Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức

Hãy cho biết các di sản được giới thiệu trong các hình 1,2,3 sẽ ra sao nếu trong quá trình bảo tồn và phát huy của chúng không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng?


Câu 1

Trả lời câu hỏi mục 1.a trang 27 SGK Lịch sử 10

1. Hãy cho biết các di sản được giới thiệu trong các hình 1,2,3 sẽ ra sao nếu trong quá trình bảo tồn và phát huy của chúng không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng?

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về mối quan hệ của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và quan sát các hình 1, 2, 3.

Lời giải chi tiết:

Khi không dựa trên cơ sở của những nghiên cứu của các ngành khoa học trong đó có Sử học thì giá trị của di sản được giới thiệu trong các hình 1,2,3 sẽ có nguy cơ bị xâm phạm, thậm chí sẽ hủy hoại di sản, sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của dna tộc và nhân loại.


Câu 2

2. Hãy phân tích vai trò của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Phương pháp giải:

Xem lại vai trò của sử học sau đó phân tích và liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Giá trị của một di sản thường được thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật,… Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.


Câu 1

Trả lời câu hỏi mục 1.b trang 29 SGK Lịch sử 10

1. Hãy phân tích vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Phương pháp giải:

Xem lại vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Lời giải chi tiết:

Di sản văn hóa vật thể bao gồm nhiều loại hình (thành quách, lăng tẩm, đền, tháp, cung điện, nhà cổ,…), được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau (đất, đá, gạch, gỗ, tre, nứa, lá,…) nên có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian,… Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực  của điều kiện tự nhiên và con người.

Loại hình di sản văn hóa phi vật thể cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai một. Nhờ công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau (sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,…) mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.


Câu 2

2. Địa phương em đang sinh sống và học tập có di sản văn hóa, di sản thiên nhiên nào? Theo em, có thể và nên làm gì để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản đó?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

Em đang sống ở thành đô Hà Nội. Em rất tự hào vì nơi đây có rất nhiều di sản văn hóa và di sản thiên nhiên có thể kể đến Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, đền thờ Hai Bà Trưng,…
Theo em, để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản ta có thể:
- Một là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản.
- Ba là, phát huy vai trò của cộng đồng.
- Bốn là, tận dụng vai trò của các nhà khoa học, chuyên gia, phản biện xã hội trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Câu 1

Trả lời câu hỏi mục 2.a trang 32 SGK Lịch sử 101. 

1. Khai thác sử dụng Tư liệu 1 (tr.29), hãy cho biết công nghệ văn hóa bao gồm những ngành nào? Theo em, những ngành nào cần sử dụng những chất liệu về lịch sử- văn hóa trong quá trình phát triển?

Phương pháp giải:

Khai thác tư liệu 1 (tr29) kết hợp với thông tin vai trò của Sử học đối với một số ngành, lĩnh vực Công nghiệp hóa.

Lời giải chi tiết:

Công nghiệp hóa là lĩnh vực công nghiệp sản xuất và phân phối các loại hàng hóa dựa trên sự khai thác và phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Công nghiệp hóa bao gồm: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.  

Tất cả các ngành nghề đề cần sử dụng những chất liệu của lịch sử-văn hóa trong quá trình phát triển.


Câu 2

2. Quan sát các hình 6,7, hãy cho biết chất liệu lịch sử-văn hóa có vai trò như thế nào trong các lĩnh vực cụ thể đó?

Phương pháp giải:

Quan sát các hình 6,7 và đọc lại thông tin mục 2a

Lời giải chi tiết:

- Hình 6 khơi gợi sự hiểu biết của bản thân về lịch sử La Mã cổ đại. Nô lệ là lực lượng lao động chính nuôi sống toàn bộ xã hội La Mã nhưng bị bóc lột và phân biệt thậm tệ. Đó là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa, mà đỉnh cao là khởi nghĩa Xpác-ta-cút. Những chất liệu hào hùng từ cuộc khởi nghĩa là nguồn đề tài để các nhà làm phim khai thác, xây dựng bộ phim Thủ lĩnh nô lệ của điện ảnh Mỹ.

- Hình 7 là việc trình diễn âm nhạc dân tộc truyền thống trực tiếp hay qua các phương tiện truyền thông được bảo tồn và bởi nó được giữ gìn và trao truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, hòa nhập mà không hòa tan, giữ gìn bản sắc văn hóa- truyền thống dân tộc.


Câu 3

3. Hãy phân tích vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề cụ thể của công nghiệp hóa.

Phương pháp giải:

Đọc lại thông tin mục 2a

Lời giải chi tiết:

Theo kết quả công bố của Ngân hàng Thế giới năm 2019, tỉ lệ đóng góp doanh thu của ngành công nghiệp văn hóa (bao gồm các lĩnh vực du lịch văn hóa) đối với tổng doanh thu toàn cầu là xấp xỉ 4.04% và đem lại việc làm chiếm tỉ trọng 2,21% tổng số lao động trên thế giới; lao động trong ngành này có thu nhập cao cấp 2,24 lần so với mặt bằng chung.


? mục 2.b

Trả lời câu hỏi mục 2.b trang 30 SGK Lịch sử 10

Sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa có vai trò thế nào trong việc quảng bá tri thức và bảo tồn truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc của nhân loại?

