Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức

Khai thác tư liệu 1 (tr.31) và thông tin trong mục, trình bày quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á.


a

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 32 SGK Lịch sử 11

1. Khai thác tư liệu 1 (tr.31) và thông tin trong mục, trình bày quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á.

2. Theo em, cách thức tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây có những điểm chung gì?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung 1a trang 30 – 32 SGK

Lời giải chi tiết:

1. Quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á.

- Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua các hoạt động buôn bán, truyền giáo. Thông qua các thương điếm, các nước châu Âu mở rộng giao thương và từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược.

+ Đối với Đông Nam Á hải đảo: sau gần 4 thế kỉ (từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), bằng những thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

+ Đối với Đông Nam Á lục địa: Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây bắt đầu vào thế kỉ XIX. Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Thái Lan tuy giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc.

2.

Theo em, các nước thực dân phương Tây đều bắt đầu quá trình xâm nhập các quốc gia Đông Nam Á thông qua các hoạt động buôn bán, truyền giáo, giao thương, tận dụng tình hình các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội với nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ phong kiến


b

Trả lời câu hỏi 1b trang 34 SGK Lịch sử 11

Khai thác các tư liệu 2, 3 và thông tin trong mục, trình bày chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á.

Phương pháp giải:

Đọc nội dung 1b trang 33, 34 SGK

Lời giải chi tiết:

Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á.

- Về chính trị: 

+ Thiết lập nền thống trị dưới các hình thức khác nhau

+ Điểm chung là bên cạnh sự cai trị của chính quyền thực dân thì các thế lực phong kiến địa phương vẫn được duy trì như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

+ Chính sách “chia để trị” là phương thức phổ biến

- Về kinh tế: thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc.

- Về văn hóa - xã hội: 

+ Tìm mọi cách kìm hãm người dân ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói

+ Làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.


? mục 2

 

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 36 SGK Lịch sử 11

1. Trình bày nét chính về công cuộc cải cách ở Xiêm.

2. Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2 trang 35, 36 SGK

Lời giải chi tiết:

1. Những nét chính về công cuộc cải cách ở Xiêm

- Về kinh tế:

+ Trong công nghiệp, Chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, đường sắt,... Với việc mở cửa nền kinh tế từ nửa sau thế kỉ XIX, Băng Cốc đã trở thành trung tâm buôn bán của khu vực.

+ Trong nông nghiệp, năm 1874, Chính phủ Xiêm đã áp dụng biện pháp miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp và khai khẩn đất hoang. Đến đầu thế kỉ XX, Chính phủ ban hành những quy định quản lí ruộng đất hiện đại.

- Về hành chính: Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.

- Về giáo dục: 

+ Công tác giáo dục được nhà vua đặc biệt chú trọng. 

+ Năm 1898, sau khi đi khảo sát nền giáo dục ở châu Âu, nhà vua cho công bố Chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm.

- Về ngoại giao:

+ Năm 1897, Ra-ma V tiến hành chuyến công du sang các nước châu Âu, gặp gỡ đại diện các chính phủ Anh, Pháp, Đức, Nga... nhằm mục tiêu xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí trước đó.

+ Chính phủ Xiêm kí các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Cam-pu-chia cho Pháp (1907) và ở Mã Lai cho Anh (1909) để bảo vệ nền độc lập của nước mình.

2.

Trong bối cảnh hầu hết các quốc gia trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân, công cuộc cải cách của Xiêm đã đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới. Những thành tựu đó giúp Chính phủ Xiêm có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo. Chủ động mở cửa với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó Xiêm cũng lợi dụng vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập và vị trí vùng đệm giữa các đế quốc Anh, Pháp. Do vậy, Xiêm giữ vững nền độc lập và chủ quyền của đất nước, không bị rơi vào tình trạng thuộc địa.


1

Trả lời câu hỏi luyện tập 1 trang 36 SGK Lịch sử 11

Xây dựng trục thời gian thể hiện những nét chính về quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết:


2

Trả lời câu hỏi luyện tập 2 trang 36 SGK Lịch sử 11

Theo em, những chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã tác động như thế nào đối với các nước trong khu vực?

Lời giải chi tiết:

Theo em, những chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã tác động đối với các nước trong khu vực:

- Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau, song nhìn chung là vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa. tăng các loại thuế, mở đồn điền, bốt lính.

- Đời sống nhân dân cực khổ

- Mâu thuẫn xã hội tăng cao 

- Kinh tế què quặt, phụ thuộc vào chính quốc


Vận dụng

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 36 SGK Lịch sử

Sưu tầm tài liệu từ sách, báo, internet, viết một bài (khoảng 300 chữ) về quá trình thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở một nước trong khu vực Đông Nam Á.


Lời giải chi tiết:

Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở hầu hết các nước Đông Nam Á lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, kéo dài về chính trị, kinh tế, xã hội. Năm 1858, Pháp tiến hành nổ súng bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Từ năm 1858 – 1884, triều đình nhà Nguyễn nhu nhược liên tiếp kí nhiều hiệp ước bán nước: hiệp ước Nhâm Tuất, hiệp ước Giáp Tuất, hiệp ước Hác măng và cuối cùng là hiệp ước Patonot. Với hiệp ước Patonot, Pháp chính thức áp đặt nền bảo hộ trên toàn Việt Nam. Như vậy sau gần 30 năm, với chủ trương lấn dần từng bước, kết hợp với việc dùng vũ lực với những thủ đoạn chính trị, Pháp đã cơ bản hoàn thành công cuộc chinh phục nước ta. Việt Nam bị chia cắt thành 3 xứ riêng biệt với ba cơ cấu hành chính riêng: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc và Trung Kỳ. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta, thực dân Pháp nhanh chóng thiết lập chế độ chính trị vô cùng phản động và chúng ra sức khai thác thuộc địa với mục đích vơ vét, xuất khẩu tư bản, bóc lột sức lao động và thị trường tiêu thụ. Cùng với đó là vô số chính sách đàn áp, bóc lột về chính trị, kinh tế, văn hóa. Đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.