Bài 17: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) không chỉ là đất nước đông dân bậc nhất thế giới mà còn là nơi có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hãy kể tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc mà em biết.
Khởi động
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) không chỉ là đất nước đông dân bậc nhất thế giới mà còn là nơi có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hãy kể tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc mà em biết.
Phương pháp giải:
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc
Lời giải chi tiết:
Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc mà em biết: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Đội quân đất nung, và Cung điện Potala, Summer Place, Động Mogao.
1
Quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí địa lí của Trung Quốc trên lược đồ
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lí (SGK trang 79)
- Chỉ ra được vị trí địa lí của Trung Quốc trên lược đồ
Lời giải chi tiết:
Vị trí địa lí của Trung Quốc trên lược đồ: nằm ở khu vực Đông Á; lãnh thổ trải dài từ 20 độ B tới 53 độ B và 73 độ Đ tới 135 độ Đ; tiếp giáp với 14 nước thuộc các khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á, Bắc Á
2
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy trình bày một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của Trung Quốc
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2. Một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư (SGK trang 80)
- Chỉ ra được một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của Trung Quốc
Lời giải chi tiết:
- Đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của Trung Quốc
+ Thiên nhiên rất đa dạng, có sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ; khí hậu gió mùa với lượng mưa lớn vào mùa hạ, thường gây ngập lụt. Miền Tây gồm các dãy núi và sơn nguyên cao đồ sộ, xen lẫn với các bồn địa; khí hậu lục địa khắc nghiệt tạo nên các sa mạc, hoang mạc rộng lớn.
+ Dân số: là nước có số dân đông hàng đầu thế giới với khoảng 1,4 tỉ người (năm 2021). Quốc gia này có 56 dân tộc như: Hán, Choang, Mán..... trong đó dân tộc Hán có số dân đông nhất (chiếm khoảng 92% tổng số dân). Dân cư Trung Quốc tập trung đông đúc ở miền Đông. Miền Tây có dân cư thưa thớt.
3
Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
- Mô tả về công trình Vạn Lý Trường Thành.
- Kể lại câu chuyện về nàng Mạnh Khương Nữ
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1. Một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc (SGK trang 81)
- Chỉ ra được thông tin về Vạn Lý Trường Thành và câu chuyện về nàng Mạnh Khương Nữ
Lời giải chi tiết:
- Mô tả về Vạn Lý Trường Thành:
+ Được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong hơn 2.000 năm để bảo vệ Trung Quốc khỏi sự xâm lược từ bên ngoài.
+ Mặt thành rộng hơn 5 m, chiều cao trung bình của thành là 7 – 8 m. Trường Thành giống như một con rồng khổng lồ đang uốn mình qua nhiều địa hình phức tạp, hiểm trở, để rồi tiến ra biển. Ngày nay, chiều dài của Trường Thành còn khoảng 6 700 km.
- Chuyện nàng Mạnh Khương Nữ
Tương truyền rằng, thời Tần Thuỷ Hoàng, có chàng thư sinh xứ Giang Nam vừa cuối năng Mạnh Khương Nữ thì bị quân Tần bắt đi phu xây Vạn Lý Trường Thành. Mạnh Khương Nữ muốn gửi áo ấm cho chồng, phải lặn lội vạn dặm tìm chồng
Đến được Vạn Lý Trường Thành nhưng nàng lại hay tin chống qua đời vì lao động cực nhọc. Mạnh Khương Nữ đau buồn, khóc lóc thảm thiết ba ngày ba đêm, khóc đến nỗi một đoạn bức tường thành sụp đổ lộ ra thi thể của chồng nàng.…
4
Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy:
- Mô tả về công trình Cố cung Bắc Kinh.
- Kể lại câu chuyện về kiến trúc sư Nguyễn An.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 3. Cố cung Bắc Kinh (SGK trang 82)
- Chỉ ra được thông tin về công trình Cố cung Bắc Kinh và câu chuyện về kiến trúc sư Nguyễn An
Lời giải chi tiết:
- Mô tả về cố cung Bắc Kinh
+ Cố cung Bắc Kinh còn có tên gọi khác là Tử Cấm Thành. Đó là hoàng cung của hai triều đại Minh và Thanh ở Trung Quốc. Cố cung có hình chữ nhật với tổng diện tích là 720 000 m².
+ Với hơn 9 000 căn phòng, Cố cung gồm có các cung điện, đền đài, lầu gác. Bao quanh Cố cung là một bức tường màu đỏ tía có chu vi 4 400 m. Bố cục kiến trúc của cung điện này phân chia thành hai phần chính: ngoại đình và nội đình. Ngoại đình là nơi tiến hành các đại lễ. Nội đình là nơi vua xem xét, sắp đặt công việc của triều đình, cũng là nơi ở của vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa,... Cố cung là công trình mang đậm nét văn hoá truyền thống Trung Hoa.
