Bài 27. Thực hành hô hấp tế bào trang 23, 24 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Các khẳng định nào sau đây về hô hấp ở thực vật là đúng?
27.1
Các khẳng định nào sau đây về hô hấp ở thực vật là đúng?
A. Thực vật chỉ hô hấp vào ban đêm
B. Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể sinh vật
C. Rễ cây không thực hiện hô hấp
D. Hạt nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng có hoạt động hô hấp mạnh
Phương pháp giải:
Nhớ lại khái niệm về hô hấp ở thực vật
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D
27.2
Mục đích của việc ngâm hạt trong nước ở bước chuẩn bị hạt nảy mầm là gì?
Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong cốc hoặc đĩa Petri có tác dụng gì?
Tại sao sau khi hạt được ngâm nước lại để trong tủ ấm có nhiệt độ từ 30 đến 35 độ C hoặc điều kiện nhiệt độ trong phòng?
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức hô hấp kết hợp với làm thí nghiệm để giải thích.
Lời giải chi tiết:
Mục đích của việc ngâm hạt trong nước là cung cấp đủ nước cho hạt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào diễn ra → tạo ra năng lượng, vật chất kích thích hạt nảy mầm.
- Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng cung cấp nước (nguyên liệu) liên tục cho quá trình hô hấp tế bào để đảm bảo đủ vật chất và năng lượng cho sự phát triển của mầm cây.
- Sau khi hạt được ngâm nước, để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ 30oC đến 35oC hoặc điều kiện nhiệt độ phòng để tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả, đảm bảo tỉ lệ nảy mầm, phát triển của hạt.
27.3
Cường độ hô hấp ở một số đối tượng thực vật được trình bày trong bảng sau:
Hãy nhận xét về cường độ hô hấp của các đối tượng thực vật trên, từ đó rút ra kết luận gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng để nhận xét cường độ hô hấp của các đối tượng thực vật
Lời giải chi tiết:
Nhận xét về cường độ hô hấp của các đối tượng thực vật trên: Cường độ hô hấp của các đối tượng thực vật trên là khác nhau. Trong đó, hạt hướng dương nảy mầm có cường độ hô hấp mạnh nhất và củ khoai tây có cường độ hô hấp thấp nhất.
Kết luận: Ở thực vật, mọi cơ quan đều diễn ra quá trình hô hấp. Cường độ hô hấp ở các cơ quan là khác nhau trong đó quá trình hô hấp ở thực vật diễn ra mạnh mẽ ở các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa đang nở, quả đang phát triển,…
27.4
Tại sao khi tìm hiểu về hô hấp tế bào ở thực vật người ta lại sử dụng hạt nảy mầm để làm thí nghiệm? Có thể dung hoa hoặc quả được không? Giải thích
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm hô hấp và cường độ hô hấp của hạt nảy mầm để giải thích
Lời giải chi tiết:
Khi tìm hiểu về hô hấp tế bào ở thực vật người ta lại sử dụng hạt nảy mầm để làm thí nghiệm vì hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp diễn ra mạnh mẽ → dễ dàng quan sát kết quả thí nghiệm.
Không nên dùng hoa hoặc quả để thay thế dù ở những cơ quan này hoạt động hô hấp cũng diễn ra vì cường độ hô hấp thấp hơn, điều kiện thí nghiệm phải nghiêm ngặt hơn (hoa, quả hái xuống dễ bị thối hỏng; quả xanh vẫn diễn ra quá trình quang hợp;… làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm).
Câu 5
Tại sao hạt giống để lâu sau khi thu hoạch thì sức nảy mầm giảm?
Phương pháp giải:
Khi để lâu sau thu hoạch, quá trình hô hấp của hạt giống diễn ra gây ảnh hưởng tới tỉ lệ nảy mầm
Lời giải chi tiết:
Hạt giống để lâu sau khi thu hoạch thì sức nảy mầm giảm vì trong quá trình bảo quản thì quá trình hô hấp của hạt giống vẫn diễn ra làm giảm hàm lượng chất hữu cơ trong hạt → Giảm sút khối lượng và chất lượng hạt giống → Tỉ lệ nảy mầm giảm.
27.6
Vào kì nghỉ hè Lan thường được mẹ hướng dẫn làm giá đỗ từ hạt đậu xanh để có thêm nguồn rau sạch, các bước làm như sau:
Bước 1: Lọc bỏ những hạt lép, mọt hoặc bị vỡ
Bước 2: Để hạt đậu xanh trong rổ (rá) và chà sát.
Bước 3: Ngâm hạt đậu trong nước ấm (40-50 độ C) khoảng 2-3h
Bước 4: Cho hạt vào dụng cụ làm giá, để trong chỗ tối và cho hạt đậu “uống nước” mỗi ngày 2 lần.
Dựa trên những hiểu biết của mình, em hãy giải thích cơ sở của các bước làm trên
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình hô hấp của hạt nảy mầm để giải thích các quá trình
Lời giải chi tiết:
Cơ sở của các bước làm trên là:
- Bước 1: Lọc bỏ những hạt lép, mọt hoặc vỡ để loại bỏ những hạt có khả năng nảy mầm kém → Giá đỗ không bị thối.
- Bước 2: Để hạt đậu trong rổ (rá) và chà xát để kích thích khả năng cảm ứng của hạt để hạt nảy mầm tốt hơn.
- Bước 3: Ngâm hạt đậu trong nước ấm (40oC đến 45oC) khoảng 2 đến 3 giờ để các tế bào hạt no nước → Kích thích quá trình hô hấp tế bào diễn ra nhanh và mạnh hơn để hạt có đủ vật chất và năng lượng cho sự nảy mầm.
- Bước 4:
+ Để trong chỗ tối để tránh trường hợp hạt tiếp xúc với ánh sáng tạo ra các chất trung gian gây đắng và không tốt cho sức khỏe con người; đồng thời, trong bóng tối, quá trình tạo giá cũng diễn ra nhanh hơn.
+ Cho hạt đậu “uống nước” hai lần mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho giá đỗ phát triển.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: " Bài 27. Thực hành hô hấp tế bào trang 23, 24 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7 timdapan.com"