Bài 14. Đất trên Trái Đất trang 38, 39 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Đất được cấu tạo bởi các thành phần chính nào? Đặc điểm nào sau đây không đúng với vỏ phong hóa? Nhân tố khởi đầu cho quá trình hình thành đất là. Nhận định nào sau đây không đúng đối với quá trình hình thành đất? Tầng đất thường dày nhất ở khu vực nào dưới đây? Nhân tố nào hạn chế sự xói mòn của nước, điều hòa nhiệt độ ở lớp không khí gần mặt đất, điều hòa lại lượng nước thấm vào đất? Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai. Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thà
1.1
Đất được cấu tạo bởi các thành phần chính nào?
A. Chất khoáng, chất hữu cơ.
B. Nước và không khí.
C. Chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước.
D. Chất hữu cơ, nước và không khí.
Phương pháp giải:
Đọc lại thông tin về khái niệm đất mục 1 SGK trang 45.
Lời giải chi tiết:
- Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá. Đất được cấu tạo bởi các thành phần chính gồm chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước.
=> Chọn đáp án C.
1.2
Đặc điểm nào sau đây không đúng với vỏ phong hóa?
A. Là sản phẩm phong hóa của đá gốc.
B. Phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài.
C. Có cấu trúc phân tầng theo chiều thẳng đứng.
D. Dày hàng trăm mét.
Phương pháp giải:
Đọc lại thông tin về khái niệm vỏ phong hóa mục 1 SGK trang 45.
Lời giải chi tiết:
Vỏ phong hóa là sản phẩm phong hóa của đá gốc, phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài, có cấu trúc phân tầng theo chiều thẳng đứng.
=> Chọn đáp án D
1.3
Nhân tố khởi đầu cho quá trình hình thành đất là
A. đá mẹ.
B. khí hậu.
C. địa hình.
D. sinh vật.
Phương pháp giải:
Đọc lại thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất
Lời giải chi tiết:
Các nhân tố hình thành đất (5 nhân tố):
- Đá mẹ: là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất. Đặc tính của đá mẹ (màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng) tác động đến tính chất lí, hóa của đất.
- Khí hậu: Vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất.
+ Tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật.
+ Nhiệt độ và lượng mưa tác động mạnh đến quá trình phong hóa đá và hình thành đất.
- Địa hình: Tác động chủ yếu đến sự phân bố nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu => Ảnh hưởng đến sự màu mỡ và độ dày tầng đất.
- Sinh vật: Tham gia quá trình phá hủy đá => Ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chất dinh dưỡng trong đất.
- Thời gian: tuổi của đất.
=> Chọn đáp án A
1.4
Nhận định nào sau đây không đúng đối với quá trình hình thành đất?
A. Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất.
B. Tính chất của đất không bị ảnh hưởng bởi tính chất của đá mẹ.
C. Địa hình có tác động chủ yếu đến quá trình phân phối lại lượng nhiệt ẩm, tích tụ vật liệu
D. Khí hậu tác động đến đá mẹ, địa hình và sinh vật.
Phương pháp giải:
Đọc lại thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất
Lời giải chi tiết:
Các nhân tố hình thành đất (5 nhân tố):
- Đá mẹ: là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất. Đặc tính của đá mẹ (màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng) tác động đến tính chất lí, hóa của đất.
- Khí hậu: Vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất.
+ Tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật.
+ Nhiệt độ và lượng mưa tác động mạnh đến quá trình phong hóa đá và hình thành đất.
- Địa hình: Tác động chủ yếu đến sự phân bố nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu => Ảnh hưởng đến sự màu mỡ và độ dày tầng đất.
- Sinh vật: Tham gia quá trình phá hủy đá => Ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chất dinh dưỡng trong đất.
- Thời gian: tuổi của đất.
=> Chọn đáp án B
1.5
Tầng đất thường dày nhất ở khu vực nào dưới đây?
A. Cận cực.
B. Ôn đới.
C. Nhiệt đới.
D. Cận nhiệt.
Phương pháp giải:
Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất để giải thích
Lời giải chi tiết:
Khu vực nhiệt đới với nguồn nhiệt và ẩm dồi dào nhất nên quá trình phong hóa diễn ra mạnh tạo nên lớp vỏ phong hóa dày. Nguồn sinh vật dồi dào tham gia tích cực vào quá trình phân hủy xác các vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn. Ngoài ra khu vực này có quá trình hình thành đất diễn ra từ lâu do ít bị gián đoạn chịu bởi các thời kì băng hà đệ tứ
=> Chọn đáp án C
1.6
Nhân tố nào hạn chế sự xói mòn của nước, điều hòa nhiệt độ ở lớp không khí gần mặt đất, điều hòa lại lượng nước thấm vào đất?
A. Động vật
B. Địa hình.
C. Thực vật.
D. Thời gian.
Phương pháp giải:
Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất và liên hệ thực tế của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Thực vật là nhân tố có vai trò quan trọng giúp hạn chế sự xói mòn của nước, điều hòa nhiệt độ ở lớp không khí gần mặt đất, điều hòa lại lượng nước thấm vào đất
=> Chọn đáp án C
Câu 2
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai.
a. Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất.
b. Độ pH quyết định đến độ ẩm trong đất.
c. Các loại đất tự nhiên đều cần có thời gian hình thành.
d. Con người là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất.
Phương pháp giải:
- Đọc các câu a, b, c.
- Dựa vào kiến thức đã học về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất để nhận xét câu nào đúng, câu nào sai và sửa lại câu sai cho đúng.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: a, c: Đúng; b, d: Sai
- Sửa
b. Độ pH quyết định đến độ chua trong đất..
d. Con người không tham gia vào quá trình hình thành đất tự nhiên nhưng lại có vai trò quan trọng làm biến đổi đất.
Câu 3
Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn để điền các cụm thích hợp cho trước từ vào chỗ chấm.
Lời giải chi tiết:
(1) bề mặt
(2) phong hóa
(3) chất hữu cơ
(4) độ phì
(5) thực vật
Câu 4
Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
đọc lại kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất
Lời giải chi tiết:
Các nhân tố hình thành đất (5 nhân tố):
- Đá mẹ: là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất. Đặc tính của đá mẹ (màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng) tác động đến tính chất lí, hóa của đất.
- Khí hậu: Vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất.
+ Tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật.
+ Nhiệt độ và lượng mưa tác động mạnh đến quá trình phong hóa đá và hình thành đất.
- Địa hình: Tác động chủ yếu đến sự phân bố nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu => Ảnh hưởng đến sự màu mỡ và độ dày tầng đất.
- Sinh vật: Tham gia quá trình phá hủy đá => Ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chất dinh dưỡng trong đất.
- Thời gian: tuổi của đất.
1 – d ; 2 – c; 3 – a; 4 – b
Câu 5
Tại sao trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về các nhân tố hình thành đất để giải thích.
Lời giải chi tiết:
Trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau là do điều kiện hình thành => tác động của các nhân tố hình thành đất (đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian) mạnh/yếu không giống nhau.
Câu 6
Con người đã tác động như thế nào để làm tăng độ phì trong đất?
Phương pháp giải:
Tìm kiếm thông tin trên Internet hoặc sách báo, liên hệ kiến thức của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Để tăng độ phì trong đất, con người đã tác động đến đất bằng nhiều hình thức khác nhau:
- Biện pháp kĩ thuật: bón phân,thuốc hóa học đúng quy định, khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh,…
- Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi đất.
- Canh tác luân canh.
- Cải tạo đất bằng việc trồng các loại cây họ đậu,…
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 14. Đất trên Trái Đất trang 38, 39 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"