Bài 6. Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng trang 18, 19 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

Thạch quyển có độ dày khoảng. Thạch quyển bao gồm. Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở. Nhìn chung, vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường. Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất thế giới. Dựa vào hình 6.2 SGK, cho biết Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc của mảng kiến tạo nào? Dựa vào hình 6.2 SGK, cho biết dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mỹ được hình thành do sự tiếp xúc của mảng kiến tạo nào? Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dướ


1.1

Thạch quyển có độ dày khoảng

A. 50 km

B. 70 km

C. 100 km 

D. 150 km

Phương pháp giải:

- Dựa vào thông tin trong mục 1 trang 21 SGK địa lý 10 (thạch quyền) tìm thông tin về giới hạn.

Lời giải chi tiết:

- Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của man-ti.

- Giới hạn thạch quyển: độ dày khoảng 100 km.

=> Chọn đáp án C.


1.2

Thạch quyển bao gồm

A. bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.

B. tầng badan, tầng tầm tích và vỏ Trái Đất.

C. phần trên của lớp manti và vỏ Trái Đất.

D. vỏ Trái Đất và manti

Phương pháp giải:

- Dựa vào thông tin trong mục 1 trang 21 SGK địa lý 10 (thạch quyền) tìm thông tin về giới hạn.

Lời giải chi tiết:

- Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của man-ti.

- Giới hạn thạch quyển: độ dày khoảng 100 km.

=> Chọn đáp án C.


1.3

Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở

A. trên các lục địa.

B. giữa đại dương.

C. các vùng gần cực.

D. vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo.

Phương pháp giải:

Đọc lại thông tin về thuyết kiến tạo mảng

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng:

- Thuyết kiến tạo mảng đề cập đến sự chuyển động của các mảng kiến tạo.

- Nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa là do sự chuyển dịch một số mảng kiến tạo của Trái Đất.

- Có 7 mảng kiến tạo lớn và các mảng nhỏ. Mỗi mảng kiến tạo thường bao gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đáy đại dương.

- Các mảng không đứng yên mà luôn dịch chuyển trên lớp quánh dẻo của manti. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

- Vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là những nơi không ổn định, thường có những hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa

=> Chọn đáp án D


1.4

Nhìn chung, vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường  

A. là những nơi không ổn định, có hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa.

B. rất ổn định

C. có diện tích nhỏ và kéo dài theo chiều kinh tuyến

D. hình thành các dãy núi trẻ, cao đồ sộ

Phương pháp giải:

Đọc lại thông tin về thuyết kiến tạo mảng

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng:

- Thuyết kiến tạo mảng đề cập đến sự chuyển động của các mảng kiến tạo.

- Nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa là do sự chuyển dịch một số mảng kiến tạo của Trái Đất.

- Có 7 mảng kiến tạo lớn và các mảng nhỏ. Mỗi mảng kiến tạo thường bao gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đáy đại dương.

- Các mảng không đứng yên mà luôn dịch chuyển trên lớp quánh dẻo của manti. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

- Vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là những nơi không ổn định, thường có những hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa

=> Chọn đáp án A


1.5

Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác độngcủa động đất và núi lửa nhất thế giới. Dựa vào hình 6.2 SGK, cho biết Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc của mảng kiến tạo nào?

A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Ô-xtray-li-a

B. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi

C. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi – líp – pin.

D. Mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Phi – líp – pin.

Phương pháp giải:

Quan sát bản đồ hình 6.2 SGK trang 22 và tìm vị trí của Nhật Bản xem thuộc phạm vi tiếp xúc của các mảng kiến tạo nào


Lời giải chi tiết:

 Dựa vào hình có thể thấy Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc của mảng kiến tạo là mảng Âu – Á, mảng Phi – líp – pin và mảng Thái Bình Dương

=> Chọn đáp án C



1.6

Dựa vào hình 6.2 SGK, cho biết dãy núi trẻ  An – đét ở Nam Mỹ được hình thành do sự tiếp xúc của mảng kiến tạo nào? 

A. Mảng Nam Mỹ và mảng Bắc Mỹ.

B. Mảng Nam Mỹ và mảng Na-xca.

C. Mảng Nam Mỹ và mảng Thái Bình Dương.

D. Mảng Nam Mỹ và mảng Phi.

Phương pháp giải:

Quan sát bản đồ hình 6.2 SGK trang 22 và tìm vị trí của dãy An-đét xem thuộc phạm vi tiếp xúc của các mảng kiến tạo nào

Lời giải chi tiết:

Dựa vào hình có thể thấy Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc của mảng kiến tạo là Mảng Nam Mỹ và mảng Na-xca 

=> Chọn đáp án B



Câu 2

Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:


Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn để điền các cụm thích hợp cho trước từ vào chỗ chấm.

Lời giải chi tiết:

(1) mảng kiến tạo

(2) đứng yên

(3) đáy đại dương

(4) xô vào nhau

(5) không ổn định


Câu 3

Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 6.1 SGK.

- Nhớ lại kiến thức đã học về đặc điểm của vỏ Trái Đất và phân biệt theo tiêu chí độ dày và thành phần.

Lời giải chi tiết:

- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển:

Tiêu chí

Vỏ Trái Đất

Thạch quyển

Độ dày

5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

100 km.

Thành phần

Gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti.


Câu 4

Dựa vào hình sau, hãy mô tả kết quả khi các mảng kiến tạo xô vào nhau hoặc tách xa nhau.


Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong nội dung thuyết kiến tạo mảng) và quan sát các hình trên

Lời giải chi tiết:

Kết quả:

- Khi 2 mảng kiến tạo xô vào nhau:

+ Khi 2 mảng lục địa xô vào nhau chúng sẽ bị dồn nén, uốn nếp. Ở đó, vỏ lục địa bị nén ép mạnh và có sự hút chìm của vỏ lục địa dưới vỏ lục địa làm hình thành các dãy núi lục địa cao, đồ sộ.

Ví dụ: Dãy Hi-ma-lay-a hình thành do 2 mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-lia và Âu - Á xô vào nhau.

+ Khi 1 mảng đại dương xô húc 1 mảng lục địa do chịu sức ép nên vỏ đại dương bị hút chìm dưới vỏ lục địa tạo thành các vực biển sâu và dãy núi cao.

Ví dụ: Mảng Na-xca xô húc với mảng Nam Mỹ tạo thành vực biển Pê-ru - Chi-lê và dãy An-đét.

- Khi 2 mảng kiến tạo tách xa nhau: tạo ra vết nứt lớn, macma trào lên tạo thành các dãy núi nằm dọc vết nứt, kèm theo động đất hoặc núi lửa.

Ví dụ: Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương.