Bài 6. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 6.1, nêu bối cảnh lịch sử dẫn đến bùng nổ phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
? mục I
Trả lời câu hỏi mục I trang 28 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 6.1, nêu bối cảnh lịch sử dẫn đếnbùng nổ phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục I và quan sát hình 6.1
Lời giải chi tiết:
Bối cảnh lịch sử dẫn đếnbùng nổ phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyềnĐàng Ngoài lâm vào khủng hoảng
- Chúa Trịnh Giang không quan tâm đến triềuchính, mải lo ăn chơi, hưởng thụ. Tầng lớp quan lại ra sức bóc lột nhân dân.
- Nông dân mất ruộng, sản xuất nôngnghiệp đình đốn.
- Thủ công nghiệp và thươngnghiệp sa sút, phố chợ điêu tàn.
- Hằngnăm, tình trạng hạn hán, lụt lội, mấtmùa, vỡ đê xảy ra liên tiếp. Nạn đói diễn ra ở nhiều nơi.
-> Cuộc sống khốn khổ đã thúc đẩy nông dân vùng lên đấu tranh.
? mục II
Trả lời câu hỏi mục II trang 29 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD
Nêu những nét chính về diễn biến, kết quả của một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục II và quan sát các hình 6.2, 6.3
Lời giải chi tiết:
Tên khởi nghĩa |
Diễn biến |
Kết quả |
Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 -1769) |
- Năm 1739, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở vùng Sơn Nam. - Năm 1751, ông rút quân lên vùng Điện Biên xây dựng căn cứ. |
Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769. |
Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương |
- Năm 1740, khởi nghĩa nổ ra ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động sang các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang. |
Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại. |
Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) |
- Năm 1741, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng) - Sau đó chóng lan rộng ra vùng Kinh Bắc, rồi mở rộng xuống vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. |
Năm 1751, khởi nghĩa bị dập tắt. |
Luyện tập
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 29 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD
Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo mẫu:
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục II
Lời giải chi tiết:
Khởi nghĩa |
Thời gian diễn ra |
Địa bàn hoạt động |
Kết quả |
Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất |
1739 -1769 |
- Năm 1739, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở vùng Sơn Nam. - Năm 1751, ông rút quân lên vùng Điện Biên xây dựng căn cứ. |
Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769. |
Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương |
1740- 1751 |
- Năm 1740, khởi nghĩa nổ ra ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động sang các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang. |
Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại. |
Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu |
1741 - 1751 |
- Năm 1741, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng) - Sau đó chóng lan rộng ra vùng Kinh Bắc, rồi mở rộng xuống vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. |
Năm 1751, khởi nghĩa bị dập tắt. |
Câu 4
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 29 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD
Sưu tầm tư liệu về một trong số những người lãnh đạo tiêu biểu của phongtrào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Giới thiệu những tư liệu đó vớithầy cô và bạn học.
Phương pháp giải:
Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet,…
Lời giải chi tiết:
Giới thiệu về Hoàng Công Chất và thành Bản Phủ
Vào thế kỷ XVIII, có nhân vật Hoàng Công Chất xuất thân trong một nông dân nghèo tại Thái Bình, đã dựng cờ khởi nghĩa chống triều đình chúa Trịnh với mong muốn xóa bỏ bất công, cứu giúp nhân dân.
Hoàng Công Chất cho tiến hành xây dựng thành Chiềng Lề (nay gọi là thành Bản Phủ) từ năm 1758 đến năm 1762 để làm căn cứ cho nghĩa quân tại vị trí trung tâm cánh đồng Mường Thanh. Sử sách còn ghi, thành Chiềng Lề rộng 80 mẫu, dựa lưng vào dòng sông Nậm Rốm, có đường thành đắp bằng đất trồng tre gai, bên ngoài có hào rộng từ 4-5m, sâu 10m, thành cao 5m, mặt thành rộng 4 đến 6m. Thành có 4 cửa: Tiền, hậu, tả, hữu. Ở mỗi cửa có đắp đồn cao, có vọng tiêu là nơi lính đóng. Giữa thành có phủ là nơi các thủ lĩnh nghĩa quân đóng.
Cùng với việc củng cố căn cứ Mường Thanh, tướng Hoàng Công Chất còn ra sức mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp miền Tây Bắc, xuống tới Bạch Hạc-Việt Trì ở lưu vực sông Thao, sang tới Thượng Lào, cùng với đó, ngăn chặn nguy cơ xâm lấn, quấy phá của thổ phỉ Mãn Thanh từ phía Bắc, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Mường Thanh trở thành khu trung tâm văn hóa, chính trị của đất Tây Bắc. Hoàng Công Chất làm nhiều điều tốt cho dân như chia ruộng đất cho người dân, bảo vệ dân, chống được mọi cuộc xâm lấn, duy trì an ninh trật tự trong vùng... Ông được nhân dân các dân tộc Tây Bắc tôn kính, ngợi ca: “Chúa thật yêu dân/ Chúa xây bản mường/ Ai cũng nhờ chúa mà sống yên vui”... Để ghi nhớ công ơn của tướng Hoàng Công Chất, nhân dân các dân tộc tại Mường Thanh đã lập đền thờ ông cùng các bộ tướng trong thành Bản Phủ, hàng năm mở hội cúng tế.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 6. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều timdapan.com"