Bài 5. Thất nghiệp - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều

Hãy nêu ví dụ về một trường hợp thất nghiệp mà em biết và chia sẻ với các bạn về hậu quả của thất nghiệp với trường hợp đó.


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 31 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Hãy nêu ví dụ về một trường hợp thất nghiệp mà em biết và chia sẻ với các bạn về hậu quả của thất nghiệp với trường hợp đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân để lấy được ví dụ về một trường hợp thất nghiệp mà em biết và chia sẻ với các bạn về hậu quả của thất nghiệp với trường hợp đó.

Lời giải chi tiết:

- Ví dụ về trường hợp thất nghiệp:

H, sau khi tốt nghiệp loại trung bình khá trường Đại học G tại Hà Nội đã lặn lội tìm việc ở khắp mọi nơi, nộp hồ sơ vào các doanh nghiệp tư nhân với mức lương hấp dẫn nhưng đều “out” khỏi vòng phỏng vấn vì nhà tuyển dụng chỉ phỏng vấn bằng tiếng Anh mà khoản này cậu hoàn toàn mù tịt. Được đôi ba lần, H bắt đầu nản, cậu lại tiếp tục các cuộc nhậu nhẹt, trà đá thâu đêm để có thể than vãn với bọn bạn - những người cùng cảnh ngộ. “Số tao nó khổ”, “Tao kém cỏi”,… đó là câu nói cửa miệng của mỗi cử nhân, kỹ sư thất nghiệp trên bàn nhậu, những góc tối trà đá mà các “tân cựu sinh viên” thường trút bầu với nhau.

- Hậu quả của thất nghiệp:

Đối với cá nhân H, tình trạng thất nghiệp khiến anh không tạo ra nguồn thu nhập, trở thành gánh nặng của gia đình, đẩy H vào cảnh túng quẫn không có khả năng thanh toán cho các chi phí thường ngày như tiền nhà, tiền điện, tiền nước… Rất có thể tình trạng thất nghiệp kéo dài sẽ khiến H trở thành người vô gia cư (bị đuổi ra khỏi nhà đang thuê). 

Ngoài những ảnh hưởng về kinh tế, thất nghiệp còn gây ra những tổn hại về mặt tinh thần và sức khỏe. H đã liên tục đi nhậu nhẹt thâu đêm. Và nếu cứ như vậy, tinh thần không vững thì nhiều khi H sẽ nghĩ quẩn mà tự kết thúc cuộc đời mình vì không thể chịu đựng được sự túng quẫn hoặc sa vào các tệ nạn xã hội, tội phạm,… 

Đối với các quốc gia, tình trạng có nhiều người thất nghiệp như H là sự phí phạm nguồn nhân lực, không thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời dễ dẫn đến những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.


? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 32 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi


Từ hai thông tin trên, em hãy cho biết tình trạng một bộ phận lao động trong lực lượng lao động không có việc làm được gọi là gì?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin và nêu được cách gọi tình trạng một bộ phận lao động trong lực lượng lao động không có việc làm.

Lời giải chi tiết:

Qua hai thông tin trên, có thể thấy tình trạng một bộ phận lao động trong lực lượng lao động không có việc làm được gọi là thất nghiệp.


? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 32 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi


a. Em hãy cho biết nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong từng trường hợp trên là gì?

b. Theo em có những loại hình thất nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường.

Phương pháp giải:

a. Đọc trường hợp và chỉ ra được nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong trường hợp trên.

b. Nêu được những loại hình thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Lời giải chi tiết:

a. Nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong từng trường hợp trên là: 

- Trường hợp 1: Người lao động thay đổi công việc.

 

- Trường hợp 2: Sự đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng tin học trong quản lí, đưa máy móc tự động hóa vào sản xuất.

- Trường hợp 3: Nền kinh tế đang bị suy thoái khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm ngừng sản xuất kinh doanh.

b. Có nhiều tiêu chí phân loại thất nghiệp. Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp được chia thành các loại:

- Thất nghiệp tạm thời: Là tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở,... chưa xin được việc làm mới nên tạm thời thất nghiệp

- Thất nghiệp cơ cấu: Là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.

- Thất nghiệp chu kì: Là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm.

Ngoài ra, theo đặc trưng đặc trưng của người thất nghiệp còn có các loại hình thất nghiệp theo giới tính; thất nghiệp theo lứa tuổi; thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ và thất nghiệp theo ngành nghề….; theo tính chất thất nghiệp còn có thất nghiệp tự nguyện; thất nghiệp không tự nguyện; thất nghiệp thời vụ và thất nghiệp trá hình...


? mục 3

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 34 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều 

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi


a. Từ thông tin trên em hãy cho biết thất nghiệp ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của nền kinh tế.

b. Từ trường hợp trên, theo em thất nghiệp gây ảnh hưởng gì về mặt xã hội?

Phương pháp giải:

a. Đọc thông tin, trường hợp và phân tích được ảnh hưởng của thất nghiệp đến hoạt động của nền kinh tế.

b. Nêu được ảnh hưởng của thất nghiệp về mặt xã hội.

Lời giải chi tiết:

a. Ảnh hưởng của thất nghiệp đối với hoạt động của nền kinh tế:

- Tình trạng thất nghiệp tăng cao đã làm cho sản lượng của nền kinh tế ở dưới mức tiềm năng, sức mua của nền kinh tế giảm sút, các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.

- Tình trạng thất nghiệp cũng gây lãng phí lao động xã hội, làm giảm sản lượng của nền kinh tế, dẫn đến suy thoái kinh tế.

b. Ảnh hưởng của thất nghiệp đối với xã hội:

- Thất nghiệp làm người lao động không có thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ gặp khó khăn.

- Thất nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện các tệ nạn xã hội.


? mục 4

Trả lời câu hỏi mục 4 trang 35 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều 

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi


a. Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

b. Học sinh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về tạo việc làm, kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

Phương pháp giải:

a. Đọc thông tin và nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

b. Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về tạo việc làm, kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

Lời giải chi tiết:

a. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, thông qua việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo việc làm, phát triển hệ thống dạy nghề, dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao động.

b. Trách nhiệm của học sinh:

Học sinh cần học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, việc làm; thực hiện đúng và tuyên truyền, vận động những người xung quanh ủng hộ, chấp hành; đồng thời biết phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.


1

Trả lời câu hỏi 1 trang 36 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều 

Em hãy cho biết nhận định dưới đây là đúng hay sai? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đọc các nhận định và dựa vào nội dung bài học để bày tỏ quan điểm của bản thân.

- Lí giải vì sao em cho là đúng hoặc sai.

Lời giải chi tiết:

- Nhận định C đúng; nhận định A, B, D sai.

- Giải thích: Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.


2

Trả lời câu hỏi 2 trang 36 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy cho biết các tình trạng chưa có việc làm dưới đây thuộc loại hình thất nghiệp nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đọc các trường hợp và phân loại loại hình thất nghiệp của các trường hợp đó. 

- Lí giải vì sao em lựa chọn như vậy.

Lời giải chi tiết:

- Trường hợp A: Thất nghiệp tạm thời. Vì nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp là do người lao động thay đổi việc làm, chỗ ở,… chưa xin được việc làm mới nên tạm thời thất nghiệp.

- Trường hợp B: Thất nghiệp cơ cấu. Vì nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp là do sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.

- Trường hợp C: Thất nghiệp chu kì. Vì nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp là do nền kinh tế đang ở thời kì suy thoái, khủng hoảng.


3

Trả lời câu hỏi 3 trang 36 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi


a. Tỉ lệ thất nghiệp cao tập trung ở nhóm tuổi nào?

b. Việc tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao sẽ gây ra những hậu quả gì?

Phương pháp giải:

a. Đọc thông tin và chỉ ra được nhóm tuổi tập trung tỉ lệ thất nghiệp cao nhất. 

b. Nêu được hậu quả của việc tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao.

