Bài 4 trang 61 SGK hóa 12 nâng cao
a) Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng số nguyên tử C trong phân tử?
Đề bài
a) Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng số nguyên tử C trong phân tử?
b) Vì sao benzylamin \(({C_6}{H_5}C{H_2}N{H_2})\) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin thì tan kém (3,4 gam trong 100 g nước ) và không làm đổi màu quỳ tím ?
Lời giải chi tiết
a) Giữa phân tử amin và phân tử nước có liên kết hidro do đó amin dễ tan trong nước hơn dẫn xuất halogen
b) Đôi electron trên nguyên tử trên nitơ của phân tử anilin tạo ra được hiệu ứng liên hợp \(p - \pi \) với vòng benzen; còn đôi electron trên nguyên tử nito của phân tử \({C_6}{H_5}C{H_2}N{H_2}\) thì không tạo ra được \(\Rightarrow \)Mật độ của electron trên nguyên tử nitơ của phân tử anilin kém hơn so với \({C_6}{H_5}C{H_2}N{H_2}\)
- \({C_6}{H_5}C{H_2}N{H_2}\) tan vô hạn trong nước còn anilin thì tan kém là do \({C_6}{H_5}C{H_2}N{H_2}\) tạo liên kết hidro với nước giúp nó phân tán tốt trong nước.
\({C_6}{H_5}C{H_2}N{H_2}\) làm quỳ tím hóa xanh còn anilin thì không làm đổi màu quỳ tím là do tính bazơ của \({C_6}{H_5}C{H_2}N{H_2}\) mạnh hơn tính bazơ của anilin.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 4 trang 61 SGK hóa 12 nâng cao timdapan.com"