Bài 5. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài trang 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức

Quan sát Hình 5.1 và kết hợp với kinh nghiệp của bản thân, em hãy nêu đặc điểm hoa của cây xoài.


Trả lời câu hỏi Khởi động trang 36 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức

Quan sát Hình 5.1 và kết hợp với kinh nghiệp của bản thân, em hãy nêu đặc điểm hoa của cây xoài.


Phương pháp giải:

Quan sát hình và dựa vào kiến thức thực tế của em để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Hoa xoài ra từng chùm ở ngọn cành, chùm hoa dài khoảng 30 cm, có rất nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Mỗi chùm thường có 2 loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đực.


KP

Trả lời câu hỏi Khám phá trang 37 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức

Quan sát hình 5.2 và nêu một số đặc điểm thực vật học của cây xoài. 

Phương pháp giải:

Em đọc nội dung phần 1 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Lá xoài: Cây xoài có lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá thuôn hình mũi mác, nhẵn, có mùi thơm, bản lá khá to.

- Hoa xoài nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành. Mỗi chùm dài khoảng 20 – 30cm.

- Quả xoài khi còn non màu xanh, khi chín thường có màu vàng hoặc tím. Thịt quả xoài có màu vàng. Mỗi quả có 1 hạt khá to. Khối lượng quả tùy theo từng loại giống. 


KN

Trả lời câu hỏi Kết nối năng lực trang 37 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức

Mô tả đặc điểm thực vật học của một số giống xoài đang được trồng phổ biến ở gia đình, địa phương em hoặc em biết.

Phương pháp giải:

Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Xoài tượng được trồng phổ biến ở địa phương em

- Cây thân gỗ, nhiều cành, cành phân thành các hệ cành.

- Rễ ăn sâu, rộng

- Lá xoài lá đơn, mọc sole, phiến lá thuôn hình mũi mác, bản khá to. 

- Hoa xoài mọc từng chùm, màu vàng, mọc ở đầu cành.

- Quả xoài tượng rất lớn, nặng từ 0,5 – 1kg/quả. Khi trái xoài chín thì sẽ có màu vàng nhạt ửng ít xanh, và trơn bóng. Thịt xoài cũng có màu vàng nhạt, ít nước và ít ngọt.


KP

Trả lời câu hỏi Khám phá trang 40 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức

Vì sao trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cần bón phân sau mỗi đợt xây xoài ra lộc mới?

Phương pháp giải:

Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cần bón phân sau mỗi đợt cây xoài ra lộc mới vì đó là giai đoạn cây xoài cần thêm chất dinh dưỡng để nuôi và phát triển mạnh mẽ các cành mới. Việc cung cấp kịp thời phân bón cho cây sẽ giúp cây có cành khỏe mạnh, không sâu bệnh, tạo được khung cây đẹp.


LT1

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 43 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức

Phân tích đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài.

Phương pháp giải:

Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

* Đặc điểm thực vật học:

- Rễ: rễ cọc, ăn rất sâu và rộng.

- Thân, cành: Thân gỗ, có nhiều cành và các hệ cành.

- Lá xoài: Cây xoài có lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá thuôn hình mũi mác, nhẵn, có mùi thơm, bản lá khá to.

- Hoa xoài nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành. Mỗi chùm dài khoảng 20 – 30cm.

- Quả xoài khi còn non màu xanh, khi chín thường có màu vàng hoặc tím. Thịt quả xoài có màu vàng. Mỗi quả có 1 hạt khá to. Khối lượng quả tùy theo từng loại giống. 

* Yêu cầu ngoại cảnh:

- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp từ 24 – 27 độ C. Tuy nhiên, có thể chịu đựng đến mức nhiệt độ 40 – 45 độ C, không chịu được lạnh kéo dài.

- Lượng mưa và độ ẩm: Lượng mưa khoảng từ 1000 – 1200ml/năm và độ ẩm không khí từ 55 – 70%.

- Ánh sáng: ưa sáng, ánh sáng trực tiếp giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

- Đất trồng: đa dạng đất, tuy nhiên đất thích hợp nhất là phù sa hoặc đất thịt pha cát, độ pH từ 5,5 đến 7,0.

