Bài 7. Thuỷ văn Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông ở nước ta có sự phụ thuộc chặt chẽ vào địa hình và khí hậu. Vậy mạng lưới sông và chế độ nước sông của nước ta có đặc điểm gì? Hệ thống hồ, đầm và nước ngầm ở nước ta có vai trò như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt?


? mục I

Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông ở nước ta có sự phụ thuộc chặt chẽ vào địa hình và khí hậu. Vậy mạng lưới sông và chế độ nước sông của nước ta có đặc điểm gì? Hệ thống hồ, đầm và nước ngầm ở nước ta có vai trò như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt?


Lời giải chi tiết:

♦ Đặc điểm của mạng lưới sông và chế độ nước sông của nước ta

- Đặc điểm mạng lưới sông:

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Hướng: Tây bắc- đông nam và hướng vòng cung. Ngoài ra, một số sông còn chảy theo hướng tây-đông hoặc đông-tây ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

+ Sông có lượng phù sa lớn với tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm.

- Chế độ nước sông có 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn.

♦ Vai trò của hệ thống hồ, đầm và nước ngầm:

- Hệ thống hồ, đầm:

+ Cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng trồng trọt và chăn nuôi.

+ Phục vụ đời sống hằng ngày.

+ Điều hòa khí hậu: Điều tiết nước, không khí mát mẻ hơn.

- Nước ngầm:

+ Cung cấp nước cho các ngành sản xuất công nghiệp.

+ Cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt các thành phố lớn, đông dân cư.

+ Khai thác phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và chữa bệnh.



1

Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hãy phân tích đặc điểm mạng lưới sông ở nước ta.

Lời giải chi tiết:

- Mạng lưới sông dày đặc:

+ Nước ta có 2360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên.

+ Mật độ sông: 0,66 km/km. Trung bình cứ 20km lại có một cửa sông.

+ Sông của nước ta nhỏ, ngắn và dốc do lãnh thổ hẹp ngang và địa hình dốc.

- Hướng:

+ Sông có 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Ngoài ra, còn có một số sông chảy theo hướng tây - đông và đông tây ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

- Chế độ nước sông: Có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn

+ Mùa lũ tương ứng mùa mưa, kéo dài 4-5 tháng; chiếm 70-80% lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn tương ứng mùa khô, kéo dài 7-8 tháng; chiếm 20-30% lượng nước cả năm.

- Sông có lượng phù sa lớn:

+ Khoảng 200 triệu tấn/năm. Nguyên nhân do mưa lớn và tập trung vào mùa mưa và địa hình đồi núi.

+ Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được mở rộng nhanh về phía biển khoảng 80-100m/năm.



2

Đọc thông tin và quan sát hình 7.1 và dựa vào bảng 7, hãy:

- Xác định lưu vực của các sông lớn ở nước ta.

- Phân tích chế độ nước của các hệ thống sông: Hồng, Thu Bồn và Cửu Long.



Lời giải chi tiết:

1. Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.

2. - Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:

+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.

+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:

+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.

+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.

+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.

+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:

+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.

+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.

+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.

+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.



? mục II

Đọc thông tin và quan sát hình 7.4, hãy phân tích vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất và sinh hoạt của con người ở nước ta.


Lời giải chi tiết:

- Trong sản xuất:

+ Hồ, đầm cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng trồng trọt và chăn nuôi, cho nhiều ngành công nghiệp, là nơi nuôi trồng thuỷ sản.

+ Nhiều hồ nhân tạo còn là nơi cung cấp nước cho các nhà máy thuỷ điện.

+ Hồ, đầm còn là đường giao thông thuỷ và tạo cảnh quan cho phát triển du lịch.

- Trong sinh hoạt: hồ cung cấp nguồn nước ngọt để phục vụ đời sống hằng ngày của người dân.

- Ngoài ra, hồ, đầm còn góp phần làm cho không khí mát mẻ hơn, điều tiết nước, là nơi dự trữ nước lớn, nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật dưới nước,...


? mục III

Đọc thông tin, hãy phân tích vai trò của nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt của con người nước ta.


Lời giải chi tiết:

- Nguồn nước ngầm có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt:

+ Cung cấp nước cho các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

+ Cung cấp nước sinh hoạt rất quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người, đặc biệt là ở các thành phố lớn, đông dân cư.

+ Nguồn nước ngầm là nước khoáng, nước nóng ở nhiều địa phương có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người nên có thể khai thác để phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh,...



? mục IV

 


Đọc thông tin và quan sát hình 7.5, hãy lấy ví dụ chứng minh tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông của nước ta.

Lời giải chi tiết:

- Trong sản xuất:

+ Hồ, đầm cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng trồng trọt và chăn nuôi, cho nhiều ngành công nghiệp, là nơi nuôi trồng thuỷ sản.

+ Nhiều hồ nhân tạo còn là nơi cung cấp nước cho các nhà máy thuỷ điện.

- Ví dụ: sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Mê Công

+ Ở lưu vực sông Cửu Long (sông Mê Công) có tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô; cùng với tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng càng khiến xâm nhập mặn, hạn hán diễn ra trầm trọng hơn.

+ Để khắc phục tình trạng đó, cần đẩy mạnh việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Cửu Long thông qua biện pháp cải tạo, mở rộng hệ thống kênh rạch vừa góp phần đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất (trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản,..), vừa phòng chống thiên tai (lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn).

+ Trong quá trình sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Cửu Long cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.



1

Hãy trình bày mối quan hệ giữa chế độ mưa và chế độ nước của một hệ thống sông lớn ở nước ta.

Lời giải chi tiết:

- Chế độ nước sông có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn

+ Mùa lũ tương ứng mùa mưa, kéo dài 4-5 tháng; chiếm 70-80% lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn tương ứng mùa khô, kéo dài 7-8 tháng; chiếm 20-30% lượng nước cả năm.



2

Hãy lập sơ đồ thể hiện đặc điểm mạng lưới sông ngòi ở nước ta.



Vận dụng

Hãy kể tên và trình bày vai trò của một số hồ tự nhiên hoặc hồ nhân tạo mà em biết ở địa phương em hoặc nước ta.


Lời giải chi tiết:

- Ví dụ: Hồ Tây (Thành phố Hà Nội)

- Vai trò:

+ Điều hòa khí hậu làm cho khí hậu mát mẻ hơn, điều tiết nước.

+ Phát triển du lịch tham quan.