Bài 15. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều

Em hãy chia sẻ thông tin về một số vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân mà em biết.


Mở đầu

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 103 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy chia sẻ thông tin về một số vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân mà em biết.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tế để chia sẻ thông tin về một số vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân.

Lời giải chi tiết:

Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân:

- Trường hợp 1: Bà L bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định buộc tháo dỡ công trình xây dựng nhà ở. Khi cho rằng quyết định xây dựng trên là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bà L làm đơn khiếu nại và gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

- Trường hợp 2: Cứ mỗi buổi tối muộn, trên đường đi tập thể dục về A thường thấy xe của cơ sở sản xuất bánh kẹo đổ chất thải chưa qua xử lý xuống lòng hồ, gây ô nhiễm môi trường. A đã làm đơn tố cáo và gửi đơn đến Ủy ban nhân dân huyện để kịp thời xử lí.

- Trường hợp 3: H 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng tạp hóa gần nhà C. Thấy H thường bị chủ nhà mắng chửi, đánh đập, C rất thương H. C đã viết đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý hành vi của chủ cửa hàng tạp hóa.

- Trường hợp 4: Bà T là cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị Giám đốc sở này ra quyết định kỷ luật “Chuyển công tác khác”. Bà T đã ngay lập tức gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


a

Trả lời câu hỏi mục 1 phần a trang 104 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi


a. Từ thông tin, theo em trong các trường hợp trên, các quyền của người khiếu nại đã được thực hiện?

b. Em hiểu thế nào là quyền khiếu nại của công dân?

Phương pháp giải:

a. Đọc thông tin, trường hợp và chỉ ra các quyền của người khiếu nại đã được thực hiện trong các trường hợp đó.

b. Nêu được khái niệm quyền khiếu nại của công dân

Lời giải chi tiết:

a. Các quyền của người khiếu nại được thực hiện là:

- Trong trường hợp 1, anh H là người khiếu nại đã thực hiện quyền tự mình khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông.

- Trong trường hợp 2, người khiếu nại là mẹ chị N đã uỷ quyền cho chị N thực hiện quyền khiếu nại.

- Trong trường hợp 3, người khiếu nại là ông A đã thực hiện quyền yêu cầu cơ quan giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Cụ thể, ông A đã yêu cầu áp dụng các biện pháp để tránh hư hỏng lô hàng hoá của mình.

b. Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của mình.


b

Trả lời câu hỏi mục 1 phần b trang 106 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

a. Từ thông tin, theo em trong trường 1, A có trách nhiệm gì khi thực hiện khiếu nại đối với quyết định sa thải của Công ty X?

b. Trong trường hợp 2, Q đã làm những gì để chỉ ra quyết định xử phạt vi phạm của Công an xã P là không đúng?

Phương pháp giải:

a. Đọc thông tin, trường hợp và nêu được trách nhiệm của A khi thực hiện khiếu nại đối với quyết định sa thải của Công ty X.

b. Phân tích được việc làm của Q để chỉ ra quyết định xử phạt vi phạm của Công an xã P là không đúng

Lời giải chi tiết:

a. Trong trường hợp 1, khi thực hiện khiếu nại, A có trách nhiệm cung cấp đầy đủ giấy tờ xác nhận của bệnh viện về việc mình bị ốm phải nằm điều trị cho giám đốc công ty để chứng minh sự việc.

b. Trong trường hợp 2, Q đã thực hiện các công việc sau để chỉ ra quyết định xử phạt vi phạm của công an xã P là không đúng:

- Đi kiểm tra lại về chất ma tuý tại bệnh viện đa khoa huyện để chứng minh rằng mình âm tính với chất gây nghiện.

- Cung cấp kết quả âm tính của bệnh viện.

- Trình bày không sử dụng ma tuý và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với thông tin của mình.


a

Trả lời câu hỏi mục 2 phần a trang 107 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi


a. Từ thông tin, theo em trong trường hợp 1, bà Q có những quyền gì khi làm đơn tố cáo đối với hành vi của Trần Văn X?

b. Hành vi của ông H có phải thực hiện quyền tố cáo của công dân không?

Phương pháp giải:

a. Đọc thông tin, trường hợp hợp và nêu được những quyền bà Q có được khi làm đơn tố cáo đối với hành vi của Trần Văn X.

b. Đánh giá được hành vi của ông H trong việc thực hiện quyền tố cáo của công dân trong trường hợp đó.

Lời giải chi tiết:

a. Trong trường hợp 1, bà Q có quyền:

- Gửi đơn tố cáo đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường H - người có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.

- Được thông báo về việc thụ lí đơn tố cáo và quyết định giải quyết đơn thư tố cáo.

b. Hành vi của ông H là thực hiện quyền tố cáo của công dân, vì đã gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã và cảnh sát môi trường về hành vi, việc làm vi phạm pháp luật của cơ sở sản xuất của một doanh nghiệp.


c

Trả lời câu hỏi mục 2 phần c trang 108 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi


a. Em nhận xét như thế nào về trách nhiệm của ông Q khi quyết định tố cáo bà V lấn chiếm đất khu tập thể trong trường hợp 1?

b. Việc làm đơn tố cáo không ghi rõ tên, địa chỉ người tố cáo là đúng hay sai? Vì sao?

