Bài 6. Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc SGK Lịch sử và Địa lí 7 cánh diều

Đọc thông tin, hãy lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.


? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 19 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin, hãy lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

Phương pháp giải: 

B1: Đọc thông tin mục 1 SGK

B2: Nêu các triều đại phong kiến từ thế kỉ VII-XIX gắn với thời gian cụ thể

Lời giải chi tiết:

Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại lớn:


? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 19 SGK Lịch sử và Địa lí trang 19

Đọc thông tin và quan sát các hình 6.1, 6.2, hãy trình bày những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường.

Phương pháp giải: 

B1: Đọc thông tin và quan sát các hình 6.1, 6.2

B2: Nêu những biểu hiện, chính sách thể hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường

Lời giải chi tiết: 

Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường:

- Nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. 

- Khoa thi được tổ chức để tuyển chọn nhân tài làm quan

- Mở rộng lãnh thổ, đem quân xâm chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm chiếm Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam

- Miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân,...

- Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. 

- Thế kỉ VII và VIII, Trường An có nhiều người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp.


? mục 3

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 23 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều

Đọc thông tin và quan sát các hình 6.4, 6.5, hãy mô tả sự phát triển kinh tế Trung Quốc thời Minh, Thanh.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin và quan sát các hình 6.4, 6.5

Lời giải chi tiết:

Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:

- Nông nghiệp: 

+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. 

+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi. 

+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…

- Thủ công nghiệp: 

+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...

+ Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất

- Thương mại: 

+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh. 

+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi buôn bán với thế giới. 

+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế

Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 23 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Hãy lập bảng theo mẫu dưới đây và điền nội dung về tình hình kinh tế của Trung Quốc thời Đường và Minh, Thanh.

Phương pháp giải: 

Đọc lại nội dung mục 2,3 SGK

Lời giải chi tiết:

 

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

Vương triều Đường

Miễn giảm sưu thuế, chế độ quân điền

Gốm sứ, tơ lụa có mặt tại phương Tây

- Gắn liền với “Con đường tơ lụa”.

- Nhiều thương nhân nước ngoài đến sinh sống tại Trường An

Vương triều Thanh

- Gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng

- Nhập nhiều giống cây mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh

- Phát triển đa dạng

- Nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy

- Xưởng thủ công xuất hiện, vùng chuyên môn sản xuất

- Buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh

- Đến cuối thời Minh, triều Thanh, buôn bán với nước ngoài bị hạn chế


Vận dụng

Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 23 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Hãy tìm hiểu về một vị vua sáng lập triều đại ở Trung Quốc trong giai đoạn thế kỉ VII- XIX và giới thiệu với các bạn cùng lớp.

Phương pháp giải: 

B1: Tìm hiểu thông tin qua Internet, sách báo.

B2: Các vị vua sáng lập triều đại ở Trung Quốc như Lý Uyên, tức Đường Cao Tổ, Triệu Khuông Dận tức Tống Thái Tổ,. Chu Nguyên Chương tức Minh Thái Tổ, Hoàng Thái Cực tức Thanh Thái Tông.

Lời giải chi tiết:


Lý thuyết