Bài 12. Đại cương về polymer trang 51, 52, 53 Hóa 12 Kết nối tri thức
Các polymer tự nhiên (tinh bột, cellulose, tơ tằm,...)
MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 51 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Các polymer tự nhiên (tinh bột, cellulose, tơ tằm,...) hay polymer tổng hợp (PE, PVC, nylon-6,6,...) được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Vậy, polymer là gì và chúng có các tính chất cơ bản nào?
Phương pháp giải:
Nêu khái niệm và tính chất của polymer.
Lời giải chi tiết:
- Polymer là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.
- Tính chất vật lí:
+ Các polymer thường là chất rắn, không nóng chảy hoặc nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng.
+ Hầu hết polymer không tan trong nước, một số tan được trong dung môi hữu cơ.
+ Nhiều polymer có tính dẻo (nhựa); một số polymer có tính đàn hồi (cao su); một số polymer khác thường dai, bền và dễ kéo sợi. Nhiều polymer không dẫn điện nhưng có một số polymer có tính bán dẫn.
- Tính chất hóa học: Polymer có thể tham gia phản ứng cắt mạch, giữ nguyên mạch và tăng mạch.
HĐ
Trả lời câu hỏi Hoạt động trang 51 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Trùng hợp ethylene tạo thành polyethylene (PE):
Em hãy so sánh về thành phần nguyên tố, phân tử khối của polyethylene so với ethylene.
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng tạo thành polyethylene để so sánh.
Lời giải chi tiết:
- Thành phần nguyên tố trong phân tử ethylene giống phân tử polyethylene (gồm C và H).
- Phân tử khối của polyethylene bằng tổng phân tử khối của phân tử ethylene tham gia phản ứng trùng hợp.
CH1
Trả lời câu hỏi 1 trang 52 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Hãy xác định các monomer tương ứng dùng để tổng hợp các polymer sau: PE, PS và PVC
Phương pháp giải:
Monomer: là những phân tử nhỏ, phản ứng với nhau tạo thành polymer.
Lời giải chi tiết:
CH2
Trả lời câu hỏi 2 trang 52 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Viết công thức cấu tạo và gọi tên polymer được tổng hợp từ monomer sau:
a) propylene;
b) methyl methacrylate.
Phương pháp giải:
- Polymer là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.
- Monomer: là những phân tử nhỏ, phản ứng với nhau tạo thành polymer.
- Tên gọi:
Lời giải chi tiết:
a) Polypropylene (PP) được tổng hợp từ monomer propylene
b) Poly(methyl methacrylate) (PMM) được tổng hợp từ monomer methyl methacrylate
CH1
Trả lời câu hỏi 1 trang 54 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau:
a) Thuỷ phân hoàn toàn poly(methyl methacrylate) trong môi trường base.
b) Thuỷ phân hoàn toàn nylon-6,6 trong môi trường acid.
Phương pháp giải:
- Polymer có thể tham gia các phản ứng hoá học mà không làm thay đổi chiều dài mạch polymer. Phản ứng có thể xảy ra ở nhóm thể đính vào mạch polymer, cộng vào liên kết đôi trong mạch polymer,...
- Polyamide bị thủy phân trong môi trường acid tạo monomer.
Lời giải chi tiết:
CH2
Trả lời câu hỏi 2 trang 54 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Hộp xốp đựng thực phẩm chế biến sẵn thường làm bằng polystyrene. Hãy tìm hiểu và cho biết có nên sử dụng các hộp này để đựng thức ăn nóng hoặc cho hộp vào lò vi sóng để hâm nóng thức ăn hay không. Tại sao?
Phương pháp giải:
Polystyrene bị nhiệt phân tạo styrene.
Lời giải chi tiết:
Không nên sử dụng các hộp làm bằng polystyrene để đựng thức ăn nóng hoặc cho hộp vào lò vi sóng để hâm nóng thức ăn vì ở nhiệt độ cao, polystyrene bị nhiệt phân tạo styrene. Styrene là một chất độc đối với cơ thể người: có độc với gan, có thể gây ung thư,...
CH3
Trả lời câu hỏi 3 trang 54 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức
Cho các polymer sau: PS; nylon-6,6; PVC.
Polymer nào được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? Polymer nào được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
Phương pháp giải:
- Monomer tham gia phản ứng trùng hợp phải có liên kết bội hoặc vòng không bền trong phân tử.
- Monomer tham gia phản ứng trùng ngưng phải có chứa ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng tạo liên kết với nhau.
Lời giải chi tiết:
- Polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là polystyrene (PS) và poly(vinyl chloride).
- Polymer được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là nylon-6,6.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 12. Đại cương về polymer trang 51, 52, 53 Hóa 12 Kết nối tri thức timdapan.com"