- Kể lại câu chuyện về kiến trúc sư Nguyễn An
+ Nguyễn An và dấu ấn ở cổ thành Bắc Kinh
+ Nguyễn An quê ở Hà Đông (thành phố Hà Nội). Khi nhà Minh thống trị nước ta, ông và nhiều người Việt tài giỏi bị bắt về Trung Quốc.
+ Truyện kể rằng, nhờ bản tính giản dị, thanh bạch, giỏi về công trình kiến trúc nên ông được Minh Thành Tổ giao cho nhiều việc quan trọng trong quá trình xây dựng và sửa sang thành Bắc Kinh. Trước khi mất, ông đã dành tất cả của cải được vua ban và của riêng làm của công
1
- Kể tên và chỉ trên hình 1 một số đồng bằng, dãy núi, sơn nguyên, bồn địa, sa mạc, hoang mạc, sông lớn của Trung Quốc.
- Phân biệt đặc điểm tự nhiên và dân cư ở miền Đông và miền Tây Trung Quốc theo bảng gợi ý dưới đây vào vở ghi.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1. Một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc (SGK trang 81)
- Chỉ ra được tên một số đồng bằng, dãy núi, sơn nguyên, bồn địa, sa mạc, hoang mạc, sông lớn của Trung Quốc và đặc điểm tự nhiên và dân cư ở miền Đông và miền Tây Trung Quốc
Lời giải chi tiết:
- Tên của một số đồng bằng, dãy núi, sơn nguyên, bồn địa, sa mạc, hoang mạc, sông lớn của Trung Quốc.
+ Đồng bằng: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam
+ Dãy núi: Thái Sơn, Hoa Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn, Tung Sơn
+ 3 hệ thống sông lớn là sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang
+ Sa mạc: Taklimakan, Badain Jaran, Gurbatunggut,..
- Đặc điểm tự nhiên và dân cư ở miền Đông và miền Tây Trung Quốc
Đặc điểm |
Miền Đông |
Miền Tây |
Tự nhiên |
- Có các đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. - Khí hậu: Phía Nam: Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.Phía Bắc: Ôn đới gió mùa. - Hạ lưu của các con sông lớn Hoàng Hà, Trường Giang - Khoáng sản: Phong phú và đa dạng |
- Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. - Khí hậu: Ôn đới lục địa khắc nghiệt. - Thượng nguồn của các hệ thống sông lớn chảy về phía Đông: Hoàng Hà, Trường Giang |
Dân cư |
Dân cư tập trung đông. |
Miền Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2. |
2
Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một công trình tiêu biểu của Trung Quốc
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1. Một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc (SGK trang 81)
- Chỉ ra được một công trình tiêu biểu của Trung Quốc
Lời giải chi tiết:
- Cung điện Potala - Biểu tượng Phật giáo và Hoàng gia Tây Tạng được xây dựng vào thế kỷ 17 bởi vị Dalai Lama thứ 5, Lobsang Gyatso, Cung điện Potala ban đầu chỉ là một cung điện nhỏ. Sau nhiều lần mở rộng và trùng tu, nó trở thành một quần thể kiến trúc khổng lồ với hơn 1.000 phòng ốc, tọa lạc trên diện tích 160.000 mét vuông.
- Cung điện Potala được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống Tây Tạng, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tôn giáo và hoàng gia. Các bức tường màu đỏ rực rỡ, mái ngói vàng óng ả cùng những chi tiết trang trí tinh xảo tạo nên vẻ đẹp tráng lệ và uy nghi cho công trình.
Vận dụng
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về Vạn Lý Trường Thành hoặc Cố cung Bắc Kinh của Trung Quốc
Phương pháp giải:
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được cảm nghĩ của em về Vạn Lý Trường Thành hoặc Cố cung Bắc Kinh của Trung Quốc
Lời giải chi tiết:
Vạn Lý Trường Thành, biểu tượng hùng vĩ của Trung Quốc, luôn khơi gợi trong em niềm cảm phục và sự choáng ngợp. Từng viên gạch, từng đoạn tường thành đều mang dấu ấn của lịch sử, của bao thăng trầm và biến động. Trải qua hàng ngàn năm, Vạn Lý Trường Thành vẫn sừng sững hiên ngang, như minh chứng cho ý chí kiên cường và sức mạnh phi thường của dân tộc Trung Hoa.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 17: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều timdapan.com"