Bài 8. Đạo đức kinh doanh - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều

Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề đạo đức trong kinh doanh.


Mở đầu

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 54 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề đạo đức trong kinh doanh.

Phương pháp giải:

Tìm và chia sẻ ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề đạo đức trong kinh doanh.

Lời giải chi tiết:

Một số câu ca dao, tục ngữ nói về đạo đức kinh doanh:

- Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

Ý nghĩa: Một lần bất tín, vạn lần bất tin ý nghĩa là nếu một lần bạn không giữ chữ tín (lời hứa) thì sau này những người bị bạn thất hứa sẽ không còn tin tưởng lời hứa của bạn nữa. Và trong kinh doanh, chữ tín (lời hứa/niềm tin) luôn được đặt lên vị trí hàng đầu.

2. Treo đầu dê, bán thịt chó.

Ý nghĩa: Thành ngữ “Treo đầu dê bán thịt chó” theo nghĩa đen, dùng để chỉ sự gian lận của những kẻ hàng thịt ngoài chợ lừa khách hàng. Trước cửa treo cái đầu dê quảng cáo mà bên trong thì toàn là bán thịt chó. Nói rộng ra là mánh khóe dối trá, gian lận của những con buôn làm ăn bất chính, bán hàng giả mạo, kém phẩm chất. Từ đó phê phán hành vi gian dối trong kinh doanh.

3. Thuận mua, vừa bán.

Ý nghĩa: Bên mua và bên bán hoàn toàn nhất trí về giá cả sau khi đã mặc cả, thoả thuận với nhau. Trong kinh doanh cần phải đảm bảo sự hài hòa về lợi ích kinh tế giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

4. Hàng thịt nguýt hàng cá/ Hàng cá đá hàng tôm. 

Ý nghĩa: Khi nhu cầu  về thức ăn của người ta tăng lên thì hàng tôm, hàng cá (và cả hàng thịt nữa) thường đông khách, chủ yếu là các bà, các cô, kẻ mua người bán tấp nập, kẻ bớt một, người thêm hai, cứ là “ồn ào như vỡ chợ”. Rồi thì sự “mua tranh bán cướp" tất yếu xảy ra câu chuyện “hàng tôm” tranh khách của “hàng cá” còn “hàng cá” lại muốn cướp khách của “hàng tôm”. Từ đó phê phán hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa những người sản xuất kinh doanh.


? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 55 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi


a. Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể được nhắc đến ở thông tin và trường hợp trên.

b. Theo em, việc làm của các chủ thể đó có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội?

Phương pháp giải:

a. Đọc thông tin, trường hợp và nhận xét việc làm của các chủ thể được nhắc đến ở thông tin và trường hợp đó.

b. Nêu được ý nghĩa việc làm của các chủ thể đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.

Lời giải chi tiết:

a. - Ở thông tin trên, sự thành công của doanh nhân Bạch Thái Bưởi không chỉ đến từ: tầm nhìn chiến lược nhạy bén và năng lực kinh doanh xuất sắc; mà còn đến từ sự mẫu mực, đạo đức kinh doanh. Điều này được thể hiện qua các chi tiết, như:

+ Trong quá trình kinh doanh, Bạch Thái Bưởi luôn đề cao tinh thần dân tộc.

+ Bạch Thái Bưởi luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền; giành chế độ an ninh cho nhân viên…

+ Bạch Thái Bưởi cũng thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội khi trợ cấp du học cho học sinh nghèo.

- Ở trường hợp trên, chị M luôn giữ vững các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện qua việc:

+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kinh tế - xã hội đối với đất nước.

+ Luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm và uy tín với khách hàng.

+ Giáo dục nhân viên của mình thái độ phục vụ khách hàng tận tình, trách nhiệm.

+ Đảm bảo về tiền lương và các chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên.

b. Việc kinh doanh có đạo đức của các chủ thể kinh doanh đã có ý nghĩa tích cực đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội. Cụ thể là:

- Xây dựng được lòng tin và uy tín đối với khách hàng.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp; đẩy mạnh hợp tác đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh.

- Thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.

- Góp phần quan trọng trong việc xây dựng quan hệ xã hội lạnh mạnh, có trách nhiệm - nghĩa tình - văn minh - hiện đại.


? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 56 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy quan sát hình ảnh, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi


a. Em hãy liệt kê các biểu hiện của đạo đức kinh doanh và các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh được đề cập ở mỗi hình ảnh và trường hợp trên.

b. Em hãy kể thêm các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh và hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.

c. Theo em, với những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần có thái độ như thế nào?

Phương pháp giải:

a. Quan sát hình ảnh, đọc trường hợp và liệt kê các biểu hiện của đạo đức kinh doanh và các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh được đề cập ở mỗi hình ảnh và trường hợp đó.

b. Kể thêm các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh và hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.

c. Nêu được thái độ của bản thân trước những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.

Lời giải chi tiết:

a. - Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh:

+ Hình ảnh số 1: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ủng hộ quỹ phòng chống dịch Covid-19

+ Hình số 3: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

+ Doanh nghiệp D đã: chủ động thông báo cho đối tác, khách hàng và thu hồi sản phẩm bị lỗi; thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện, hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng trường học trên địa bàn).

- Các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh:

+ Hình ảnh số 2: Buôn bán hàng giả mạo, không rõ nguồn gốc.

+ Hình ảnh số 3: Doanh nghiệp đổ trộm chất thải không đúng nơi quy định.

+ Công ty T cố tình quảng cáo không đúng về công dụng của sản phẩm.

b. - Một số biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh:

+ Luôn giữ chữ “tín”.

+ Thực hiện đúng những nghĩa vụ và cam kết với khách hàng.

+ Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh.

+ Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

+ Cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ.

+ Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên…

+ Tuân thủ pháp luật; tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội.

- Một số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh:

+ Gian dối, bội tín trong kinh doanh.

+ Không thực hiện những nghĩa vụ và cam kết với khách hàng.

 

+ Dùng các hóa chất, phụ gia độc hại, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm nhằm thu lợi nhuận cao.

+ Thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như: thông đồng với nhau để bán hạ giá, bán phá giá nhằm triệt hạ đối thủ; đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ,…

+ Không đảm bảo tiền lương và chế độ đãi ngộ cho người lao động; xúc phạm danh dự, nhân phẩm người lao động; phân biệt đối xử giữa các nhân viên,…

+ Thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, như: trốn thuế; sản xuất hàng quốc cấm; làm ô nhiễm môi trường…

c. Với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần có thái độ phê phán, lên án và kịp thời cung cấp thông tin, tố giác tới cơ quan chức năng.


1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 57 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều 

Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc các ý kiến và nhận xét ý kiến đó là đúng hay sai. Giải thích vì sao.

Lời giải chi tiết:

- Ý kiến A: Sai. Vì đạo đức kinh doanh được thể hiện trong nhiều mối quan hệ, như giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với khách hàng; giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với người lao động; giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với cộng đồng, xã hội hay giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau.

- Ý kiến B: Đúng. Vì việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ đem đến nhiều lợi ích lớn đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.

- Ý kiến C: Sai. Vì chủ doanh nghiệp, người lao động và nhân viên trong doanh nghiệp đều cần thực hiện đạo đức kinh doanh.


2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 57 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy cho biết hành vi của các nhân vật trong các trường hợp dưới đây là thực hiện đạo đức kinh doanh hay vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì sao?


Phương pháp giải:

- Đọc các hành vi của các nhân vật trong các trường hợp và cho biết hành vi đó đó là hành vi thực hiện đạo đức kinh doanh hay vi phạm đạo đức kinh doanh. 

- Giải thích vì sao.

Lời giải chi tiết:

- Trường hợp A. Vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì nhân viên của công ty X có thái độ tiêu cực, không phù hợp khi phục vụ khách hàng.

