Bài 3. Khái quát về hệ điều hành trang 13, 14, 15 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
Khi mua một máy tính mới, máy tính bảng hay điện thoại thông minh, trước khi bắt đầu sử dụng cần kích hoạt chế độ cài đặt. Tại sao cần làm việc này và những gì được cài đặt vào máy?
Khởi động
Khi mua một máy tính mới, máy tính bảng hay điện thoại thông minh, trước khi bắt đầu sử dụng cần kích hoạt chế độ cài đặt. Tại sao cần làm việc này và những gì được cài đặt vào máy?
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Khi mua một máy tính mới, máy tính bảng hay điện thoại thông minh, trước khi bắt đầu sử dụng cần kích hoạt chế độ cài đặt. Để cho máy tính hoạt động được thì trước tiên cần cài đặt hệ điều hành vào trong máy tính. Nếu không cài hệ điều hành thì máy tính không hoạt động được.
HĐ1
Khi bật máy tính, ta phải chờ một lúc rồi mới có thể bắt đầu công việc. Với điện thoại thông minh có khác biệt gì không? Em hãy trả lời và giải thích rõ thêm.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết và trải nghiệm của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Khi bật máy tính, ta phải chờ một lúc rồi mới có thể bắt đầu công việc, với điện thoại thông minh cũng tương tự như thế. Ta phải chờ một lát để máy khởi động xong, sẵn sàng làm việc, điều khiển và xử lí tạo giao diện trung gian giữa các thiết bị hệ thống với phần mềm ứng dụng, đồng thời quản lí các thiết bị của hệ thống, phân phối tài nguyên và điều khiển các quá trình xử lý hệ thống.
HĐ2
Ngoài hệ điều hành Windows, em có biết hệ điều hành nào khác không?
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết và trải nghiệm của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ngoài hệ điều hành Windows, còn có một số hệ điều hành khác như: Android, iOS, Linux, ….
1
Tìm hiểu các khả năng của máy tính hay điện thoại (ưu tiên tìm hiểu hệ điều hành Android hay iOS).
a) Khả năng phát âm thanh và video.
b) Thử nghiệm chụp ảnh ở chế độ chụp ảnh toàn cảnh, ghi ảnh, xem lại và chia sẻ cho người khác.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức vừa học trong bài để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Khả năng phát âm thanh và video của Android/iOS rất tốt, âm thanh to, rõ.
b) Học sinh tự thực hiện chụp ảnh ở các chế độ, xem lại và chia sẻ cho người khác trên máy tính, điện thoại của mình. Các thao tác chụp ảnh ở chế độ chụp ảnh toàn cảnh, ghi ảnh, xem lại và chia sẻ cho người khác thực hiện đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng.
2
Một số tổ hợp phím tắt của hệ điều hành Windows cho phép người dùng thao tác nhanh hơn khi dùng chuột. Hãy khám phá tác dụng của một số phím tắt dưới đây và mô tả các bước thao tác bằng chuột để có kết quả tương tự.
a) Ctrl + Win + O: bật/tắt bàn phím ảo trên màn hình.
b) Alt + Tab: chuyển cửa sổ đang hoạt động.
c) Win + D: chuyển sang màn hình nền.
d) Win + H: bật/tắt micro.
e) Win +. (hoặc ;): bật/tắt cửa sổ chứa các biểu tượng cảm xúc.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung kiến thức đã học, thực hành và đưa ra câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
a) Ctrl + Win + O: bật/tắt bàn phím ảo trên màn hình.
Dùng chuột: Nhấn vào biểu tượng kính lúp trên thanh Taskbar, rồi gõ osk, sau đó nháy chuột vào On-Screen Keyboard.
b) Alt + Tab: chuyển cửa sổ đang hoạt động.
Dùng chuột: Nháy chuột vào cửa sổ quan tâm.
c) Windows + D: chuyển sang màn hình nền
Dùng chuột: Di chuyển con trỏ chuột và nháy chuột vào thanh góc dưới bên phải màn hình.
e) Win+H: bật/tắt micro.
Dùng chuột: Nhấn nút Start → gõ vào "Microphone" → nhấn chọn dòng Choose which apps can access your microphone để truy cập vào mục quản lý micro. Bạn sẽ được chuyển đến cửa sổ quản lý Microphone. Tại đây tìm đến mục Allow apps to access your microphone và gạt nút trạng thái sang vị trí Off để tắt Micro cho toàn bộ ứng dụng. Hoặc gạt ngược lại sang On để bật lại micro.
g) Win+. (hoặc ;): bật tắt chứa các biểu tượng cảm xúc.
Dùng chuột:
- Bước 1: Nhấn chuột phải vào thanh taskbar hay còn gọi là thanh tác vụ sau đó chọn Show touch keyboard button.
- Bước 2: Sau đó ở góc dưới màn hình sẽ hiện một biểu tượng bàn phím bạn hãy nhấp vào.
- Bước 3: Sau khi nhấp vào biểu tượng bàn phím thì sẽ hiện ra một giao diện bàn phím ảo bạn hãy chọn biểu tượng mặt cười.
Vận dụng
Tìm hiểu xem điện thoại thông minh của em dùng hệ điều hành gì? Nó có phải là hệ điều hành mã nguồn mở hay không?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học trong bài.
Lời giải chi tiết:
Điện thoại thông minh em đang dùng là hệ điều hành iOS. Đây không phải là hệ điều hành mã nguồn mở. Hoặc hệ điều hành Android, đây là hệ điều hành mã nguồn mở.
CH1
Hệ điều hành có phải là phần mềm duy nhất trong máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Kiến thức đã học trong bài 3.
Lời giải chi tiết:
Hệ điều hành không phải là phần mềm duy nhất trong máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Vì sao hệ điều hành là phần mềm được cài đặt đầu tiên trong máy tính, sau đó mới cài đặt đến các phần mềm khác, đó là các phần mềm ứng dụng, phục vụ mục đích cụ thể của người sử dụng.
CH2
Nêu tên một số hệ điều hành thương mại thường gặp?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung bài học và kiến thức thực tế.
Lời giải chi tiết:
Một số hệ điều hành thương mại thường gặp là: MS DOS, Windows.
CH3
Nêu tên một số phần mềm mã nguồn mở thường gặp?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung bài học và kiến thức thực tế.
Lời giải chi tiết:
Một số phần mềm mã nguồn mở thường gặp là: Linux, Android.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 3. Khái quát về hệ điều hành trang 13, 14, 15 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều timdapan.com"