Bài 21. Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Em hãy kể một số hoạt động của Quốc hội (hoặc Chủ tịch nước, Chính phủ) trong thực tiễn và chia sẻ ý nghĩa của hoạt động đó.
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 131 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy kể một số hoạt động của Quốc hội (hoặc Chủ tịch nước, Chính phủ) trong thực tiễn và chia sẻ ý nghĩa của hoạt động đó.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Hoạt động của Quốc hội: Tại phiên họp thứ 7 sáng 19/1, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV.
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, việc tổ chức Kỳ họp đạt được những thành công rất đáng ghi nhận là do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Chính phủ với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội với việc biểu quyết thông qua một số Nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ; Nghị quyết kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
- Ý nghĩa: Các Nghị quyết ngày có ý nghĩa rất to lớn nhằm góp phần phục hồi nền kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội, cuộc sống của người dân trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường. Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất được tổ chức đã giải quyết những vấn đề cấp bách, thiết thực trong đời sống xã hội, được cử tri và Nhân dân đánh giá cao.
1
Trả lời câu hỏi trang 131 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Quốc hội đã thực hiện chức năng lập pháp như thế nào trong kì họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV?
2. Chức năng lập hiến, lập pháp của Quốc hội được biểu hiện như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc các thông tin và nêu lên Quốc hội thực hiện chức năng lập pháp như thế nào trong kì họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV.
- Nêu được sự biểu hiện của chức năng lập hiến, lập pháp của Quốc hội.
Lời giải chi tiết:
1. Chức năng lập pháp của Quốc hội:
- Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2013.
- Kì họp thứ 9 Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua 10 luật.
2. Chức năng lập hiến, lập pháp của Quốc hội:
- Chức năng lập hiến của Quốc hội được biểu hiện thông qua hoạt động soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, thông qua, ban hành Hiến pháp.
- Chức năng lập pháp của Quốc hội được biểu hiện thông qua hoạt động lập chương trình xây dựng, soạn thảo, thẩm tra, lấy ý kiến, thông qua, ban hành các văn bản luật.
2
Trả lời câu hỏi trang 132 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Trong nhiệm kì khóa XIV, Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng nào của đất nước?
2. Theo em, Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề nào để thực hiện chức năng của mình? Nêu ví dụ minh họa.
Phương pháp giải:
Đọc các thông tin để nêu lên Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng nào của đất nước nhiệm kì khóa XIV. Nêu được những vấn đề Quốc hội có quyền quyết định để thực hiện chức năng của mình
Lời giải chi tiết:
1.Trong nhiệm kì khóa XIV, Quốc hội đã quyết định những vấn đề là:
- Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành
- Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2017- 2020,
- Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2012-2030, ...
2. Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, phát triển nhà nước và nâng cao đời sống của nhân dân, những vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh đất nước.
Ví dụ: dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
3
Trả lời câu hỏi trang 133 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Theo em, tại sao hoạt động của Nhà nước cần có sự giám sát tối cao của Quốc hội?
Phương pháp giải:
Đọc các thông tin để tìm câu trả lời phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan, thiết chế chính trị do Quốc hội thành lập trong bộ máy nhà nước.
4
Trả lời câu hỏi trang 133 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy quan sát sơ đồ để trả lời câu hỏi:
Theo em, có thể thay đổi vị trí của các thành phần trong sơ đồ trên được không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Quan sát sơ đồ và dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
Không thể tự ý thay đổi vị trí các thành phần trong sơ đồ trên vì cơ cấu tổ chức của Quốc hội đã được quy định tại Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Mỗi cơ quan, cá nhân trong Quốc hội giữ một vị trí, vai trò riêng.
5
Trả lời câu hỏi trang 134 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Em hãy cho biết, kì họp của Quốc hội có phải là hình thức hoạt động của Quốc hội không. Vì sao?
2. Nêu các hình thức hoạt động của Quốc hội mà em biết
Phương pháp giải:
Em đọc thông tin và dựa vào hiểu biết của bản thân để tìm câu trả lời phù hợp
Lời giải chi tiết:
1. Kì họp của Quốc hội là hình thức hoạt động của Quốc hội vì:
- Kì họp là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực nhà nước của Quốc hội; đồng thời là nơi thể hiện trí tuệ tập thể của các đại biểu Quốc hội.
- Tại kì họp, Quốc hội thảo luận dân chủ và quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.
2. Các hình thức hoạt động của Quốc hội là: kì họp Quốc hội, phiên họp Quốc hội, cuộc họp Quốc hội.
6
Trả lời câu hỏi trang 135 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Em hãy cho biết, các thông tin trên đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì của Chủ tịch nước.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin và nêu hiểu biết của em về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì của Chủ tịch nước.
Lời giải chi tiết:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước là:
- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước;
- Quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
7
Trả lời câu hỏi trang 136 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Dựa vào các thông tin trên, em hãy cho biết hình thức hoạt động của Chủ tịch nước là gì.
Phương pháp giải:
Em đọc các thông tin và nêu hình thức hoạt động của Chủ tịch nước.
Lời giải chi tiết:
Hình thức hoạt động của Chủ tịch nước là:
- Các hoạt động cá nhân: lắng nghe, tìm hiểu đời sống nhân dân, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của mọi người dân, thăm và tặng quà cho các cá nhân tiêu biểu,...
- Việc ban hành lệnh, quyết định.
- Việc ủy nhiệm cho Phó Chủ tích nước thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình.
8
Trả lời câu hỏi trang 136 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP thể hiện chức năng gì?
