Bài 17: Sử dụng từ điển trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức

Sắp xếp các bước sau theo trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc trong từ diễn. a. Tìm từ đọc. b. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ. c. Chọn từ điển phù hợp. d. Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc. e. Đọc nghĩa của từ đọc.


Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 90 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Sắp xếp các bước sau theo trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc trong từ diễn.

a. Tìm từ đọc.

b. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ.

c. Chọn từ điển phù hợp.

d. Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc.

e. Đọc nghĩa của từ đọc.

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức của bản thân về trình tự tra cứu từ điển và sắp xếp phù hợp.

Lời giải chi tiết:

c. Chọn từ điển phù hợp.

b. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ.

a. Tìm từ đọc.

e. Đọc nghĩa của từ đọc.

d. Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc.


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 91 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Đọc các thông tin về từ đọc trong từ điển dưới đây và trả lời câu hỏi.

a. Từ đọc là danh từ, động từ hay tính từ?

b. Nghĩa gốc của từ đọc là gì?

c. Từ đọc có mấy nghĩa chuyển?

d. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ được sắp xếp như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các thông tin về từ đọc trong từ điển, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Từ đọc là động từ.

b. Nghĩa gốc của từ đọc là: Phát thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự.

c. Từ đọc có 3 nghĩa chuyển.

d. Những gốc và nghĩa chuyển của từ được sắp xếp như sau: Nghĩa gốc được xếp đầu tiên, sau đó là các nghĩa chuyển. Với nghĩa chuyển, nghĩa nào có nghĩa sát với nghĩa gốc nhất thì xếp trước.


Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 91 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Tra cứu nghĩa của các từ dưới đây:

học tập

tập trung

trôi chảy

Phương pháp giải:

Em sử dụng từ điển và tiến hành tra cứu.

Lời giải chi tiết:

– Học tập: động từ. 1. Học và luyện tập để hiểu biết, để có kĩ năng. Học tập văn hoá. 2. Làm theo gương tốt. Học tập tinh thần của các liệt sĩ.

– Tập trung: động từ. 1. Dồn vào một chỗ, một điểm. Nơi tập trung đông người. 2. Dồn sức hoạt động, hướng các hoạt động vào một việc gì. Tập trung sản xuất lương thực.

– Trôi chảy: tính từ. 1. Được tiến hành thuận lợi, không bị vấp váp, trở ngại gì. Mọi việc đều trôi chảy, êm đẹp. 2. Được tiến hành một cách dễ dàng, không có vấp váp. Trả lời trôi chạy.


Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 91 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Đặt câu với 1 nghĩa chuyển của mỗi từ ở bài tập 3.

Phương pháp giải:

Em dựa vào nghĩa chuyển đã tìm được ở bài tập 3 và đặt câu phù hợp.

Lời giải chi tiết:

- Học tập: Cả lớp học tập tấm gương làm việc tốt của bạn An.

- Tập trung: An tập trung học bài.

- Trôi chảy: Bạn An đọc bài rất trôi chảy.



Từ khóa phổ biến