Bài 4 trang 122 SGK Sinh 12
Giải bài tập Bài 4 trang 122 SGK Sinh 12
Đề bài
Một số loài sinh vật có các đặc điểm giống các đặc điểm thích nghi của loài sinh vật khác, người ta gọi đó là các đặc điếm “bắt chước". Ví dụ một số loài côn trùng không có chứa chất độc lại có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc của loài côn trùng có chứa chất độc. Đặc điểm bắt chước đó đem lại giá trị thích nghi như thế nào đối với loài côn trùng không có chất độc tự vệ?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Các loài bắt chước luôn khiến mình trông giống với loài có độc ở vẻ bề ngoài khiến cho các loài khác nhầm chúng là loài độc.
Lời giải chi tiết
- Những loài côn trùng độc thường có màu sắc sặc sỡ gọi là màu sắc cảnh báo khiến cho các sinh vật khác không dám ăn chúng.
- Các loài khác sống cùng với loài côn trùng độc này nếu tình cờ có đột biến làm cho cá thể nào đó có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc cùa loài côn trùng độc thì cá thể đó cũng được lợi vì rằng các loài thiên địch của chúng tưởng đây là loài độc sẽ không dám ăn mặc dù những sinh vật có đặc điểm “bắt chước” không chứa chất độc.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 4 trang 122 SGK Sinh 12 timdapan.com"