ miền ôn đới đến miền nhiệt đới.

B. thổi từ miền ôn đới lên miền cực.

C. thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới

D. thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đơn.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.4 trang 31 SGK địa lí 10 để xác định hướng gió Tây ôn đới thổi

Lời giải chi tiết:

Gió Tây ôn đới được kí hiệu bởi mũi tên màu xanh, có thể thấy gió thỏi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới

=> Chọn đáp án C



1.7

Trên những sườn núi cao đón gió, càng lên cao lượng mưa càng nhiều, nhưng đỉnh núi cao lượng mưa ít, do

A. ở đỉnh núi nhiệt độ rất thấp nên nước đóng băng.

B. ở đỉnh núi không khí loãng, lượng hơi nước ít.

C. ở đỉnh núi, nhiệt độ thấp nên khí áp cao, hơi nước không bốc lên được.

D. gió gây mưa nhiều ở sườn núi, lên tới đỉnh độ ẩm giảm nhiều.

Phương pháp giải:

Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

Lời giải chi tiết:

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa:

- Khí áp:

+ Vùng áp thấp hút gió, đẩy không khí ẩm lên cao, gây mưa (VD: Vùng Xích đạo).

+ Vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được, chỉ có gió thổi đi nên mưa ít (VD: Vùng cực, chí tuyến).

- Frông:

+ Dọc các frông nóng/lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên lạnh đi, gây mưa.

+ Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều.

- Gió:

+ Vùng nằm sâu trong nội địa nếu không có gió từ đại dương thổi vào, mưa rất ít.

+ Vùng có gió Mậu dịch hoạt động: ít mưa; vùng gió mùa hoạt động: mưa nhiều.

- Dòng biển:

+ Nơi dòng biển lạnh chảy qua ven bờ: mưa ít.

+ Nơi dòng biển nóng chảy qua ven bờ: mưa nhiều.

- Địa hình:

+ Cùng sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều; đến 1 độ cao nhất định, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

+ Cùng dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

=> Chọn đáp án D



1.8

Các vùng trên bề mặt Trái Đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là 

A. vùng Xích đạo, vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng cực.

B. vùng Xích đạo, vùng ôn đới, vùng chí tuyến, vùng cực.

C. vùng ôn đới, vùng Xích đạo, vùng cực, vùng chí tuyến.

D. vùng Xích đạo, vùng ôn đới, vùng cực, vùng chí tuyến.


Phương pháp giải:

Đọc kiến thức về sự phân bố mưa và quan sát hình 9.4 SGK trang 34 để xắp xếp theo đúng thứ tự lượng mưa giảm dần


Lời giải chi tiết:

Phân bố lượng mưa trên Trái Đất không đều, có sự thay đổi theo vĩ độ và khu vực.

- Theo vĩ độ:

+ Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

+ Mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới.

+ Mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến.

+ Mưa rất ít ở 2 vùng cực.

- Theo khu vực (phân hóa theo chiều đông – tây): do tác động của địa hình, dòng biển, vị trí gần hay xa biển,…

=> Chọn đáp án B



Câu 2

Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa các câu sai.

a. Khí quyền là lớp không khí bao quanh Trái Đất

b. Thành phần chính của khí quyển là không khí, bao gồm hỗn hợp các chất khí, chủ yếu là ô – xy (78,1%), ni – tơ (20,9%) và các chất khí khác.

c. Khí quyển chia thành năm tầng có đặc điểm khác nhau


Phương pháp giải:

- Đọc các câu a, b, c, d.

- Dựa vào kiến thức đã học về khái niệm khí quyền (mục 1 trang 28) để nhận xét câu nào đúng, câu nào sai và sửa lại câu sai cho đúng.


Lời giải chi tiết:

- Đáp án: b, Sai; a,c: Đúng

- Sửa: 

Thành phần chính của khí quyển là không khí, bao gồm hỗn hợp các chất khí, chủ yếu là ni - tơ (78,1%), ô - xy (20,9%) và các chất khí khác.



Câu 3

Ghép ô ở giữa với ô bên trái và bên phải sao cho phù hợp.


