Bài 20. Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới trang 51, 52 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

Phân bố dân cư trên thế giới có đặc điểm. Nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư. Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa.


1.1

1.1 Phân bố dân cư trên thế giới có đặc điểm là

A. tập trung ở các nước phát triển.

B. tập trung nhiều ở châu Phi.

C. không thay đổi theo thời gian.

D. không đều trong không gian.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1a (tình hình phân bố dân cư thế giới) và quan sát hình 20.

Lời giải chi tiết:

Dân cư thế giới phân bố rất không đều, có vùng tập trung đông đúc: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu,…lại có những vùng thưa dân như Bắc Á, châu Đại Dương….

=> Chọn đáp án D.


1.2

Nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư là

A. điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình.

B. lịch sử khai thác lãnh thổ.

C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

D. di cư.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1b (Các nhân tố tác động đến sự phân bố dân cư)

Lời giải chi tiết:

Tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người.

Ví dụ: khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư rất thưa thớt do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.

Kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: quyết định việc phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác. Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế.

Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Ví dụ: Ở Việt Nam, Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long => dân cư Đồng bằng sông Hồng đông đúc hơn.

+ Di cư.

Ví dụ: Các luồng di cư lớn trong lịch sử có thể làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục.

=> Chọn đáp án C


1.3

Tỉ lệ dân thành thị tăng là biểu hiện của

A. quá trình đô thị hoá.

B. sự phân bố dân cư không hợp lí.

C. mức sống giảm xuống.

D. số dân nông thôn giảm đi.

Phương pháp giải:

Em hãy nhớ lại kiến thức về phần dân cư để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Tỉ lệ dân thành thị là một trong các thước đo quan trọng về trình độ phát triển của quá trình đô thị hóa và là cơ sở để đánh giá mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia.

⇨    Chọn đáp án A


1.4

Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là

A. làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.

B. tỉ lệ dân thành thị tăng lên một cách tự phát.

C. tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.

D. góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin ở bảng 20.1 trang 62 SGK và dùng phương án loại trừ

Lời giải chi tiết:

Các đáp án A,B,C đều là tác động tiêu cực

=> chọn đáp án D


1.5

Ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hóa tự phát là

A. làm thay đổi sự phân bố dân cư.

B. làm thay đổi tỉ lệ sinh tử

C. làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày càng tăng.

D. làm thay đổi cơ cấu kinh tế.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin ở bảng 20.1 trang 62 SGK

Lời giải chi tiết:

Tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa tự phát:

+ Giá cả ở đô thị thường cao => Do nhu cầu lớn về các mặt hàng nên giá cả tăng.

+ Tạo áp lực về nhà ở, việc làm, cơ sở hạ tầng => Do dân số tăng lên nhanh chóng.

+ Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội.

+ Đô thị hóa tự phát thường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn.
=> Chọn đáp án C.


Câu 2

Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn, đọc lại kiến thức về khái niệm đô thị hóa để điền các cụm thích hợp cho trước từ vào chỗ chấm.

Lời giải chi tiết:

(1) kinh tế - xã hội

(2) số lượng và quy mô

(3) tập trung dân cư

(4) Tỉ lệ dân thành thị

(5) mức độ đô thị hóa


Câu 3

Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai.

a, Các nhân tố tự nhiên tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho đô thị hóa

b, Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hóa.

c, Chính sách phát triển đô thị quyết định đến hướng phát triển đô thị trong tương lai.

Phương pháp giải:

- Đọc các câu a, b, c.

- Dựa vào kiến thức đã học về đô thị hóa hội để nhận xét câu nào đúng, câu nào sai và sửa lại câu sao cho đúng.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: a, c: Đúng; b: Sai

- Sửa

b. Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hóa.


Câu 4

Tại sao cơ cấu lao động theo khu vực (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) lại khác nhau giữa các nước?

Phương pháp giải:

Cơ cấu lao động chịu ảnh hưởng bởi trình độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế của quốc gia, khu vực

Lời giải chi tiết:

Cơ cấu lao động theo khu vực lại khác nhau giữa các quốc gia do mỗi quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau dẫn đến sự khác nhau về cơ cấu kinh tế. Các quốc gia phát triển có ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP nền kinh tế thì tỉ lệ lao động làm việc trong các khu vực kinh tế này cao và ngược lại. Các quốc gia đang phát triển, ngành nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, tỉ lệ lao động làm việc trong ngành sẽ còn nông nghiệp cao.


Câu 5

Ghép các ô xung quanh với các ô ở giữa sao cho phù hợp.

 

Phương pháp giải:

- Dựa vào kiến thức đã học về các nhân tố tác động đến sự phân bố dân số để nối cho phù hợp

Lời giải chi tiết:

1 – a, c, e, h, k ; 2 – b, d, g, i, l 


Câu 6

Cho bảng số liệu:

- Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị và nông thôn thế giới giai đoạn 1950 – 2020.

- Nêu nhận xét.


 

Phương pháp giải:

- Xác định biểu đồ thích hợp nhất: “thể hiện sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị và nông thôn” => biểu đồ miền.

- Cách vẽ biểu đồ:

+ Trục tung thể hiện tỉ lệ (%), trục hành thể hiện năm (1950, 1970, 2000 và 2020) – chia khoảng cách năm không đều.

+ Dựa vào bảng số liệu, thể hiện số liệu dân thành thị và nông thôn lên biểu đồ.

+ Chú ý viết chú giải, tên biểu đồ.

- Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Biểu đồ tỉ lệ dân thành thị và nông thôn thế giới giai đoạn 1950 – 2020 (%)

=> Nơhận xét:

Giai đoạn 1950 - 2002, tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục qua các năm, tỉ lệ dân nông thôn giảm liên tục qua các năm. Cụ thể:

- Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị đạt 56,2%, tăng 26,6% so với năm 1950.

- Năm 2020, tỉ lệ dân nông thôn chỉ đạt 43,8%, giảm 26,6% so với năm 1950.


Câu 7

Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường?

Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức về ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực bảng 20.1 SGK trang 62

Lời giải chi tiết:

Ảnh hưởng của đô thị hóa:

Đối với kinh tế:

- Tích cực:

+ Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

=> Đô thị hóa là sự tăng lên nhanh chóng số lượng dân cư trong thành phố => bổ sung lao động cho các khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

+ Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

=> Đô thị hóa luôn gắn liền công nghiệp => cơ cấu kinh tế thay đổi (giảm tỉ trọng khu vực NN, tăng tỉ trọng khu vực CN – XD và DV) => đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

+ Tăng năng suất lao động.

- Tiêu cực: giá cả ở đô thị thường cao.

=> Do nhu cầu lớn về các mặt hàng nên giá cả tăng.

Đối với xã hội:

- Tích cực:

+ Tạo thêm nhiều việc làm mới.

=> Đô thị hóa với số lượng dân cư tăng lên nhanh chóng => xuất hiện các nhu cầu mới của con người => tạo việc làm mới.

+ Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống.

+ Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của 1 bộ phận dân cư.

=> Đô thị hóa gắn liền công nghiệp hóa => đòi hỏi lao động chất lượng cao, có chuyên môn kĩ thuật => người lao động muốn có việc làm cần nâng cao trình độ của bản thân.

- Tiêu cực:

+ Tạo áp lực về nhà ở, việc làm, cơ sở hạ tầng.

=> Do dân số tăng lên nhanh chóng.

+ Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội.

Đối với môi trường:

- Tích cực: mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Tiêu cực: đô thị hóa tự phát thường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn.

Bài giải tiếp theo