- Trường hợp B. Vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì doanh nghiệp X thực hiện hành vi ép giá nông sản; không đảm bảo lợi ích cho đối tác (bà con nông dân).

- Trường hợp C. Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. Vì doanh nghiệp P đã đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động theo đúng cam kết.

- Trường hợp D. Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. Vì cửa hàng của anh X luôn tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất.

- Trường hợp E. Vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì công ty T đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi tìm mọi cách để triệt hạ sản phẩm của đối thủ.


3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 58 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy xử lí tình huống dưới đây:


Em hãy nhận xét về việc làm của doanh nghiệp trên. Nếu là nhân viên của doanh nghiệp này, em sẽ thể hiện thái độ và hành vi như thế nào?

Phương pháp giải:

- Đọc tình huống và nhận xét về việc làm của doanh nghiệp trong tình huống đó.

- Vào vai nhân viên của doanh nghiệp để xử lí tình huống.

Lời giải chi tiết:

- Trong tình huống trên, doanh nghiệp chế biến nông sản H đã có nhiều hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, như:

+ Cố tình sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không đảm bảo chất lượng để sản xuất.

+ Xả thải trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh.

- Nếu là nhân viên của doanh nghiệp này, em sẽ:

+ Yêu cầu chủ doanh nghiệp chấm dứt các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh này, đồng thời thực hiện việc: sử dụng các nguyên liệu có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng để sản xuất; xử lí chất thải đúng quy định trước khi xả ra môi trường.

+ Nếu chủ doanh nghiệp không chấp nhận, vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm nêu trên, em sẽ từ chối làm việc, thu thập các thông tin, chứng cứ và gửi đến cơ quan chức năng để tố giác hành vi trái đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp H.


4

Trả lời câu hỏi 4 trang 58 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến dưới đây? Em hãy liệt kê các biện pháp để thực hiện đạo đức kinh doanh.


Phương pháp giải:

- Đọc các ý kiến và bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến đó.

- Liệt kê các biện pháp để thực hiện đạo đức kinh doanh.

Lời giải chi tiết:

* Em đồng tình với ý kiến trên vì để thực hiện đạo đức kinh doanh, không chỉ bằng tuyên truyền, vận động mà còn cần một hành lang pháp lí đủ mạnh và có tính răn đe cao.

* Một số biện pháp để thực hiện và nâng cao đạo đức kinh doanh:

- Về phía nhà nước:

+ Xây dựng và hoàn thiện một hành lang pháp lí đủ mạnh, có tính răn đe cao.

+ Xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức kinh doanh, đạo đức doanh nhân gắn với văn hóa doanh nghiệp

+ Đẩy mạnh hoạt động tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp đạt chuẩn mực, là tấm gương về phát triển đạo đức doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp

+ Tăng cường giám sát xã hội và vai trò của các tổ chức đoàn thể, hiệp hội ngành nghề

- Về phía doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp:

+ Bản thân đội ngũ doanh nhân phải tự nâng cao năng lực, phẩm chất; rèn luyện bản thân trở thành người đủ tài, đủ tâm và đủ tầm đáp ứng được những thay đổi ngày càng lớn của môi trường kinh doanh; luôn khơi dậy, khuyến khích và nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh, khát vọng làm giàu chân chính trong xã hội.

+ Đẩy mạnh xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bản thân các doanh nhân phải là những tấm gương mẫu mực về tinh thần trách nhiệm với công việc, với xã hội cộng đồng, với gia đình.

+ Luôn tích cực tham gia cùng Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể và hiệp hội ngành nghề trong kiến tạo và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, tích cực, tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh.

- Về phía người tiêu dùng, cộng đồng xã hội:

+ Ủng hộ và ưu tiên sử dụng hàng hóa của những doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức.

+ Có thái độ phê phán, lên án những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.


5

Trả lời câu hỏi Luyện tập 5 trang 58 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy xử lí tình huống dưới đây:


a. Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể kinh doanh trong tình huống trên.

b. Nếu là B, em sẽ vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh như thế nào?