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học phần khái niệm khí quyển (mục 1 trang 28)

Lời giải chi tiết:

Ở lớp không khí gần mặt đất của tầng đối lưu, mỗi bán cầu từ phía cực về Xích đạo được chia thành bốn khối khí chính, có tính chất khác nhau: khối khí cực (A) rất lạnh, khối khí ôn đới (P) lạnh, khối khí chí tuyến (T) rất nóng và khối khí Xích đạo (E) nóng ẩm

1 – D – d; 2 – A – c; 3 – B – b; 4 – C – a.



Câu 4

Sử dụng các cụm từ sau để chú thích cho sơ đồ cấu trúc đứng của khí quyển.


Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.1 SGK trang 28

Lời giải chi tiết:

1) tầng khuếch tán

(2) tầng nhiệt

(3) tầng giữa

(4) tầng bình lưu

(5) lớp ô – dôn

(6) tầng đối lưu



Câu 5

Giải thích tại sao nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam.

Phương pháp giải:

Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng tới khí hậu gồm vị trí địa lí, hoàn lưu khí quyển và tính chất về mặt đệm

Lời giải chi tiết:

- Ở miền Bắc nước ta vào mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô trong khi miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió này nên nhiệt độ mùa đông ở miền Bắc bị hạ thấp, trong khi miền Nam gần như nhiệt độ cao đều quanh năm.

- Do vị trí địa lí và lãnh thổ nước ta: do lãnh thổ nước ta trải dài theo chiều Bắc – Nam với 15 độ vị tuyến nên góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng từ Mặt Trời có sự thay đổi. Càng gần Xích Đạo thì góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng lớn, nhiệt độ cao hơn.



Câu 6

Dựa vào hình 9.3 trang 30 SGK, em hãy giải thích sự phân bố nhiệt độ theo địa hình.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục c (Nhiệt độ phân bố theo địa hình).

- Quan sát hình 9.3, chú ý góc tới của tia sáng mặt trời và lượng bức xạ nhận được ở mỗi sườn núi.

=> Trình bày và giải sự thay đổi nhiệt độ không khí theo địa hình (qua 2 yếu tố): độ cao; độ dốc và hướng phơi của sườn núi.


Lời giải chi tiết:

Sự thay đổi nhiệt độ không khí theo địa hình:

- Theo độ cao (tầng đối lưu): càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ không khí giảm 0,6C. Do càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ của bề mặt đất vào không gian càng giảm.

- Theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi:

+ Sườn núi ngược với chiều của ánh sáng mặt trời, có góc tới của tia sáng mặt trời lớn => Lượng bức xạ nhận được lớn (nhiệt độ không khí cao).

+ Ngược lại, sườn núi cùng chiều với ánh sáng mặt trời có góc tới của tia sáng mặt trời nhỏ => Lượng bức xạ nhận được ít (nhiệt độ không khí thấp).

+ Sườn dốc nhận được nhiều nhiệt hơn sườn thoải.



Câu 7

Cho sơ đồ:


 

- Hãy hoàn thành chú thích sơ đồ.

- Giải thích sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.


Phương pháp giải:

+ Quan sát hình 9.4 trang 31 SGK địa lí 10 để hoàn thành sơ đồ

- Đọc lại nội dung mục 3a trang 31 SGK Địa lí 10 về sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất


Lời giải chi tiết:

- Hoàn thành sơ đồ: 

+ (a): áp thấp Xích đạo; (b): áp cao cận chí tuyến; (c): áp thấp ôn đới; (d): áp cao cực

+ (1): gió mậu dịch; (2): gió Tây ôn đới; (3): gió Đông cực

Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất:

(Các đai khí áp (cao và thấp) trên Trái Đất phân bố xen kẽ qua Xích đạo).

Vùng Xích đạo:

+ Nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh, chiếm dần chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm => Hình thành đai áp thấp xích đạo.

+ Không khí bốc lên cao từ Xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng => Hình thành các đai áp cao chí tuyến.

Vùng Bắc Cực và Nam Cực:

+ Nhiệt độ thấp, sức nén không khí tăng, hình thành các đai áp cao cực.

+ Từ các đai áp cao ở chí tuyến và vùng cực, không khí di chuyển về vòng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm => Hình thành các đai áp thấp ôn đới.

