Bài 14. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Em hãy chỉ ra một số hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ mà em biết.
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 88 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy chỉ ra một số hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ mà em biết.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và nêu một số hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ
Lời giải chi tiết:
- Một số hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ
+ Quốc hội: Soạn thảo Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước,…
+ Chủ tịch nước: Tiếp đón các phái đoàn của các nước, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam,…
+ Chính phủ: quyết định chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ngắn hạn và dài hạn, các công trình quan trọng, dự toán ngân sách nhà nước; các chính sách cụ thể phát triển kinh tế – xã hội, tài chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,…
1
Trả lời câu hỏi trang 88 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.
- Chức năng của Quốc hội trong các thông tin trên được thể hiện qua những hoạt động gì?
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các chức năng nào?
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin, từ đó nêu các hoạt động của Quốc hội được thể hiện qua những thông tin ấy.
- Căn cứ vào thông tin, xác định các chức năng của Quốc hội.
Lời giải chi tiết:
- Chức năng của Quốc hội trong các thông tin trên được thể hiện qua những hoạt động:
+ Thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Thông qua các văn bản luật.
+ Phê duyệt, thông qua, giám sát các Nghị quyết: Nghị quyết số 52/2017/QH14, nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập 02 Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2022.
- Chức năng của Quốc hội:
+ Chức năng lập hiến, lập pháp: là cơ quan thông qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, các luật.
+ Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước và các vấn đề quan trọng khác.
+ Chức năng giám sát tối cao: Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội,…
2
Trả lời câu hỏi trang 90 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
- Chia sẻ hiểu biết của em về cơ cấu tổ chức của Quốc hội.
- Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Quốc hội.
- Hãy cho biết Quốc hội hoạt động như thế nào.
- Nêu cách hiểu của em về chế độ làm việc theo hội nghị và quyết định theo đa số của Quốc hội.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin 1, kết hợp với những thông tin đã tìm được, nêu cơ cấu tổ chức của Quốc hội.
- Từ nội dung đã tìm được, vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Quốc hội.
- Đọc thông tin 2, kết hợp với những thông tin đã tìm hiểu, nêu hoạt động của Quốc hội.
- Từ nội dung hoạt động của Quốc hội, nêu cách hiểu về chế độ làm việc theo hội nghị và quyết định theo đa số của Quốc hội.
Lời giải chi tiết:
*Thông tin 1:
- Cơ cấu tổ chức của Quộc hội:
+ Căn cứ theo quy định của pháp luật thì Quốc hội có cơ cấu tổ chức bao gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội; Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phố chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.
+ Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc bao gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội bầu. Các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội:
*Thông tin 2:
- Hoạt động của Quốc hội: Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Quốc hội họp công khai, thường lệ mỗi năm 2 kì hoặc có thể họp kín trong những trường hợp cần thiết. Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình và quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành hoặc không tán thành, hoặc không biểu quyết.
- Chế độ làm việc theo hội nghị tức là Quốc hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình thông qua việc mở các hội nghị. Các hội nghị đó sẽ được mở công khai hoặc có thể họp kín trong các trường hợp cần thiết.
Quốc hội quyết định theo đa số tức là Quốc hội tiến hành thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành hoặc không tán thành, hoặc không biểu quyết.
3
Trả lời câu hỏi trang 91 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì của Chủ tịch nước?
Phương pháp giải:
Đọc thông tin và nêu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước được đề cập trong thông tin
Lời giải chi tiết:
- Chức năng: Đứng đầu, thay mặt Nhà nước về các mặt đối nội, đối ngoại.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước:
+ Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước;
+ Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tích hoặc tước quốc tịch;
+ Quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
+ Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh;
+ Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế…
+ Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ;
+ Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
4
Trả lời câu hỏi trang 92 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.
- Trình bày cơ cấu tổ chức của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nêu các hình thức hoạt động của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin kết hợp với kiến thức đã tìm hiểu, nêu cơ cấu tổ chức và các hình thức hoạt động của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
- Cơ cấu tổ chức:
+ Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
+ Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
+ Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.
+ Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
- Hình thức hoạt động:
+ Họp thường kỳ mỗi tháng một phiên hoặc họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Chủ tịch nước, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Quốc hội.
+ Trong trường hợp không họp, Chủ tịch nước phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên trong văn phòng Chủ tịch nước bằng văn bản.
5
Trả lời câu hỏi trang 92 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.
- Trình bày chức năng chính của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Cho biết, chức năng hành pháp của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào.