2. Vì sao Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội ở phiên họp, kì họp của Quốc hội?
3. Chức năng hành pháp của Chính phủ là gì? Vì sao Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội?
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết và đọc thông tin để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP thể hiện chức năng hành pháp của chính phủ.
2. Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội ở phiên họp, kì họp của Quốc hội vì: Luật Tổ chức Chính phủ quy định: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
3. Chính phủ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện qua các phương diện như:
- Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội
- Đề xuất dự thảo luật trình Quốc hội;
- Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền, an hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành: tổ chức thực hiện pháp luật;
- Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia trên cơ sở quy định của pháp luật....
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội vì Chính phủ do Quốc hội bầu ra, chịu sự giám sát của Quốc hội.
9
Trả lời câu hỏi trang 137 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Dựa vào sơ đồ 2, em hãy trình bài cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Kể tên các bộ và cơ quan ngang bộ của nước ta hiện nay.
Phương pháp giải:
Em quan sát sơ đồ 2 và dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
+ Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao.
+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm bộ và cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về một số ngành, lĩnh vực và các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
+ Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Các bộ và cơ quan ngang bộ của nước ta hiện nay: Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ xây dựng, Bộ Y tế.
10
Trả lời câu hỏi trang 138 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Chính phủ hoạt động theo hình thức nào?
2. Việc Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số thể hiện nguyên tắc gì trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Phương pháp giải:
Em đọc thông tin và dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
1. Chính phủ hoạt động theo 3 hình thức:
- Thông qua các phiên họp của Chính phủ
- Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ
- Thông qua hoạt dộng của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
2. Việc Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số thể hiện nguyên tắc chế độ tập thể quyết định theo đa số trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1
Trả lời câu hỏi trang 138 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc các ý kiến dựa vào hiểu biết để nói lên suy nghĩ của mình
Lời giải chi tiết:
a. Đúng. Vì Quốc hội thực hiện quyền lập pháp thông qua các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền soạn thảo, xây dựng.
b. Sai. Chỉ có công dân từ đủ 18 tuổi trở lên mới được tham gia biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
c. Đúng. Vì nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ là đại biểu Quốc hội và được các đại biểu Quốc hội khác bầu nên. Do đó, nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.
2
Trả lời câu hỏi trang 139 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau?
Phương pháp giải:
Em đọc các tình huống và nói lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
a. Việc làm của B là đúng, B đã giúp người dân hiểu rõ và chính xác quy định quản lý, sử dụng pháo của Chính phủ.
b. A làm đúng. Việc xem tường thuật phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội giúp chúng ta có thêm nhiều thông tin bổ ích về tình hình đất nước.
c. bà N đã làm sai vì không có quyền được bỏ phiếu bầu cử thay người khác, trừ một số trường hợp theo luật định.
d. K đã làm đúng. K đã thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
3
Trả lời câu hỏi trang 139 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy xử lí các tình huống sau:
Nếu là Đ, em sẽ nói gì với H?
Nếu là V, em sẽ làm gì?
Phương pháp giải:
Em đọc các tình huống và dựa vào kiến thức đã học để xử lí tình huống.
Lời giải chi tiết:
a. Nếu là Đ, em sẽ giải thích cho H hiểu về vai trò của Quốc hội đối với đất nước và đối với nhân dân nói chung và đối với học sinh nói riêng. Đồng thời, khuyên H nên tìm hiểu những thông tin về Quốc hội để phục vụ cho học tập cũng như cuộc sống.
b. Nếu là V, em sẽ giải thích, góp ý để chú H hiểu đúng về vị trí, vai trò của một số lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.
4
Trả lời câu hỏi trang 139 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy tìm hiểu và cho biết Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ của nước ta hiện nay là ai?
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Chủ tịch Quốc hội: Vương Đình Huệ
- Phó Chủ tịch Quốc hội: Trần Quang Phương, Nguyễn Khắc Định, Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Đức Hải
- Chủ tịch nước: Nguyễn Xuân Phúc
- Phó Chủ tịch nước: Võ Thị Ánh Xuân
- Thủ tướng Chính phủ: Phạm Minh Chính
- Phó Thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành
1
Trả lời câu hỏi trang 139 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em và các bạn hãy liệt kê các việc học sinh có thể làm để góp phần ủng hộ các chính sách của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đối với người dân ở địa phương em.
Phương pháp giải:
Em cùng các bạn thảo luận và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Việc học sinh có thể làm:
+ Đi bỏ phiếu khi đến tuổi theo quy định
+ Tìm hiểu về Hiến pháp, pháp luật.
+ Tìm hiểu về bộ máy nhà nước.
+ Tuân thủ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.
- Việc không nên làm: tránh những tư tưởng sai lệch, xuyên tạc thông tin về Chính phủ.
2
Trả lời câu hỏi trang 139 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề bài:
Em hãy viết một bài luận về ý nghĩa của việc Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi làm Hiến pháp và chia sẻ sản phẩm với cả lớp.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự;
- Tạo điều kiện người dân có thể thể hiện các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể của Hiến pháp
- Nếu không lấy ý kiến của nhân dân sẽ dẫn đến một Hiến pháp không tốt, không tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân và như thế có thể gây chia rẽ, có hại cho sự phát triển của đất nước.
- Khi thực hiện trưng cầu dân ý, ngay cả ý kiến khác trái chiều chúng ta cũng cần trân trọng, ghi nhận và suy nghĩ một cách thấu đáo để giúp chất lượng Hiến pháp cao hơn.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 21. Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam timdapan.com"