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức vai trò của các ngành nghề lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học

Lời giải chi tiết:

Khi công nghiệp văn hóa phát triển đồng nghĩa với việc các thành tựu của Sử học, những tri thức, giá trị về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá, lan tỏa rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Nhờ vậy, những giá trị và truyền thống lịch sử- văn hóa tốt đẹp ngày càng được củng cố, truyền lại cho các thế hệ sau.

Mặt khác, sự phát triển của công nghiệp văn hóa đã đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử-văn hóa.


Câu 1

Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 32 SGK Lịch sử 10

1. Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hóa đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:

- Xây công trình tương tự với kiến trúc quy mô và hiện đại hơn trên nền di tích cũ.

- Bảo tồn nguyên trạng di tích.

Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bảo tồn di tích đó, ý kiến của em thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức bài học và liên hệ

Lời giải chi tiết:

Nếu được giao nhiệm vụ thì em sẽ bảo tồn nguyên trạng di tích để giữ gìn sự ban đầu trùng tu nhưng không phá đi những sự vốn có của nó, vì sẽ tôn trọng di sản cũng như những người đi trước đã tạo ra nó


Câu 1

Trả lời câu hỏi mục 3.a trang 31 SGK Lịch sử 10

1. Khai thác các tư liệu 2, 3, 4, hãy cho biết nội dung phản ánh của các tư liệu có điểm gì chung?

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Lời giải chi tiết:

- Các tư liệu đều chứng tỏ vai trò của lịch sử- văn hóa đối với sự phát triển du lịch trên thế giới và ở Việt Nam.

- Ví dụ tư liệu 2 đề cập đến tài nguyên du lịch Việt Nam chính là các giá trị lịch sử-văn hóa của quá khứ để lại.

- Ví dụ tư liệu 3 chứng tỏ vai trò lịch sử-văn hóa trong sự phát triển ngành du lịch ở châu Âu.

- Ví dụ tư liệu 4 cho thấy tầm quan trọng và sức hút của di tích lịch sử - văn hóa đối với thu hút khách du lịch đến Hà Nội trong những năm qua.


Câu 2

2. Từ kết quả trả lời câu 1, em hãy cho biết nội dung phản ánh của các tư liệu có điểm gì chung?

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Lời giải chi tiết:

Du lịch văn hóa là một ngành của công nghiệp văn hóa. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, du lịch ngày càng phát huy thế mạnh và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.


? mục 3.b

Trả lời câu hỏi mục 3.b trang 32 SGK Lịch sử 10

Dựa vào kiến thức đã học và thông qua ví dụ cụ thể, hãy phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và thông qua ví dụ

Lời giải chi tiết:

Trong mối quan hệ tương tác hai chiều, du lịch đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.

Chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản. Đó chính là sự chăm lo và phát huy nguồn lực tối đa của ngành du lịch nói chung và văn hóa nói riêng.

Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo và phục dựng di tích, di sản. Các di sản văn hóa phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dạy và tổ chức trình diễn,…


Câu 2

2. Địa phương em đã làm gì để phát huy giá trị của các công trình, di sản văn hóa/ di sản thiên nhiên?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế:

- Quê em ở đâu?

- Có khu di tích, di sản nào?

Lời giải chi tiết:

Để phát huy giá trị của các công trình, di sản văn hóa/ di sản thiên nhiên, địa phương em đã làm:

- Có chương trình múa rối nước đặc sắc, độc đáo, du khách thêm hiểu về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.

- Đưa nhiều khách tới các điểm di tích nổi tiếng như Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, đền Ngọc Sơn, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, di tích nhà tù Hỏa Lò...

- Hình thành hệ thống các điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao.

- Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn; nâng cao chất lượng các khu, điểm du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, làng cổ....


Câu 1

Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 32 SGK Lịch sử 10

1. Hãy kể tên một số di tích lịch sử, di sản văn hóa/ di sản thiên nhiên của địa phương em (tỉnh/thành phố/huyện/thị)

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

Hà Nội có Văn Miếu Quốc tử giám, Hồ Gươm, đền Quán Thánh, Hoàng thành Thăng Long,...

Thanh Hóa: Thành nhà Hồ,...

Bắc Ninh: chùa Dâu, đền Sĩ Nhiếp,..


Câu 2

2. Giả sử có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: “Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hóa lịch sử? Lợi ích lâu dài hay trước mắt? Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy viết một bài khoảng 200 từ thể hiện quan điểm của em về vấn đề được nêu.

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức bài học và liên hệ

Lời giải chi tiết:

Nếu là một người nhìn xa trông rộng và có tầm nhìn em sẽ lựa chọn lợi ích về văn hóa lịch sử. Những giá trị của văn hóa lịch sử càng tồn tại lâu càng đem đến những giá trị lợi ích to lớn về kinh tế. Những lợi ích kinh tế có giá trị trước mắt nhưng về lâu dài khi xây dựng và phát triển kinh tế khiến ta phải phá vỡ và xóa bỏ những giá trị lịch sử văn hóa thì đến lúc ta tìm lại thì đã không còn những lợi ích lịch sử văn hóa và rất khó có thể lấy lại được. Vì thế, chúng ta đừng để những lợi ích trước mắt nhất thời mà làm mất đi những giá trị lâu dài và có lợi ích về sau. Việc bảo tồn trân trọng và phát huy giá trị văn hóa chính là một các phát triển lợi ích về kinh tế.


Câu 3

3. Hãy xây dựng kế hoạch hành động để góp phần bảo vệ một di sản ở địa phương.

Phương pháp giải:

Liên hệ, sưu tầm

Lời giải chi tiết:


Lý thuyết

Bài giải tiếp theo