- Giải thích tại sao Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu và nêu chức năng chính của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đọc thông tin và nêu chức năng hành pháp của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Dựa vào kiến thức đã tìm hiểu, nêu được lí do vì sao Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
- Chức năng:
+ Chính phủ quản lí mọi mặt hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội trên phạm vi toàn quốc.
+ Chính phủ có các chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước.
+ Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
+ Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
+ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
- Chức năng hành pháp của Chính phủ:
+ Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội trình Quốc hội, trình dự thảo luật trước Quốc hội.
+ Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền của Chính phủ; ban hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn hóa do Quốc hội ban hành;
+ Tổ chức thực hiện pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thống nhất quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội;
+ Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia trên cơ sở các quy định của pháp luật.
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý điều hành các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trước hết là quyết định những vấn đề về chủ trương, cơ chế, chính sách, thể chế quản lý hành chính nhà nước. Có vị trí cao nhất nước về mặt quản lý hành chính, nên chức năng hành chính của Chính phủ phải bao quát toàn bộ các công việc quản lý hành chính nhà nước của đất nước, của cả bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị. Các quyết định của Chính phủ phải được tất cả các cơ quan, tổ chức trong xã hội, trong hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước tôn trọng và chấp hành nghiêm túc.
6
Trả lời câu hỏi trang 93 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các cơ quan nào?
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Em hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin và liệt kê các cơ quan trong cơ cấu tổ chức chức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Từ thông tin trên, nêu cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Từ nội dung đã tìm được ở trên, vẽ sơ đồ tư duy thể hiện cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
+ 18 Bộ: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Bộ hể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế.
+ 4 cơ quan ngang Bộ: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính Phủ.
- Cơ cấu tổ chức:
+ Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
+ Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chính phủ
7
Trả lời câu hỏi trang 94 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
- Cho biết, hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện thông qua những hình thức nào.
- Trình bày hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin và xác định các hình thức hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đọc thông tin và trình bày hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
- Hình thức hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ.
+ Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.
+ Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ.
- Hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ: Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như: chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ngắn hạn và dài hạn, các công trình quan trọng, dự toán ngân sách nhà nước; các chính sách cụ thể phát triển kinh tế – xã hội, tài chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Nội dung phiên họp Chính phủ do Thủ tướng đề nghị và thông báo đến các thành viên Chính phủ. Các quyết định của phiên họp Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau, thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết.
+ Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, văn bản của Chính phủ, ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật và kiểm tra việc thực hiện văn bản đó.
+ Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ: Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
1
Trả lời câu hỏi trang 98 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến về các phát biểu sau:
Phương pháp giải:
Đưa ra quan điểm đồng ý hay không đồng ý với từng ý kiến và giải thích vì sao lại đưa ra quan điểm như vậy.
Lời giải chi tiết:
a – Em đồng ý với ý kiến trên vì Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Tại các kì họp, Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc chức năng của Quốc hội.
b – Em đồng ý với ý kiến trên vì Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Chức năng lập pháp của Quốc hội thể hiện ở việc ban hành luật, sửa đổi luật và tổ chức thi hành luật.
c – Em không đồng ý với ý kiến trên vì Ủy ban Thường vụ Quốc hội không phải là cơ quan lãnh đạo Quốc hội.
d – Em không đồng ý với ý kiến trên vì Quốc hội mới có quyền ban hành Hiến pháp chứ không phải Chủ tịch nước.
đ – Em đồng ý với ý kiến trên vì đây là một trong những quyền hạn của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
e – Em đồng ý với ý kiến trên vì Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý điều hành các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trước hết là quyết định những vấn đề về chủ trương, cơ chế, chính sách, thể chế quản lý hành chính nhà nước.
g – Em đồng ý với ý kiến trên vì Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý điều hành các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trước hết là quyết định những vấn đề về chủ trương, cơ chế, chính sách, thể chế quản lý hành chính nhà nước. Có vị trí cao nhất nước về mặt quản lý hành chính, nên chức năng hành chính của Chính phủ phải bao quát toàn bộ các công việc quản lý hành chính nhà nước của đất nước, của cả bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị. Các quyết định của Chính phủ phải được tất cả các cơ quan, tổ chức trong xã hội, trong hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước tôn trọng và chấp hành nghiêm túc.
2
Trả lời câu hỏi trang 98 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc các trường hợp sau và nhận xét về ý kiến của nhân vật.