Lời giải chi tiết:

a. Tỉ lệ thất nghiệp cao tập trung ở 2 nhóm tuổi là: từ 15 - 24 tuổi và từ 25 - 54 tuổi.

b. Tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội:

- Đối với nền kinh tế:

+ Làm cho sản lượng của nền kinh tế ở dưới mức tiềm năng, sức mua của nền kinh tế giảm sút, các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.

+ Gây lãng phí lao động xã hội, làm giảm sản lượng của nền kinh tế, dẫn đến suy thoái kinh tế.

- Đối với xã hội:

+ Khiến người lao động không có thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ gặp khó khăn.

+ Là một trong những nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện các tệ nạn xã hội.


4

Trả lời câu hỏi 4 trang 37 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc các thông tin sau:


Em hãy kể tên các biện pháp Nhà nước đã thực hiện để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp được đề cập ở thông tin trên.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin và kể tên các biện pháp Nhà nước đã thực hiện để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp được đề cập trong thông tin đó.

Lời giải chi tiết:

Các biện pháp Nhà nước đã thực hiện để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp được đề cập là:

- Thông tin a. Phê chuẩn chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp.

- Thông tin b. Xây dựng,  phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm.

- Thông tin c. Xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường lao động.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 37 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Hãy xây dựng một video clip/bài thuyết trình giới thiệu về tấm gương thanh niên lập nghiệp điển hình mà em biết và rút ra bài học đối với bản thân.

Phương pháp giải:

- Xây dựng được một video clip/bài thuyết trình giới thiệu về tấm gương thanh niên lập nghiệp điển hình mà em biết.

- Rút ra bài học đối với bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Bài thuyết trình giới thiệu về anh Hồ Xuân Vinh:

“Cất cánh” từ làng

35 tuổi, anh Hồ Xuân Vinh hiện điều hành 2 công ty, là phó giám đốc Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu, giám đốc Công ty TNHH ABACA Việt Nam, đạt doanh thu hằng năm khoảng 20 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho bà con, thanh niên ở địa phương. 10 năm trước, anh từ bỏ công việc với mức lương khá cao tại một tập đoàn lớn, trở về quê hương Nghệ An lập nghiệp từ sản phẩm gạch không nung.

Với sáng kiến dây chuyền thiết bị sản xuất gạch không nung, qua nhiều lần cải tiến, anh Vinh đã chế tạo thành công máy ép gạch thế hệ thứ 9 với nhiều tính năng vượt trội, sản phẩm này hiện có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước và xuất khẩu đi 8 nước trên thế giới.

Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo và cho ra đời các dòng máy mới như máy đúc gạch không nung, máy gạch Terrazzo mâm xoay, máy gạch Leho từ đất đồi, máy cấp liệu sản xuất gạch sinh thái tự chèn, máy bẻ đai thép tự động, trạm trộn bê tông…

Đặc biệt, trong năm 2020 trước tác động của đại dịch COVID-19, nhận thấy tình trạng khan hiếm máy thở và máy trợ thở ở Việt Nam, anh đã tìm tòi các nguyên lý về máy trợ thở để tạo ra phiên bản nhỏ gọn, tiện lợi, chi phí thấp và dễ sử dụng.

Tạo dựng được tiếng vang trong ngành vật liệu xây dựng, anh Vinh tiếp tục tìm tòi hướng đi mới, mày mò sáng chế hữu ích trong lĩnh vực nông nghiệp với mong muốn tạo sinh kế bền vững cho bà con nông dân.

Từ ý tưởng này, anh đã nghiên cứu, cho ra đời các dây chuyền công nghệ, thiết bị tách sợi từ thân cây chuối, thân cây dứa… Anh đã tận dụng được phế phẩm nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích, mang lại giá trị, nguồn lợi kinh tế cho bà con nông dân.


- Bài học:

+ Cần phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó, dám trải nghiệm và chấp nhận thất bại.

+ Luôn luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, phát triển, biết tư duy để có được sự thành công.

+ Yêu làng, yêu quê hương, sẵn sàng giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho bà con, thanh niên ở địa phương.