Phương pháp giải:

a. Đọc tình huống và nhận xét việc làm của các chủ thể kinh doanh trong tình huống đó.

b. Vào vai bạn B để vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh.

Lời giải chi tiết:

a. Các chủ thể kinh doanh trong tình huống trên đã có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh. Điều này thể hiện ở chi tiết: lợi dụng tình hình mưa lũ dài ngày, nhiều cửa hàng thực phẩm đã tăng giá bán các mặt hàng lên gấp hai lần giá bình thường.

b. Nếu là B, em sẽ vận động người thân trong gia đình thực hiện việc:

- Niêm yết mức giá các mặt hàng thực phẩm một cách rõ ràng.

- Không tăng giá, duy trì mức giá các mặt hàng thực phẩm như bình thường; hoặc có thể thực hiện việc hỗ trợ những người dân gặp khó khăn thông qua việc giảm giá.


1

Trả lời câu hỏi 1 trang 58 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy sưu tầm và chia sẻ về một tấm gương có đạo đức trong kinh doanh.

Phương pháp giải:

Sưu tầm và chia sẻ về một tấm gương có đạo đức trong kinh doanh.

Lời giải chi tiết:

Chị Mã Mỹ Anh - Nữ doanh nhân tiêu biểu thời hội nhập


     “Trong kinh doanh hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, tôi luôn đặt chữ tâm lên hàng đầu. Với phương châm “tận tâm phục vụ, nhiệt thành sẻ chia” công ty của tôi  hướng đến mục tiêu mở rộng hợp tác kinh doanh để đưa đến khách hàng những sản phẩm uy tín, chất lượng, với giá cả hợp lý. Từ đó, góp phần tạo ra lợi nhuận để có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào các hoạt động phúc lợi vì người nghèo” – Đó là lời tâm sự của chị Mã Mỹ Anh, Giám đốc Công ty TNHH dược phẩm Mỹ Anh (phường 8, thành phố Cà Mau), một trong những nữ doanh nhân tiêu biểu của tỉnh Cà Mau có nhiều đóng góp tích cực vào công tác xã hội tại địa phương.

      Hơn 10 năm sau khi tốt nghiệp ngành dược sĩ, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, chị Mã Mỹ Anh bắt đầu thành lập Công ty TNHH dược phẩm Mỹ Anh (phường 8, thành phố Cà Mau). Khởi nghiệp với đồng vốn ít ỏi, chị Mỹ Anh liên tiếp đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng, tìm kiếm thị trường phân phối sản phẩm… Tuy nhiên, chị không bỏ cuộc mà luôn có ý chí cầu tiến, không ngại học hỏi và thay đổi để thích ứng với nhu cầu thị trường. Với vai trò là một giám đốc, chị vẫn đảm nhận nhiều công việc khác nhau trong công ty và dành nhiều thời gian đến địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh, để tìm kiếm khách hàng và mở rộng kênh phân phối sản phẩm. Nhờ luôn cẩn trọng trong khâu lựa chọn nguồn hàng chất lượng, giá cả hợp lý nên chị đã tạo được niềm tin cho khách hàng, số lượng đơn đặt hàng ngày càng tăng. Từ một công ty phân phối thuốc nhỏ lẻ, ít được nhiều người biết đến, hiện nay, công ty của chị Mỹ Anh đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, liên kết hợp tác làm ăn với nhiều đại lý, nhà thuốc trên địa bàn tỉnh.

      Là người phụ nữ dám nghĩ, dám làm, không ngại áp dụng những cái mới vào hoạt động kinh doanh, năm 2009 chị Mỹ Anh đã mạnh dạn đầu tư 200 triệu đồng, xây dựng phần mềm quản lý doanh nghiệp. Trên nền tảng Internet, phần mềm đã hỗ trợ chị rất nhiều trong việc quản lý công việc, nhân sự, khách hàng … nhờ đó, giúp công ty của chị tiết kiệm 70% chi phí, thời gian và nâng cao hiệu quả xử lý công việc. Từ khi thành lập công ty đến nay, chị Mỹ Anh luôn quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đảm bảo tốt các chế độ tiền lương, thưởng cho nhân viên, tạo động lực để họ gắn bó lâu dài với công ty. Hiện nay, công ty TNHH dược phẩm Mỹ Anh là một trong số ít những công ty tư nhân đã thành lập được chi bộ và công đoàn cơ sở.