Phương pháp giải:

a. Đọc thông tin, trường hợp và nhận xét về trách nhiệm của ông Q khi quyết định tố cáo bà V lấn chiếm đất khu tập thể trong trường hợp 1.

b. Đánh giá việc làm đơn tố cáo không ghi rõ tên, địa chỉ người tố cáo trong trường hợp 2. Giải thích vì sao đúng hoặc sai.

Lời giải chi tiết:

a. Trong trường hợp 1, khi quyết định tố cáo, bà V lấn chiếm đất khu tập thể, ông Q đã thực hiện đúng nghĩa vụ của người tố cáo, đến trụ sở Uỷ ban nhân dân cung cấp trực tiếp các thông tin, bức xúc của người dân tại khu tập thể.

b. Việc làm đơn tố cáo mà không ghi rõ tên, địa chỉ người tố cáo là sai với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo “Người tố cáo có nghĩa vụ cung cấp thông tin cá nhân theo quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo”


? mục 3

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 109 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi


Theo em, hậu quả của các hành vi do chủ thể trong tình huống 1 và 2 gây ra là gì?

Phương pháp giải:

Đọc các tình huống và chỉ ra hậu quả của các hành vi do chủ thể trong tình huống 1 và 2 gây ra.

Lời giải chi tiết:

Hành vi của các chủ thể trong tình huống 1 và 2 đã gây ra những hậu quả sau:

- Xúc phạm uy tín, danh dự, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân - trưởng phòng H.

- Làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội


1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 109 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều 

Trong các trường hợp dưới đây, chủ thể nào thực hiện đúng, chủ thể nào thực hiện chưa đúng quyền khiếu nại, tố cáo? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc các trường hợp và chỉ ra chủ thể thực hiện đúng hoặc chưa đúng quyền khiếu nại, tố cáo cáo trong các trường hợp đó. Giải thích vì sao.

Lời giải chi tiết:

- Chủ thể nào thực hiện đúng: A, B, C.

- Chủ thể nào thực hiện chưa đúng: D. 

Vì công dân tố cáo khiếu nại phải chịu trách nhiệm pháp luật về nội dung tố cáo, hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu nên chúng ta cần khai báo trung thực về thông tin với cơ quan chức năng, người có thẩm quyền.


2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 110 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy nêu những hành vi được làm và những hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo trong các câu dưới đây:

Phương pháp giải:

Đọc và chỉ ra các hành vi được làm và những hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo.

Lời giải chi tiết:

- Các hành vi được làm là: B. Người khiếu nại quyết định rút khiếu nại.

- Các hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo: 

+ A. Cố tình khiếu nại, tố cáo sai sự thật.

+ C. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.

+ D. Cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật.


3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 110 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo

Phương pháp giải:

Nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo

Lời giải chi tiết:

* Giống nhau:

- Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.

- Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

- Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

* Khác nhau:

 

Khiếu nại

Tố cáo

Người thực hiện

Công dân có quyền và lợi ích bị xâm phạm

Bất cứ công dân nào

Đối tượng

- Các quyết định hành chính (quyết định thôi việc, quyết định chuyển công tác…)

- Các hành vi hành chính xâm phạm lợi ích của công dân.

Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Mục đích

Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của chính người khiếu nại đã bị xâm phạm

Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan

Người có thẩm quyền giải quyết

- Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.

- Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lí người bị tố cáo.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo.

- Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ… 


4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 110 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy xử lí tình huống sau:


Phương pháp giải:

a. - Đọc tình huống và nhận xét về hành vi khiếu nại của ông A trong tình huống đó. 

- Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi và giải thích vì sao.

b. - Nhận xét về hành vi của anh K trong tình huống. 

- Dựa vào quy định của pháp luật để chỉ ra cách anh K có thể thực hiện tố cáo.

Lời giải chi tiết:

a. - Hành vi khiếu nại của ông A là không đúng pháp luật, vì ông đã thực hiện hành vi trái pháp luật nên không được thực hiện quyền khiếu nại.

- Ông A không có quyền khởi kiện hành chính đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại, người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp này, ông A xây dựng nhà khi chưa xin phép là hành vi trái pháp luật, nên ông không có quyền khởi kiện tại Toà án hành chính.

b. - Anh K đã có hành vi gây phiền hà cho tổ chức và công dân khi đến làm các thủ tục cấp giấy phép xây dựng.

- Theo quy định của pháp luật, ông B sẽ thực hiện quyền tố cáo bằng cách:

+ Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lí giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 110 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy cùng bạn lập kế hoạch tìm hiểu và thiết kế sản phẩm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo và trình bày sản phẩm trước lớp.

Phương pháp giải:

- Lập kế hoạch tìm hiểu và thiết kế sản phẩm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

- Trình bày sản phẩm trước lớp

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh tuyên truyền về khiếu nại, tố cáo