Bài 9. An toàn trên không gian mạng trang 20, 21 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

Em có nhiều tài khoản tương ủng với nhiều dịch vụ mạng. Hãy nghĩ cách làm thế nào để không quên, không lẫn và không bị ăn cắp tài khoản.


9.1

Em hãy cho biết mỗi hoạt động ở cột bên trái có thể gặp những nguy cơ nào ở cột bên phải trong bảng dưới đây.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân

Lời giải chi tiết:

Các hoạt động và các nguy cơ cao tương ứng

1 – không có nguy cơ nào đáng kể.

2-c

3-a, f.

4 – a, c, f (nếu hệ thống trò chuyện trực tuyến có chức năng gửi tệp đính kèm).

5-a, b, c, d, e

6-b.


9.2

Em có nhiều tài khoản tương ủng với nhiều dịch vụ mạng. Hãy nghĩ cách làm thế nào để không quên, không lẫn và không bị ăn cắp tài khoản.

Phương pháp giải:

Để không quên, không lẫn và không bị ăn cắp tài khoản chắc chắn phải ghi lại.

Lời giải chi tiết:

Khi có nhiều tài khoản tương ứng với nhiều dịch vụ mạng, để không quên, không lẫn chắc chắn phải ghi lại. Vấn đề là đặt mật khẩu như thế nào và ghi lại như thế nào

– Không đặt mật khẩu qua đơn giản hay dễ đoán như viết tắt tên, ngày sinh của mình và của người thân, số nhà, số điện thoại,....

 

– Nên nghĩ một cách mã hoá, dù đơn giản, ví dụ thay một số chữ này bằng một số chữ kia và không nhất thiết phải ghi đầy đủ mà chỉ đủ đề gợi nhớ được chính xác mật khẩu

– Không lưu thông tin về mật khẩu trên mạng. Có thể lưu vào một thư mục ít bị để ý trong máy tính cá nhân. Hạn chế cho người khác dùng máy tính, chính máy tính cũng cần đăng nhập mới có thể truy cập thông tin.


9.3

Em hãy mô tả biểu hiện và tác hại của "bệnh" nghiện mạng.

Phương pháp giải:

Đặc trưng của bệnh nghiện là cảm thấy thiếu thốn nghiêm trọng nếu không được dùng.

Lời giải chi tiết:

Các biểu hiện cụ thể của nghiện mạng là thời gian dùng nhiều, dùng bất kì lúc nào có thể.

Bệnh nghiện mạng có những tác hại sau:

– Ảnh hưởng đến học tập, công việc do dành quá nhiều thời gian lên mạng

- Ảnh hưởng đến sức khoẻ, do tiếp xúc liên tục, tiếp xúc lâu dài với máy tính, có thể vào thời gian không thích hợp.

– Ảnh hưởng đến tâm lí giao tiếp. Trẻ em sử dụng máy tính hay tivi nhiều có thể dẫn đến tự kỉ.

– Sống ảo.


9.4

Em hãy nêu những khả năng bị nhiễm phần mềm xấu.

Phương pháp giải:

Phần mềm độc hại (phần mềm xấu) là phần mềm viết ra với ý đồ xấu, gây ra các tác động không mong muốn.

Lời giải chi tiết:

Những khả năng bị nhiễm phần mềm xấu:

– Bất cần khi sao chép và cài đặt phần mềm, nhất là các phần mềm không có bản quyền. Trong số đó có những phần mềm bị phá khoá và bị sửa để chèn mã độc.

- Bất cẩn khi nhận tin nhắn hay thư điện tử, vô tình cài đặt phần mềm độc hại mà không biết

- Cho người khác sử dụng máy tính, thẻ nhớ của mình.


9.5

Điều nào sau đây sai khi nói về các đặc điểm của virus?

A. Virus là các chương trình gây nhiễu hoặc phá hoại.

B. Virus có khả năng tự nhân bản để lây lan.

C. Virus không phải là một chương trình hoàn chỉnh.

D. Virus chỉ hoạt động trên hệ điều hành Windows.

Phương pháp giải:

Virus tồn tại trên mọi hệ điều hành, kể cả hệ điều hành di động

Lời giải chi tiết:

Điều sai khi nói về các đặc điểm của virus

D. Virus chỉ hoạt động trên hệ điều hành Windows.


9.6

Điều nào sau đây là không đúng khi nói về cơ chế phát tán của worm?

A. Tận dụng lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành.

B. Lừa người sử dụng tải phần mềm.

C. Gắn mình vào một tệp khác để khi tập đó được sử dụng thì phát tán

D. Chủ động phát tán qua thư điện tử và tin nhắn, lợi dụng sự bất cần của người dùng.

Phương pháp giải:

Gắn mình vào một tệp khác để khi tập đó được sử dụng là cách phát tán của virus. Worm là một chương trình hoàn chỉnh

Lời giải chi tiết:

Điều không đúng khi nói về cơ chế phát tán của worm:

C. Gắn mình vào một tệp khác để khi tập đó được sử dụng thì phát tán


9.7

Điều nào sau đây sai khi nói về trojan?

A. Trojan nhằm mục đích chiếm đoạt quyền và chiếm đoạt thông tin.

B. Trojan cần đến cơ chế lây lan khi muốn khống chế một số lượng lớn các máy tính.

C. Trojan là virus.

D. Rootkit là một loại hình trojan.

Phương pháp giải:

Trojan không phải là virus, trojan có mục đích chiếm đoạt quyền hoặc thông tin, thường không tạo ra lây lan trong nội bộ máy tính.

Lời giải chi tiết:

Điều sai khi nói về trojan

C. Trojan là virus.


9.8

Khi máy tính đã được cài đặt phần mềm phòng và chống virus, máy còn có khả năng bị nhiễm virus nữa hay không? Giải thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân

Lời giải chi tiết:

- Khi máy tính đã được cài đặt phần mềm phòng và chống virus, máy vẫn còn có khả năng bị nhiễm virus.

- Virus được tạo ra liên tục, phần mềm chống virus phải nhận diện được virus mới có thể lọc được. Trong thời gian phần mềm chống virus chưa được cập nhật mẫu virus mới, máy tính vẫn có thể bị nhiễm virus.


9.9

Thực hành: Em hãy sử dụng phần mềm Defender để quét virus trong thư mục Program Files và Download.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học để thực hành

Lời giải chi tiết:

-  Chỉ với nhiệm vụ quét virus và các nguy cơ khác trên một thư mục thì cách đơn giản nhất là dùng File Explorer tìm thư mục đó. Sau đó nháy nút phải chuột, chọn chức năng Scan with Microsoft Defender...

- Phần mềm Defender sẽ thi hành ngay chức năng Quick Scan trên thư mục đã chọn. Chỉ cần đợi quá trình quét kết thúc và thông báo kết quả xử lí.


9.10

Em hãy tìm và nêu ra danh sách 10 phần mềm phòng chống virus thông dụng nhất.

Phương pháp giải:

Có thể tìm trên Google, với từ khoá để có thể lấy được nhiều danh sách.

Lời giải chi tiết:

- Tìm trên Google, với từ khoá "Các phần mềm phòng chống virus", để có thể lấy được nhiều danh sách. Từ các danh sách đó có thể chọn được những đại diện được nhắc nhiều nhất.

- Ví dụ danh sách 10 phần mềm bao gồm: Avast, Avira, Kaspersky, Defender, AVG, Bitdefender, Panda, Norton, BKAV, McAfee....