Phương pháp giải:
Đọc ý kiến của các nhân vật trong từng trường hợp và nêu nhận xét về ý kiến của các nhân vật đó
Lời giải chi tiết:
*Trường hợp 1: Ý kiến của N khi cho rằng Quốc hội được thành lập chủ yếu nhằm thực hiện chức năng ban hành Hiến pháp và luật đúng nhưng chưa đủ. Ý kiến của D rất đúng khi cho rằng Quốc hội còn nhiều chức năng quan trọng khác như: Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước và các vấn đề quan trọng khác; chức năng giám sát tối cao: Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội,…
*Trường hợp 2: Ý kiến của anh T sai khi cho rằng việc triển khai Căn cước công dân có gắn chíp là xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân, Chính phủ dùng để theo dõi hoạt động của công dân. Tất cả các quyết định của Chính phủ trước khi ban hành đều đã được số đông tán thành, việc phê duyệt cấp và quản lí Căn cước công dân có gắn chíp điện tử là một trong những biện pháp giúp Chính phủ quản lí và thiết lập lại trật tự hành chính.
3
Trả lời câu hỏi trang 98 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy xác định thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các trường hợp sau:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào thẩm quyền của Chủ tịch nước, xác định thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong từng trường hợp
Lời giải chi tiết:
*Trường hợp 1: Chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định đặc xá, quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
*Trường hợp 2: Chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định cho công dân nhập quốc tịch Việt Nam.
*Trường hợp 3: Chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định tặng thưởng huân chương Độc lập hạng Nhất cho Bộ K vì đã có những đóng hóp to lớn trong việc chỉ đạo ngăn chặn, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.
*Trường hợp 4: Chủ tịch nước có thẩm quyền trong việc thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định của Quốc gia.
4
Trả lời câu hỏi trang 99 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Chức năng nào của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện qua trường hợp trên?
- Em có suy nghĩ như thế nào về hành động của Chính phủ nước ta?
Phương pháp giải:
- Căn cứ vào chức năng của Chính phủ đã được tìm hiểu ở trên, xác định chức năng của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện qua trường hợp trên.
- Liên hệ bản thân, nêu suy nghĩ về hành động của Chính phủ nước ta.
Lời giải chi tiết:
- Chức năng của Chính phủ được thể hiện trong trường hợp trên: Chính phủ có các chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước.
- Suy nghĩ về hành động của Chính phủ nước ta: Trên tinh thần nhân đạo và dành ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân, bảo vệ an toàn tối đa tính mạng, tài sản, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân và pháp nhân Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra những chính sách, quyết định và trực tiếp giám sát với sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao độ. Chính phủ đã và đang làm rất tốt chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích chính đáng của nhân dân.
5
Trả lời câu hỏi trang 99 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đóng vai xử lí tình huống sau:
Phương pháp giải:
- Đóng vai thành nhân vật B để xử lí tình huống.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý cách xử lí tình huống: Sau khi nghe A xua tay từ chối, B nên phản đối về suy nghĩ tích trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men trong nhà của A và khuyên A nên thẳng thắn phản đối những bài viết với thông tin không chính xác đó, khuyên A nên giữ thái độ bình tình, tin tưởng và nghiêm túc thực hiện theo công tác phòng chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế.
4
Trả lời câu hỏi trang 99 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng nhằm mục đích gì?
- Vì sao phải cảnh giác với các thông tin xuyên tạc, chống phá Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- Em có nhận xét gì hành vi của chủ tài khoản NVT?
- Là học sinh trung học phổ thông, em cần làm gì để đấu tranh với các hành vi chống phá Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu và nêu mục đích của những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng trong trường hợp 1.
- Đưa ra lí do giải thích vì sao phải cảnh giác với các thông tin xuyên tạc, chống phá Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đọc trường hợp 2 và nêu nhận xét về hành vi của chủ tài khoản NVT.
- Liên hệ bản thân và nêu những việc làm của học sinh trung học phổ thông để đấu tranh với các hành vi chống phá Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
*Trường hợp 1:
- Mục đích: nhằm chống đối Nhà nước, chế độ chính trị, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nhằm hạ thấp uy tín, sự tin tưởng của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; nhằm lôi kéo nhân dân vào những thế lực xấu chống phá Đảng và Nhà nước;…
- Phải cảnh giác với các thông tin xuyên tạc, chống phá Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì nếu không cảnh giác chúng ta sẽ rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào những thành phần chống phá cách mạng, Đảng và Nhà nước.