      Bên cạnh hoạt động kinh doanh, hơn 10 năm qua, chị Mỹ Anh đã đóng góp nhiều tỷ đồng vào các hoạt động xã hội như: xây nhà tình nghĩa, xây cầu, trao học bổng, tặng quà cho nhiều hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, chị lại hiếm khi kể về những điều mình đã làm, bởi chị cho rằng so với những người đang thầm lặng hàng ngày với công việc thiện nguyện của mình, thì những đóng góp của cá nhân chị không đáng là bao.

      Với những đóng góp tích cực của mình, nhiều năm liền chị Mã Mỹ Anh được UBND tỉnh tặng bằng khen tôn vinh “ Doanh nhân tiêu biểu” có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau. Năm 2016, chị Mỹ Anh vinh dự được nhận giải thưởng “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu – Cúp Bông hồng vàng”; và nhận danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019.


2

Trả lời câu hỏi 2 trang 53 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy tìm kiếm các thông tin /hình ảnh/video về các hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm các thông tin /hình ảnh/video về các hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Lời giải chi tiết:

Thông tin về một số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh

- Thông tin 1: Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng một niềm tin sai lầm về sản phẩm. Trường hợp máy lọc nước Unilever Pureit Vietnam quảng cáo khi nhấn mạnh thông điệp: Nguồn nước đun sôi mà hầu hết người Việt đang sử dụng hàng ngày không an toàn. Hoặc theo Tổ chức Y tế Thế giới, 200.000 người Việt Nam mắc bệnh ung thư mỗi năm do vệ sinh thực phẩm và nước uống. Hãy bảo vệ gia đình với nguồn nước uống an toàn. Điều này khiến người tiêu dùng vốn xem nguồn nước đun sôi trong sinh hoạt hàng ngày là an toàn nay bị hoang mang, lo lắng vì nguy cơ sức khỏe.

- Thông tin 2: Quảng cáo mang tính phóng đại, thổi phồng sản phẩm. Chẳng hạn như: Quảng cáo bột giặt chỉ nhúng vào một lần là có thể trắng tinh như mới. Điều này khiến người tiêu dùng nghi ngờ về tính trung thực, thậm chí hoang mang về chất tẩy trong bột giặt ảnh hưởng đến da tay.

- Thông tin 3: Quảng cáo mang tính kỳ thị, phi thị hiếu, lố bịch. Chẳng hạn như: Chương trình ca nhạc “Vũ điệu đường cong” do Công ty Cổ phần truyền thông và sự kiện Hiệp hội Ca sĩ Việt Nam tổ chức tại TP. Hải Phòng. Trên tấm pano khổ lớn là hình ảnh các hotgirl với những bộ bikini cùng dòng chữ in đậm “Chương trình không dành cho các bạn trẻ dưới 18 tuổi và phụ nữ đoan trang”. Đây là một hình thức cổ súy cho phụ nữ sống buông thả…

- Thông tin 4: Quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm. Trường hợp mỳ Gấu Đỏ đưa ra thông điệp: “Ăn một gói mì là bạn đã góp 10 đồng cho bệnh nhân ung thư”. Đây là hình thức quảng cáo đánh vào lòng trắc ẩn của khách hàng, mục đích là bán được nhiều sản phẩm, tuy nhiên, việc quyên góp 10 đồng cho bệnh nhân ung thư cho một gói mì là quá nhỏ so với giá bán ra. Dù vậy, đánh vào lòng nhân đạo của khách hàng để bán hàng được coi là hành vi vi phạm đạo đức quảng cáo.

Bài giải tiếp theo