Bài 39. Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 62, 63, 64 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7

Quan sát hình dưới kết hợp kiến thức đã biết, hãy nêu khái niệm sinh sản và lấy ví dụ


39.1

Quan sát hình dưới kết hợp kiến thức đã biết, hãy nêu khái niệm sinh sản và lấy ví dụ


Phương pháp giải:

Nhớ lại khái niệm sinh sản và từ hình vẽ để lấy ví dụ


Lời giải chi tiết:

Khái niệm sinh sản: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Ví dụ:

  • Từ củ khoai tây mọc lên cây khoai tây con.
  • Từ hạt mướp mọc lên cây mướp.
  • Từ cơ thể thủy tức mẹ nảy chồi để tạo ra thủy tức con.
  • +gười mẹ mang thai sinh ra con.


39.2

Quan sát các hình dưới, đánh dấu x vào ô phù hợp trong bảng sau: 

Phương pháp giải:

Nhớ lại các hình thức sinh sản của sinh vật


Lời giải chi tiết:


39.3

Hãy nêu các đặc điểm của sinh sản vô tính.


Phương pháp giải:

Nhớ lại đặc điểm của sinh sản vô tính


Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm của sinh sản vô tính:

  • Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ.
  • Con chỉ nhận chất di truyền của mẹ nên có các đặc điểm giống hệt mẹ.


39.4

Hãy kể tên một số loài cây khác có khả năng sinh sản bằng rễ, thân, lá mà em biết. Vì sao người ta gọi hình thức sinh sản từ rễ, thân, lá là sinh sản sinh dưỡng?


Phương pháp giải:

Nhớ lại các hình thức sinh sản của cây và nêu ví dụ


Lời giải chi tiết:

Một số loài cây có khả năng sinh sản bằng rễ, thân, lá:


Người ta gọi hình thức sinh sản từ thân, rễ, lá là sinh sản sinh dưỡng vì ở hình thức này cơ thể mới được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng từ của cơ thể mẹ (thân, rễ, lá).

39.5

Hoàn thành bảng sau:

Lời giải chi tiết:


39.6

Em hãy tìm hiểu trên sách, báo, internet hoặc từ người thân về những hạn chế của hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật

Phương pháp giải:

Nắm được hình thức sinh sản vô tính và nêu được hạn chế của hình thức này


Lời giải chi tiết:

Hạn chế của hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật:

Cơ thể con chỉ nhận vật chất di truyền từ cơ thể mẹ nên hầu như không có sự đổi mới vật chất di truyền ở đời con, làm hạn chế tính đa dạng di truyền của loài, bất lợi trong điều kiện môi trường thay đổi (khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết).



Câu 7

Hoàn thành bảng sau:

 

Phương pháp giải:

Nắm được các hình thức nhân giống của cây để áp dụng cho phù hợp với từng loại cây


Lời giải chi tiết:


39.8

 Tại sao cành được sử dụng để giâm cần phải có đủ mắt, chồi?

Phương pháp giải:

Hiểu được phương pháp giâm cành


Lời giải chi tiết:

Cành được sử dụng để giâm cần phải có đủ mắt, chồi vì cành giâm phải có đủ mắt, chồi mới có thể phát triển thành cây mới trong đó mắt sẽ mọc ra rễ mới, chồi sẽ mọc nên mầm non mới.



39.9

Để khôi phục các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, phương pháp nhân giống nào được sử dụng có hiệu quả nhất? Vì sao?


Phương pháp giải:

Cần tìm hiểu các biện pháp để khôi phục các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.


Lời giải chi tiết:

Để khôi phục các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, phương pháp nhân giống được sử dụng hiệu quả nhất là nuôi cấy tế bào và mô thực vật. Vì những cây thực vật quý hiếm thường rất khó nhân giống bằng phương pháp thông thường đồng thời nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy tế bào và mô thực vật sẽ tạo ra số lượng lớn cây con từ một phần nhỏ của cơ thể thực vật mẹ (vừa tiết kiệm giống gốc vừa tạo ra số lượng lớn cây con).



39.10

Nếu có 2 cây nhãn: cây 1 có khả năng chống chịu cao với các điều kiện môi trường khắc nghiệt nhưng cho quả ít, quả có cùi mỏng và nhạt; cây 2 cho nhiều quả, quả có cùi dày và ngọt nhưng chống chịu kém với điều kiện môi trường. Em sẽ sử dụng phương pháp nhân giống vô tính nào để được cây giống vừa có khả năng chống chịu cao với điều kiện môi trường, vừa cho nhiều quả, cùi dày và ngọt? Vì sao em lại sử dụng phương pháp đó?


Phương pháp giải:

Nhớ lại các phương pháp sinh sản của thực vật và đặc biệt là đối với cây thân gỗ


Lời giải chi tiết:

Phương pháp để tạo được cây giống vừa có khả năng chống chịu cao với điều kiện môi trường, vừa cho nhiều quả, quả cùi dày và ngọt là ghép cành. Vì phương pháp ghép cành có thể tạo ra cây mang đặc tính của nhiều loài mong muốn.



39.11

Khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt các cá thể sinh vật sinh sản vô tính bị chết. Vì sao?


Phương pháp giải:

Hiểu được sự ảnh hưởng của điều kiện sống tới sinh sản vô tính ở thực vật


Lời giải chi tiết:

Trong sinh sản hữu tính, cơ thể con chỉ nhận vật chất di truyền từ cơ thể mẹ nên đời con đồng nhất về mặt di truyền (kiểu gene giống nhau) do đó khả năng thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi. Bởi vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt các cá thể sinh vật sinh sản vô tính bị chết.



39.12

Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi mọc lại được đuôi mới, tôm cua có chân và càng bị gãy tái sinh được chân và càng mới có phải là sinh sản vô tính hay không? Vì sao? Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh ở các loài động vật.


Phương pháp giải:

Hiểu rõ được sinh sản vô tính ở sinh vật và phân biệt được với tái sinh ở động vật


Lời giải chi tiết:

Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi mọc lại được đuôi mới, tôm cua có chân và càng bị gãy tái sinh được chân và càng mới không phải là hình thức sinh sản vô tính. Vì hiện tượng này không thể tạo ra được cá thể mới mà chỉ giúp tái sinh những bộ phận bị tổn thương.

Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh ở các loài động vật:

  • Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con được tạo thành từ một phần của cơ thể mẹ.
  • Tái sinh là hiện tượng động vật mọc lại những phần cơ thể bị tổn thương, không tạo ra được cơ thể mới.