*Trường hợp 2:
- Hành vi của chủ tài khoản NVT là hành vi vi phạm pháp luật khi đã thường xuyên cập nhập và đăng tải nhiều thông tin không khách quan, không đúng sự thật về sự phát triển của nước ta. Ngoài ra, chủ tài khoản còn tham gia bình luận những nội dung xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Chính phủ. Đây được xem là hành vi xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta.
- Trách nhiệm của học sinh:
+ Trang bị lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để nhận diện các âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.
+ Nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ khi tham gia mạng xã hội. Nghiên cứu kỹ trước khi like hoặc chia sẻ các file, các bài viết hoặc các đường link; cảnh giác với trang web lạ (web đen), E-mail chưa rõ danh tính và đường dẫn đáng nghi ngờ; tuyệt đối không a dua, hiếu kỳ, hoặc tham tiền bạc cùng với những lời kích động, xúi giục của các đối tượng xấu. Kịp thời cung cấp thông tin, thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có trách nhiệm.
+ Phổ biến, tuyên truyền trong gia đình, người thân, bạn bè và Nhân dân nơi cư trú về cách nhận diện đối với các hành vi chống phá và cách xử lí đối với các hành vi đó.
1
Trả lời câu hỏi trang 100 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy thiết kế một sản phẩm giới thiệu về Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động.
Phương pháp giải:
- Liệt kê các nội dung về chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thiết kế một sản phẩm dựa trên các nội dung đã liệt kê theo hình thức sau: Inforgraphic, cẩm nang ngắn, tờ gấp,…
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Hình thức: Thiết kế trên Inforgraphic, cẩm nang ngắn, tờ gấp,…
- Nội dung: chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2
Trả lời câu hỏi trang 100 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy viết một lá thư cho người bạn nước ngoài (khoảng 100 chữ, bằng tiếng Anh) để giới thiệu về Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà em yêu quý.
Phương pháp giải:
- Lựa chọn và tìm hiểu về một vị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà em yêu quý về tên, năm sinh, quê quán, nhiệm kì, lí do yêu quý,…
- Viết một lá thư bằng tiếng Anh khoảng 100 chữ để giới thiệu về vị Chủ tịch nước mà em vừa tìm hiểu.
Lời giải chi tiết:
Dear Luna,
How are you these days? I am very happy that I am writing to you today about the President that I love the most, President Ho Chi Minh.
President Ho Chi Minh's real name is Nguyen Sinh Cung, born in 1890 and died in 1969. Uncle Ho's hometown is Kim Lien commune, Nam Dan district, Nghe An province. President Ho Chi Minh devoted his life to the revolutionary cause. He served as president from 1946 to 1969.
The reason I love President Ho Chi Minh is because he did not hesitate to work hard to find the way to save the country and save our people from slavery. Uncle had steered the Vietnamese revolutionary boat to free the nation from slavery and shackles.
There are many things about President Ho Chi Minh that I cannot tell them all. See you next letter, I'll tell you more.
Your friend,
Ly
3
Trả lời câu hỏi trang 100 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy thảo luận nhóm để lên ý tưởng và trình bày trước lớp một tiểu phẩm ngắn với chủ đề Thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Quốc hội.
Phương pháp giải:
Thảo luận nhóm và lên ý tưởng một tiểu phẩm ngắn với chủ đề Thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Quốc hội về nội dung, nhân vật,…
Lời giải chi tiết:
Gợi ý một số ý tưởng của chủ đề:
+ Bạn T, học sinh lớp 10A1 mấy ngày nay nhận được rất nhiều nội dung xuyên tạc, sai lệch và không chính xác trên facebook. Thấy T like vào những bài viết đó, các đối tượng đã nhắn tin và lôi kéo T vào một hội nhóm, vì tò mò nên T đã đồng ý tham gia vào hội nhóm đó. Khi tham gia vào hội nhóm đó, T đọc được rất nhiều thông tin chống phá Đảng, Quốc hội, lúc này T mới phát hiện ra mình đã bị lôi kéo vào các tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước.
+ H nhận được thông báo cần tuyển người phát tờ rơi với mức lương hấp dẫn, vì đang cần tiền mua đồ nên H đã không chần chừ và đồng ý tham gia công việc. Khi đến điểm hẹn, một người đưa cho H một tập giấy và nói H đi phát tờ rơi, sau khi phát xong sẽ được một số tiền công lớn. H rất vui vẻ và đồng ý nhận ngay. Sau khi người lạ mặt đi, H mới nhìn vào nội dung của tờ rơi và phát hiện ra đó là những nội dung chống phá cách mạng, Đảng và Nhà nước.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 14. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam timdapan.com"