Lưu ý:

- Các đai khí áp cao hình thành do nguyên nhân nhiệt lực, các đai khí áp thấp hình thành do nguyên nhân động lực.

- Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ lục địa và đại dương.



Câu 8

Ghép ô ở giữa với ô bên trái và bên phải sao cho phù hợp.


Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức đã học về một số loại gió chính (mục 3b trang 32 SGK địa lí 10)

Lời giải chi tiết:

1 – A – b; 2 – C – a; 3 – B – c. 



Câu 9

Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn đưới đây


Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn để điền các cụm thích hợp cho trước từ vào chỗ chấm.

Lời giải chi tiết:

(1) theo mùa

(2) trái ngược nhau

(3) nóng lên hay lạnh đi

(4) đới nóng

(5) vĩ độ trung bình


Câu 10

Tại sao cùng xuất phát từ cao áp chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung khô và ít gây mưa, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều?

Phương pháp giải:

Dựa vào sự khác biệt về nhiệt độ ở nơi gió thổi đến, từ đó ảnh hưởng đến khả năng bão hòa hơi nước.

Lời giải chi tiết:

Cùng xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nhưng gió Mậu dịch nói chung khô và ít gây mưa còn gió Tây ôn đới ẩm và gây mưa nhiều, vì:

Chủ yếu là do sự tăng hay giảm nhiệt độ của các khu vực gió thổi đến.

– Gió Mậu dịch là gió thổi từ các áp cao ở hai chí tuyến về phía áp thấp Xích đạo (gió này có hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam). Gió Mậu dịch di chuyển tới các vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn. Như ta đã biết, nhiệt độ càng cao, không khí càng có khả năng chứa được nhiều hơi nước. Ví dụ: lm3 không khí ở 20° c có thể chứa được 17,32g hơi nước, nếu tăng lên 30°c thì có thể chứa tới 30g hơi nước nên nhiệt độ càng tăng, không khí càng khó bão hòa hơi nước và gây mưa.

– Gió Tây ôn đới cũng xuất phát từ các khu áp cao chí tuyến thổi về phía áp thấp ôn đới (ở bán cầu Bắc có hướng tây nam, ở bán cầu Nam có hướng tây bắc). Như vậy, gió Tây ôn đới thổi về vùng có khí hậu lạnh hơn, nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước trong không khí nhanh chóng đạt tới độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa.



Câu 11

Ghép các ô xung quanh với các ô ở giữa sao cho phù hợp.



Phương pháp giải:

đọc lại kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa mục 4a trang 33 SGK


Lời giải chi tiết:

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa:

- Khí áp:

+ Vùng áp thấp hút gió, đẩy không khí ẩm lên cao, gây mưa (VD: Vùng Xích đạo).

+ Vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được, chỉ có gió thổi đi nên mưa ít (VD: Vùng cực, chí tuyến).

- Frông:

+ Dọc các frông nóng/lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên lạnh đi, gây mưa.

+ Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều.

- Gió:

+ Vùng nằm sâu trong nội địa nếu không có gió từ đại dương thổi vào, mưa rất ít.

+ Vùng có gió Mậu dịch hoạt động: ít mưa; vùng gió mùa hoạt động: mưa nhiều.

- Dòng biển:

+ Nơi dòng biển lạnh chảy qua ven bờ: mưa ít.

+ Nơi dòng biển nóng chảy qua ven bờ: mưa nhiều.

- Địa hình:

+ Cùng sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều; đến 1 độ cao nhất định, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

+ Cùng dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

=> Nối: 1- a, c, d, e, i, k, n ;   2- b, g, h, l, m



Câu 12

Tại sao ở một số nơi mặc dù năm ven biển nhưng lại là hoang mạc?

Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa mục 4a trang 33 SGK để giải thích.

Lời giải chi tiết:

Thông thường, các nơi nằm ở ven biển thường có lượng mưa khá lớn tuy nhiên một số nơi mặc dù nằm ven biển như A-ta-ca-ma, Ca-la-ha-ri,… lại là hoang mạc do nhưng nơi này có dòng biển lạnh hoạt động ven bờ nên không có mưa và trở thành hoang mạc.


Câu 13

Dựa vào hình sau

- Hãy cho biết hình nào thể hiện gió đất, hình nào thể hiện gió biển.