- Gió: tốc độ vừa phải, nơi gió lớn cần phải bố trí hệ thống cây chắn gió hợp lí.


LT2

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 43 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức

Trình bày kĩ thuật trồng, chăm sóc, cắt tỉa, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây xoài.

Phương pháp giải:

Em dựa trên nội dung bài để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

* Kĩ thuật trồng:

- Thời vụ: vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10).

- Khoảng cách: tùy theo giống, trung bình là 3m x 4m, 5m x 5m, 6m x 6m.

- Chuẩn bị hố trồng: đường kính từ 80 – 90cm, sâu 40 – 50cm. Trộn đều đất với phân bón (mỗi hố 20 – 30kg phân hữu cơ + 1kg phân lân) rồi lấp lại hố trồng.

- Trồng cây: Tạo một hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 – 3 cm, nén chặt gốc cây, cắm cọc vào quanh gốc và buộc cố định cho cây. Vun đất mặt vào quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo, phủ gốc bằng xác thực vật khô và tưới đẫm nước xung quanh.

* Kĩ thuật chăm sóc:

- Làm cỏ, vun xới: 2 – 3 lần/năm.

- Bón phân thúc:

+ Thời kì kiến thiết cơ bản: chia làm 4 đến 5 lần/năm vào giai đoạn xoài mới ra lộc mới (tháng 2 đến tháng 10).

+ Thời kì kinh doanh: chia làm 4 lần (sau thu hoạch, khi cây bắt đầu ra hoa, khi cây đậu quả 3 tuần và sau lần 3 một tháng). Bón lần đầu bằng cách rạch rãnh xung quanh tán cây, rải phân rồi lấp đất. Bón lần sau bằng cách hòa loãng vào nước rồi tưới xung quanh gốc cây hoặc rải phân theo hình chiếu tán cây.

- Tưới nước:

+ Thời kì kiến thiết cơ bản: 2 – 3 ngày/lần, mỗi lần từ 10 – 30 lít/cây tùy độ tuổi.

+ Thời kì kinh doanh: giai đoạn phân hóa mầm hoa, giai đoạn chuẩn bị thu hoạch cần hạn chế tưới nước. Các giai đoạn còn lại tưới 2 – 3 ngày/lần, mỗi lần 40 – 50 lít/cây.

+ Phòng, trừ sâu bệnh hại: thường xuyên cắt tỉa, quét vôi gốc cây, vệ sinh vườn. Sử dụng phân bón hợp lí để nâng cao sức đề kháng của cây. Khi có sâu hại cần kịp thời sử dụng các biện pháp phù hợp để tiêu diệt (bắt tay, bẫy, thuốc trừ sâu sinh học, hóa học…).

* Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán:

- Thời kì kiến thiết cơ bản: khi cây cao 1,0m đến 1,2m tiến hành bấn ngọn. Khi các chồi mọc ra chọn 2 – 3 nhành khỏe làm nhành cấp 1, khi nhành cấp 1 dài 1,0 – 1,2m tiếp tục cắt để tạo cành cấp 2 và tương tự để tạo cành cấp 3.

- Thời kì kinh doanh: hằng năm tỉa thưa, cắt ngắn đầu cành, cắt bỏ cành sâu, bệnh, cành bị che khuất trong tán.

* Kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả:

- Điều khiển ra hoa: Sau thu hoạch khoảng 45 ngày, sử dụng paclobutrazol 10% từ 10 – 20g pha với khoảng 20 – 30 lít nước, tưới đều xung quanh tán cây. Sau 40 ngày tiến hành phun 3% (lần 1), sau 7 ngày phun 1,5% (lần 2). Phun ướt đều ở hai mặt lá.

- Điều khiển đậu quả: sử dụng GA3 nồng độ từ 0,002% đến 0,004% hoặc 0,01% phun vào thời điểm trước khi cây nở hoa, 30% hoa nở và cây vừa đậu quả. Sau đậu quả 2 tuần, phun a-NAA nồng độ 0,002%, 0,001%, phun lại lần 2 từ 7 ngày đến 10 ngày.


VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 43 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức

Vận dụng kiến thức để thực hiện việc trồng và chăm sóc cây xoài ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Tự thực hành

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự thực hành