Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Ở nhiệt độ trong phòng, các phân tử trong không khí có thể chuyển động với tốc độ từ hàng trăm tới hàng nghìn m/s. Tại sao khi mở một lọ nước hoa ở đầu lớp thì phải một lúc sau, người ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi thơm?
26.1
Ở nhiệt độ trong phòng, các phân tử trong không khí có thể chuyển động với tốc độ từ hàng trăm tới hàng nghìn m/s. Tại sao khi mở một lọ nước hoa ở đầu lớp thì phải một lúc sau, người ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi thơm?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân, về nguyên tử và phân tử
Lời giải chi tiết:
Vì các phân tử nước hoa luôn chuyển động không ngừng từ đầu lớp đến cuối lớp, khi chuyển động, các phân tử nước hoa và chạm vào các phân tử không khí nên khi mở lọ nước hoa trong lớp thì vài giây sau cả lớp sẽ ngửi được mùi nước hoa
26.2
1. Mô tả, giải thích và thực hiện hai cách khác nhau để làm tăng năng lượng nhiệt của hai bàn tay mình.
2. Tìm ví dụ thực tế về sự chuyển hóa từ nhiệt năng sang các dạng năng lượng khác và ngược lại.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân
Lời giải chi tiết:
1. Cách 1: Cọ xát hai tay vào nhau do có ma sát sinh ra nhiệt nên sẽ tăng nhiệt cho bàn tay.
Cách 2: Chạm tay vào cốc nước ấm hoặc túi chườm nóng, nhiệt sẽ truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến tay giúp tăng năng lượng nhiệt của hai bàn tay.
2. Ví dụ:
Điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng: Bóng đèn sợi đốt vonfram, bếp hồng ngoại, máy sấy tóc,..
Quang năng biến đổi thành nhiệt năng: Ánh sáng Mặt Trời sưởi ấm, phơi đồ,..
26.3
1. So sánh động năng của phân tử nước ở Hình 26.4a với động năng của phân tử nước ở Hình 26.4b (SGK KHTN 8)
2. So sánh nội năng của nước trong hai cốc ở Hình 26.4 SGK KHTN 8
Phương pháp giải:
Vân dụng kiến thức về động năng của phân tử
Lời giải chi tiết:
1. Động năng của phân tử nước ở Hình 26.4a lớn hơn động năng của phân tử nước ở Hình 26.4b vì nhiệt độ càng cao phân thử chuyển động càng nhanh, động năng càng lớn.
2. Nội năng là tổng động năng và thể năng của các phân tử nước, nên nội năng của nước trong hai cốc là như nhau.
26.4
Thả một quả cầu kim loại ở nhiệt độ trong phòng vào một cốc nước nóng (Hình 26.5 SGK KHTN 8) thì động năng của phân tử nước và nguyên tử kim loại; nội năng của nước và của quả cầu trong bình thay đổi như thế nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về động năng của phân tử, nguyên tử và nội năng
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình trên, động năng của phân tử nước giảm, nội năng nước giảm
Động năng nguyên tử kim loại tăng, nội năng của quả cầu trong bình tăng.
26.5
Từ kết quả thí nghiệm ở Hình 26.6 SGK KHTN 8, trả lời các câu hỏi sau:
1. Tại sao từ khi bắt đầu đun tới khi nước bắt đầu sôi thì nhiệt độ của nước tăng dần?
2. Khi nước đã sôi, nhiệt độ của nước không tăng dù vẫn tiếp tục đun thì nhiệt năng mà nước nhận được từ đèn cồn đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về nhiệt năng
Lời giải chi tiết:
1. Từ khi bắt đầu đun tới khi nước bắt đầu sôi thì nhiệt độ của nước tăng dần do khi đun nước, các phân tử nước được làm nóng, chuyển động nhanh hơn làm cho nhiệt độ của nước tăng lên
2. Khi nước đã sôi, nhiệt độ của nước không tăng dù vẫn tiếp tục đun thì nhiệt năng mà nước nhận được từ đèn cồn đã chuyển hoá thành dạng năng lượng giúp chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể hơi.
26.6
Khi chuyển động nhiệt của các phần tử cấu tạo nên vật tăng lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng
A. Nhiệt độ
B. Nhiệt năng
C. Khối lượng
D. Thể tích
Phương pháp giải:
khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì nhiệt độ, nhiệt năng và thể tích của vật đều tăng (Thể tích tăng lên do khoảng cách các phân tử tăng theo). Chỉ có khối lượng là lượng chất chứa trong vật luôn không đổi nên khối lượng của vật là không tăng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
26.7
Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của vật là đúng?
A. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng
B. Chỉ những vật chuyển động mới có nhiệt năng
C. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng
D. Mọi vật đều có nhiệt năng
Phương pháp giải:
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật. Do phân tử nguyên tử chuyển động hỗn loạn không ngừng nên bất kì vật nào cũng có nhiệt năng
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
26.8
Gạo được đổ vào nồi nước và gạo được đổ vào máy xát đều nóng lên. Về mặt thay đổi nhiệt năng của gạo thì có gì giống nhau, khác nhau trong hai hiện tượng trên
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức về nhiệt năng
Lời giải chi tiết:
+) Giống nhau: Nhiệt năng đều tăng.
+) Khác nhau: Khi nấu nhiệt năng tăng do truyền nhiệt, khi xát nhiệt tăng do nhận công.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 timdapan.com"