Bài 16: Về thăm đất mũi trang 73 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
Từ tên gọi Đất Mũi và tranh minh hoạ, nêu cảm nhận của em về vùng đất này.
Khởi động
Trả lời câu hỏi khởi động trang 73 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Từ tên gọi Đất Mũi và tranh minh hoạ, nêu cảm nhận của em về vùng đất này.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân và quan sát tranh minh họa để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Em cảm nhận được vùng đất này là nơi tận cùng của Tổ quốc, nơi có những mỏm đất nhô ra cuối cùng, đánh dấu chủ quyền đất liền của nước ta. Vùng đất này rất xinh đẹp với bờ biển bao quanh, có cây cối xanh mướt và những con đường ven biển. Vùng đất này có ý nghĩa quan trọng nên có lẽ luôn đứng trước những nguy hiểm rình rập.
1
Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 74 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
VỀ THĂM ĐẤT MŨI
Về đây nghe đất thở Phập phồng trước bình minh Về đây trông đước chạy Những bước chân ngập sình.
Gặp ngọn gió châu thổ Đang mở hội trên đồng Ca bài ca mở cõi Của bao đời cha ông.
Ngút ngàn rừng mắm, đước Xanh đến tận vô cùng Phù sa như dòng sữa Nuôi đất rừng Năm Căn. |
Rẽ mắm thì ăn lên Rễ đước thì cắm xuống Bền bỉ suốt ngày đêm Trong tình yêu của đất.
Nơi dãy biển gặp rừng Đất và trời gắn lại Cho bãi bồi vươn xa Đất nước mình lớn mãi.
Lần đầu về Đất Mũi Như về với nhà mình Nơi địa đầu Tổ quốc Rạng ngời ánh bình minh! (Hoài Anh) |
Từ ngữ
- Đất Mũi (thường gọi là Mũi Cà Mau): mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
- Đước: cây cao mọc ở rừng nước mặn, hoa vàng, hạt nảy mầm ngay trên cây.
- Mắm: cây mọc ở vùng đầm lầy ven biển, rễ trồi lên khỏi mặt bùn; thường được trỗng để bảo vệ đê ngăn nước mặn.
- Năm Căn: một huyện thuộc tỉnh Cà Mau.
Tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cây cối ở Đất Mũi.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cây cối ở Đất Mũi:
- Về đây trông đước chạy
Những bước chân ngập sình.
- Ngút ngàn rừng mắm, đước
Xanh đến tận vô cùng
- Rẽ mắm thì ăn lên
Rễ đước thì cắm xuống
2
Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 74 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Những hình ảnh thiên nhiên ở Đất Mũi (gió, biển, đất trời,...) được miêu tả như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh thiên nhiên ở Đất Mũi được miêu tả:
+ gió: mở hội trên đồng, ca bài ca mở cõi của cha ông bao đời.
+ biển: biển gặp rừng, bài bồi vươn xa, phù sa như dòng sữa.
+ đất trời: đất thở phập phồng; đất và trời gần lại, đất nước lớn mãi; nơi địa đầu Tổ quốc.
3
Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 74 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Hai dòng thơ “Nơi địa đầu Tổ quốc/ Rạng ngời ánh bình minh!" gợi cho em suy nghĩ gì về Đất Mũi?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ hai dòng thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Hai dòng thơ “Nơi địa đầu Tổ quốc/ Rạng ngời ánh bình minh!” gợi cho em suy nghĩ về Đất Mũi: là nơi đất xa nhất, đầu tiên của Tổ quốc. Tại đây được thấy ánh bình minh rõ nhất, nơi đây được nhìn đất trời rộng rãi nhất, ánh bình minh đầu tiên chiếu lên vùng địa đầu là ánh bình minh tươi rói và rạng ngời hạnh phúc.
4
Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 74 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Theo em, vì sao “lần đầu về Đất Mũi” tác giả lại có cảm giác “như về với nhà mình"?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Theo em, “lần đầu về Đất Mũi” tác giả lại có cảm giác “như về với nhà mình” vì đây là mảnh đất đầu tiên đánh dấu chủ quyền lãnh thổ, về tới Đất Mũi là về tới Tổ quốc. Tác giả yêu quê hương đất nước này nên dù ở đâu trên Tổ quốc cũng là quê hương. Được đặt chân lên mặt đất lãnh thổ, được nhìn ngắm bầu trời và vùng biển Việt Nam thì tác giả đều coi là nhà.
5
Trả lời câu hỏi 5 bài đọc trang 74 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Dựa vào bài đọc, em hãy giới thiệu Đất Mũi Cà Mau với bạn bè.
- Vị trí
- Vẻ đẹp tự nhiên (cây cối, đất đai, trời, biển,...)
Phương pháp giải:
Em dựa vào nội dung bài thơ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
– Vị trí: Đất Mũi Cà Mau là nơi địa đầu của Tổ quốc, là nơi xa nhất có thể tới khi đi đến tận cùng nước ta.
– Vẻ đẹp tự nhiên: Nơi đây chủ yếu có thực vật là cây mắm và cây đước trong các sình lầy; rừng cây rất phát triển và được duy trì, bảo tồn tốt. Nơi đây có lượng phù sa trù phú bồi đắp cho khu rừng. Đất Mũi Cà Mau có nhiều gió, vùng đất này sát với biển, những bãi bồi của đất cứ bồi đắp giúp vùng đất này càng nhô ra thêm, có thể làm lãnh thổ khu vực rộng thêm.
1
Trả lời câu hỏi 1 vận dụng trang 74 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Khổ đầu của bài thơ Về thăm Đất Mũi sử dụng biện pháp so sánh hay nhân hoá? Nêu tác dụng của biện pháp đó trong việc miêu tả cảnh vật.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ đầu tiên của bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Khổ đầu của bài thơ Về thăm Đất Mũi sử dụng biện pháp nhân hoá: đất thở phập phồng, đước chạy bước chân ngập sình.
- Tác dụng của biện pháp đó trong việc miêu tả cảnh vật: làm cảnh vật trở nên sinh động, gần gũi, có hồn, có tình cảm như con người.
2
Trả lời câu hỏi 2 vận dụng trang 74 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong khổ thơ dưới đây và đặt câu với mỗi từ tìm dược.
Lần đầu về Đất Mũi
Như về với nhà mình
Nơi địa đầu Tổ quốc
Rạng ngời ánh bình minh!
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
– Từ đồng nghĩa với Tổ quốc là: đất nước, non sông.
– Từ đồng nghĩa với rạng ngời là: rực rỡ, sáng loà.
Đặt câu:
- Đất nước ta rất tươi đẹp.
- Non sông Việt Nam sẽ sánh vai với cường quốc năm châu.
- Những bông hoa trong vườn khoe sắc rực rỡ.
- Ánh đèn điện sáng loà.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 16: Về thăm đất mũi trang 73 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức timdapan.com"