Bài 12: Triều Nguyễn - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo

Cố đô Huế đã từng là kinh đô của triều đại nào? Hãy nêu những hiểu biết của em về triều đại này


Khởi động

Cố đô Huế đã từng là kinh đô của triều đại nào? Hãy nêu những hiểu biết của em về triều đại này

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã học và tham khảo trên mạng.

- Nêu ra triều đại của Cố đô Huế và sự hiểu biết về triều đại đó.

Lời giải chi tiết:

 - Cố đô Huế đã từng là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn

 - Triều đại nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, gắn loại hình nghệ thuật Nhã nhạc cung đình Huế


1

Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, 3, em hãy:

 - Trình bày sự thành lập Triều Nguyễn

 - Nêu một số nét chính về công cuộc xây dựng đất nước dưới Triều Nguyễn

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1. Sự thành lập Triều Nguyễn và công cuộc xây dựng đất nước (SGK trang 48, 49).

- Trình bày sự thành lập Triều Nguyễn, nêu ra một số nét chính về công cuộc xây dựng đất nước dưới Triều Nguyễn.

Lời giải chi tiết:

- Sự thành lập Triều Nguyễn:

 + Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra Triều Nguyễn, định đô ở Phú Xuân (Huế)

 + Triều Nguyễn quản lý 1 quốc gia thống nhất từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau

 - Một số nét chính về công cuộc xây dựng đất nước dưới Triều Nguyễn:

 + Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, ban hành bộ “Hoàng Việt luật lệ”

 + Đẩy mạnh chính sách khai hoang, mở rộng diện tích canh tác

 + Thành lập nhiều làng xóm, phát huy các giá trị truyền thống

 + Văn hoá và giáo dục đạt nhiều thành tựu

 + Tiếp tục các hoạt động thực thi chủ quyền biển, đảo của đất nước


2

Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy tóm tắt những nét chính về phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2. Phong trào Cần vương chống thực dân pháp cuối thế kỷ XIX (SGK trang 49).

- Tóm tắt những nét chính về phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX.

Lời giải chi tiết:

Những nét chính về phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX:

 - Khi Triều đình Nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân và một bộ phận quan lại không chịu khuất phục

 + Cuộc phản công của Tôn Thất Thuyết tại kinh thành Huế đã thất bại

 + Vua Hàm Nghi đã phát “dụ Cần vương” cùng Tôn Thất Thuyết lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp


1

Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về lịch sử Việt Nam dưới Triều nguyễn theo gợi ý: sự thành lập, công cuộc xây dựng đất nước, đấu tranh chống Pháp.

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1, 2. Sự thành lập Triều Nguyễn và công cuộc xây dựng đất nước (SGK trang 48, 49) và Phong trào Cần vương chống thực dân pháp cuối thế kỷ XIX (SGK trang 49).

- Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về lịch sử Việt Nam dưới Triều nguyễn theo gợi ý: sự thành lập, công cuộc xây dựng đất nước, đấu tranh chống Pháp.

Lời giải chi tiết:


2

Chọn và kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử trong bài mà em có ấn tượng nêu lí do em chọn nhân vật ấy

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã học và tham khảo trên mạng.

- Kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử trong bài mà em có ấn tượng.

Lời giải chi tiết:

- Kể lại câu chuyện về nhân vật: Nguyễn Trường Tộ

 + Nguyễn Trường Tộ là người thông minh, chăm chỉ, thông thạo tiếng Hán và từng sang phương Tây học tập

 + Khi về nước, trước bối cảnh Triều Nguyễn khủng hoảng, nhân dân có đời sống khó khăn, ông đã nhiều lần gửi bản “điều trần” đề nghị canh tân đất nước với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh

 - Qua câu chuyện trên, có thể thấy lí do em chọn Nguyễn Trường Tộ là vì ông là người tài giỏi, có ý chí, khát vọng thay đổi đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh


Vận dụng

Sưu tầm một số tranh ảnh, tư liệu liên quan đến Triều Nguyễn, sau đó chia sẻ với các bạn cùng lớp.

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã học và tham khảo trên mạng.

- Sưu tầm một số tranh ảnh, tư liệu liên quan đến Triều Nguyễn.

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện về Phan Đình Phùng và cuộc khởi nghĩa Hương Khê:

 - Cuối thế kỉ XIX, Phan Đình Phùng đã đứng ra chiêu tập lực lượng chống Pháp dưới lời kêu gọi cứu nước của vua Hàm Nghi

 - Khởi nghĩa đã xây dựng căn cứ tại Hương Khê, các anh hùng, hào kiệt đã tự nguyện liên kết lực lượng dưới quyền chỉ huy của ông

 - Cuộc khởi nghĩa đã kéo dài hơn 10 năm, gây thiệt hại cho quân Pháp

 - Cuối năm 1895, Phan Đình Phùng hi sinh trong một trận chiến đấu, cuộc khởi nghĩa suy yếu dần rồi tan rã