Bài 19: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng (Bài viết số 1) trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức

Chọn 1 trong 2 đề dưới dãy: Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách. Để 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường.


Chọn 1 trong 2 đề dưới dãy:

Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách.

Để 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường.

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 100 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Dựa vào các ý tìm được được trong hoạt động Viết ở Bài 18, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài đã chọn.

Lưu ý

- Ý kiến tán thành cần được trình bày rõ ràng.

- Để thuyết phục người đọc, cần lựa chọn những lí do và dẫn chứng tiêu biểu.

Phương pháp giải:

Em dựa vào các ý tìm được được trong hoạt động Viết ở Bài 18, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài đã chọn.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Đề 2:

Việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường là một ý kiến hay, em đồng tình và ủng hộ kế hoạch này được thực hiện. Lí do thứ nhất, thể dục thể thao giúp tăng cường, rèn luyện sức khoẻ; tinh thần lạc quan, thoải mái. Điều này chứng minh qua những giờ học thể chất, hầu như bạn nào cũng rất mong muốn được ra khỏi bàn học, vận động tay chân cho thoải mái. Trong giờ thể chất, chúng em dù có mất trật tự, dù có hiếu động nhưng đó là biểu hiện của sự thoải mái, vui vẻ. Lí do thứ hai, nhà trường chủ yếu đề cao chú trọng hoạt động học tập, coi nhẹ các hoạt động thể dục thể thao, thậm chí coi nhẹ môn Giáo dục Thể chất. Em từng nghe các bạn nói không sợ môn thể chất vì kiểu gì cũng có thể dễ dàng thi và thi đạt. Nhiều bạn trong giờ thể dục toàn trường cũng không chịu tập, bỏ bê và coi như tập thể dục rất mệt mỏi, không mang lại lợi ích gì. Song, khi hiểu rõ tác dụng của thể dục thể thao, em nghĩ việc vận động sẽ được tích cực hơn, mọi người cùng tôn trọng giáo dục thể chất thì học sinh cũng sẽ hiểu đúng về hoạt động bổ ích này. Tóm lại, nếu việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường được thực hiện, em nghĩ sẽ được phần đông các bạn ủng hộ và mong muốn tham gia, thực hiện.


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 100 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Đọc soát và chỉnh sửa lỗi (nếu có).

- Lỗi về bố cục

- Lỗi về nội dung

- Lỗi dùng từ, viết câu, chính tả,...

Phương pháp giải:

Em đọc soát và chỉnh sửa lỗi (nếu có).

Lời giải chi tiết:

Em đọc soát và chỉnh sửa lỗi (nếu có).


Vận dụng

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 100 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Tìm đọc sách báo viết về những thầy thuốc nổi tiếng của Việt Nam.

Phương pháp giải:

Em tìm đọc sách báo viết về những thầy thuốc nổi tiếng của Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch:

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909- 1968), sinh ra tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 1928, ông là sinh viên Trường đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1934, tốt nghiệp Bác sĩ y khoa tại Pháp. Sau hai năm, ông trở về Sài Gòn, mở phòng khám và bệnh viện tư chuyên chữa bệnh lao và bệnh phổi.

Công lao của ông đối với ngành y tế miền Nam thật là to lớn. Hơn ai hết, ông quan tâm đến chiến trường miền Nam, ngay từ sau năm 1955, ông đã tập hợp cán bộ miền Nam, phần lớn là y tá, để bổ túc thành y sĩ rồi bác sĩ, cũng như bổ túc dược tá thành dược sĩ trung học, rồi dược sĩ đại học và cử đi vào chiến trường.

Là người sáng lập Viện Chống lao Trung ương. Đã chỉ đạo nhiều công trình nghiên cứu về phòng lao (BCG chết), chữa lao (kích sinh chất filatop, subtilis) cũng như nhiều bệnh phổi (viêm phế quản mạn, bụi phổi, nấm phổi, kí sinh trùng phổi, vv.), đặt nền móng cho hình thành chuyên khoa lao và các bệnh phổi ở Việt Nam. Xây dựng mạng lưới y tế Việt Nam, tổ chức y tế cơ sở làm tiền đề cho triển khai đường lối chăm sóc sức khỏe ban đầu sau này. Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).

Danh y Hải Thượng Lãn Ông:

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác ( 1720 – 1791). Ông sinh ra tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều.Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy.

Ông là nhà Y học lớn, nhà Văn hóa lớn của nước ta, là tác giả của pho sách trứ danh Lãn Ông Tâm Lĩnh hay Hải Thượng y tông Tâm Lĩnh. gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ánh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông. Sự nghiệp Y học của Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần to lớn xây dựng nền Y học dân tộc nước nhà, nên được suy tôn là Đại y tôn Việt Nam.



Từ khóa phổ biến