- Giải thích cơ chế hoạt động của gió đất và gió biển


Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.5 SGK và đọc lại kiến thức về gió địa phương để giải thích được cơ chế hoạt động.

Lời giải chi tiết:

- Hình a thể hiện gió đất (gió thổi từ đất liên ra biển), hình b thể hiện gió biển (gió thổi từ biển vào đất liền.

- Cơ chế hoạt động:

 Do sự nóng lên hay lạnh đi không đều giữa đất liền và biển

+ Gió biển: vào ban ngày mặt trời đốt nóng bề mặt Trái Đất, do tính chất vật lí khác nhau nên đất liền hấp thu nhiệt nhanh nhiệt độ cao hình thành áp thấp, ngược lại biển hấp thu nhiệt chậm nhiệt độ thấp hơn nên hình thành áp cao. Gió thổi từ áp cao về áp thấp, thổi từ biển vào đất liền. 

+ Gió đất: vào ban đêm mặt trời không đốt nóng bề mặt Trái Đất quá trình tỏa nhiệt diễn ra, do tính chất vật lí khác nhau nên đất liền tỏa nhiệt nhanh nhiệt độ thấp hình thành áp cao, ngược lại biển tỏa nhiệt chậm nhiệt độ cao hơn nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao về áp thấp, thổi từ đất liền ra biển. 



Câu 14

Dựa vào hình sau, hãy giải thích cơ chế hoạt động của gió fơn.

 

Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức về gió fơn mục 3b, kết hợp với quan sát hình để giải thích

Lời giải chi tiết:

Khi luồng gió ấm và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại và đẩy lên cao, nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn của không khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,60C. Vì nhiệt độ giảm nên hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Gió vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ lại tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô xuống núi, trung bình cứ 100m tăng 10C, không khí khó bão hòa hơi nước nên rất khô và nóng.


Câu 15

Dựa vào hình 9.7 SGK, hãy nhận xét sự phân bố mưa trên Trái Đất. Giải thích tại sao ở Xích đạo có lượng mưa lớn nhất?

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin mục 4b trang 33 SGK và quan sát hình 9.7 đọc chú thích bản đồ để nhận xét sự phân bố mưa, nơi nào mưa ít? Mưa nhiều.

- Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa để giải thích mưa ở Xích đạo.


Lời giải chi tiết:

Phân bố lượng mưa trên Trái Đất không đều, có sự thay đổi theo vĩ độ và khu vực.

- Theo vĩ độ:

+ Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

+ Mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới.

+ Mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến.

+ Mưa rất ít ở 2 vùng cực.

- Theo khu vực (phân hóa theo chiều đông – tây): do tác động của địa hình, dòng biển, vị trí gần hay xa biển,…

- Ở Xích đạo có mưa lớn nhất là do

+ Nhiệt độ ở vùng Xích đạo cao làm cho bề mặt đại dương rộng lớn và rừng rậm xích đạo bốc hơi nước mạnh, gây mưa đối lưu. Mưa diễn ra quanh năm.

+ Ở Xích đạo, có hoạt động của dòng biển nóng và dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa lớn ở xích đạo.



Câu 16

Hãy giải thích hiện tượng thời tiết trong câu sau của nhà thơ Thúy Bắc:

“Trường Sơn đông

Trường Sơn tây

Bên nắng đốt

Bên mưa quây…”


Phương pháp giải:

- Đoạn thơ trên nói tới sự khác nhau về hiện tượng thời tiết giữa phía đông Trường Sơn và phía tây Trường Sơn (Dãy Trường Sơn, Việt Nam).

- Dựa vào kiến thức đã học về gió (gió mùa và gió fơn) để giải thích.


Lời giải chi tiết:

Có sự khác nhau về hiện tượng thời tiết giữa phía đông Trường Sơn (nắng đốt) và phía tây Trường Sơn (mưa quây/mưa nhiều) như trong bài thơ do:

- Đầu mùa hạ, gió tây nam nóng ẩm từ biển thổi vào gây mưa lớn cho sườn phía tây Trường Sơn.

- Khi vượt sang sườn đông Trường Sơn, bị biến tính (hơi nước giảm, nhiệt độ tăng lên) trở lên khô nóng.