Bài 7. Biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng trang 36, 37, 38 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Khai thác tài nguyên rừng (Hình 7.1) được thực hiện như thế nào? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng hiệu quả?
MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 36 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Khai thác tài nguyên rừng (Hình 7.1) được thực hiện như thế nào? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng hiệu quả?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về một số phương thức khai thác tài nguyên rừng.
Lời giải chi tiết:
- Khai thác tài nguyên rừng (Hình 7.1) được thực hiện bằng cách chặt, đốn cây gỗ trong rừng.
- Để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng hiệu quả cần:
+ Nâng cao ý thức bảo vệ rừng
+ Trồng cây
+ Ngăn chặn các hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng
+ Phòng chống cháy rừng
+ Xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên
+ Quan trọng hơn hết là có những chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng
KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 37 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Kể tên các biện pháp bảo vệ rừng phù hợp với Hình 7.2. Nêu một số hoạt động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng.
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp bảo vệ rừng:
+ Nâng cao ý thức bảo vệ rừng
+ Trồng cây
+ Ngăn chặn các hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng
+ Phòng chống cháy rừng
Một số hoạt động nâng cao ý thức bảo vệ rừng phù hợp với lứa tuổi học sinh:
+ Ngăn cấm các hành vi phá hoại tài nguyên rừng
+ Tuyên truyền các biện pháp bảo vệ rừng.
+ Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.
KN
Trả lời câu hỏi Kết nối năng lực trang 38 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Theo em, vì sao phương thức khai thác trắng không áp dụng ở nơi có độ dốc cao, lượng mưa nhiều?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về khai thác trắng
Lời giải chi tiết:
Vì ở nơi có độ dốc cao, lượng mưa nhiều đất dễ bị xói mòn, sạt lở nên không khai thác trắng được ở các vùng đó.
KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 38 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Mô tả các phương thức khai thác tài nguyên rừng phù hợp với Hình 7.3
Phương pháp giải:
Dựa vào Hình 7.3
Lời giải chi tiết:
a) Khai thác trắng được thực hiện bằng cách chặt toàn bộ cây rừng ở khu vực nhất định trong một mùa khai thác (dưới 1 năm).
b) Khai thác dần được thực hiện bằng cách chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định (khoảnh chặt)
c) Khai thác chọn được thực hiện bằng cách chọn chặt các cây đã thành thục, giữ lại cây còn non, cây có phẩm chất tốt và sức sống mạnh.
LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 38 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Mô tả một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về bảo vệ tài nguyên rừng.
Lời giải chi tiết:
- Nâng cao ý thức bảo vệ rừng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với việc chấp hành pháp luật về lâm nghiệp và công tác bảo vệ, phát triển rừng
- Trồng cây: Tạo nguồn gỗ cung cấp cho nhu cầu của con người, nhờ đó giảm nhu cầu khai thác gỗ từ rừng giúp bảo vệ tài nguyên rừng
- Ngăn chặn các hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng: Tăng cường công tác tuần tra, giám sát để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng, khai thác trái quy định, ... Làm hàng rào bảo vệ rừng và phòng trừ sinh vật gây hại rừng
- Phòng chống cháy rừng: Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống chữa cháy như tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, nâng cao nhận thức về phòng chống chữa cháy,...
LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 38 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
So sánh ba phương thức khai thác rừng (khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn). Theo em, cần phải làm gì để rừng nhanh phục hồi sau khai thác.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phương thức khai thác rừng.
Lời giải chi tiết:
So sánh ba phương thức khai thác rừng:
1. Khai thác trắng:
- Ưu điểm:
+ Thu hoạch lượng gỗ lớn trong thời gian ngắn.
+ Dễ dàng vận chuyển gỗ do khai thác tập trung.
- Nhược điểm:
+ Gây xói mòn đất, mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến nguồn nước và cảnh quan thiên nhiên.
+ Không đảm bảo tính bền vững trong khai thác rừng.
2. Khai thác dần:
- Ưu điểm:
+ Ít ảnh hưởng đến môi trường hơn so với khai thác trắng.
+ Đảm bảo tính bền vững trong khai thác rừng.
- Nhược điểm:
+ Thu hoạch lượng gỗ ít hơn so với khai thác trắng.
+ Thời gian khai thác kéo dài.
3. Khai thác chọn:
- Ưu điểm:
+ Giữ lại các cây rừng có giá trị, đảm bảo tái sinh rừng tự nhiên.
+ Ít ảnh hưởng đến môi trường.
- Nhược điểm:
+ Thu hoạch lượng gỗ ít hơn so với khai thác trắng và khai thác dần.
+ Chi phí khai thác cao hơn.
Giải pháp giúp rừng nhanh phục hồi sau khai thác:
- Áp dụng phương thức khai thác rừng phù hợp:
+ Khuyến khích sử dụng phương thức khai thác chọn và khai thác dần để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
+ Hạn chế sử dụng phương thức khai thác trắng.
- Trồng rừng sau khai thác:
+ Trồng rừng mới thay thế cho những khu rừng bị khai thác.
+ Trồng các loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng khu vực.
- Bảo vệ rừng sau khai thác:
+ Tổ chức các đội bảo vệ rừng thường xuyên tuần tra, canh gác, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn hành vi phá rừng.
+ Phòng chống cháy rừng.
- Nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân:
+ Tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của rừng và tác hại của việc phá rừng.
+ Phát triển các mô hình kinh tế sinh kế bền vững cho người dân địa phương, không phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên rừng.
VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 38 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Hãy đề xuất phương thức khai thác phù hợp đối với rừng trồng, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Giải thích vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phương thức khai thác rừng.
Lời giải chi tiết:
Khai thác chọn phù hợp với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, các thảm động thực vật.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 7. Biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng trang 36, 37, 38 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức timdapan.com"