Bài 11. Phong trào công nhân và sự ra đời chủ nghĩa Mác - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

Giai cấp công nhân ra đời trong hoàn cảnh nào. C.Max – Ph.Engels có những hoạt động gì cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Nêu các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Lập bảng thống kê các sự kiện quan trọng về sự ra đời và hoạt động đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân từ giữa thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX.


1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 50 SGK

Giai cấp công nhân ra đời trong hoàn cảnh nào? 


Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 1 trang 50, 51 SGK 

Lời giải chi tiết:

- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện. 

- Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất buộc phải ra thành thị làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ,... 

=> Giai cấp công nhân đã dần hình thành trong bối cảnh đó và cùng với giai cấp tư sản, trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.


1

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 51 SGK

C.Max – Ph.Engels  có những hoạt động gì cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học? 


Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2 trang 51, 52 SGK 

Lời giải chi tiết:

- Đến những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, trưởng thành về nhận thức, tiến hành đấu tranh chính trị chống lại giai cấp tư sản

=> Đòi hỏi có một hệ thống lí luận soi đường

=> Học thuyết về chủ nghĩa xã hội do Max và Engels khởi xướng ra đời

- Năm 1842, C. Max là Tổng biên tập Báo sông Ranh (Rhine) - một tờ báo có tư tưởng cách mạng, chống lại chủ nghĩa quân phiệt Phổ.

  + Ph. Engels sang Anh. Sau khi tìm hiểu đời sống của công nhân, Engels

đã biên soạn tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

- Năm 1843, C. Max bị trục xuất khỏi Đức. Tại Pa-ri (Pháp), Max tiếp xúc với những nhà hoạt động cách mạng của phong trào công nhân, xuất bản Biên niên Pháp - Đức.

- Năm 1844, Max gặp Ph.Engels ở Pa-ri. Liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa của công nhân châu Âu.

- Tháng 2/1848, C. Max và Ph.Engels soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, được công bố ở Luân Đôn.

- Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Anh. C .Max được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.

- Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập tại Pháp. Ph. Engels tham gia tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng.


1

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 52 SGK

Nêu các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 3 trang 52, 53 SGK 

Lời giải chi tiết:

Các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

- Tháng 6 - 1848, công nhân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm, thực hiện cải cách dân chủ. 

- Sau cách mạng 1848, phong trào đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới: Bỉ, Đức, Anh, Mỹ,..

- 28/9/1864: Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập, đóng vai trò truyền bá học thuyết Max và là trung tâm thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

- Sự ra đời của các đảng công nhân: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).

- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889-1914) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.


1

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 53 SGK

a, Lập bảng thống kê các sự kiện quan trọng về sự ra đời và hoạt động đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân từ giữa thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX.

b, Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) có giá trị gì đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân? 

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 3 trang 52, 53 SGK 

Lời giải chi tiết:

a, 

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1831 - 1834

Lyon (Pháp) 

Công nhân dệt khởi nghĩa vũ trang đòi tăng lương, giảm giờ làm

1844

Sơ-lê-din (Đức)

Công nhân dệt khởi nghĩa vũ trang

1836 - 1847

Anh

Công nhân và các tầng lớp khác mít tinh, biểu tình đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm

9/1864

Pari (Pháp)

Thành lập Quốc tế thứ nhất

5/1886

Mỹ

Hàng chục vạn công nhân đình công đòi ngày làm 8h

1889

Pari (Pháp)

Thành lập Quốc tế thứ hai

1893

Pháp

Công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1893

1899

Anh

Nhiều cuộc bãi công đã nổ ra. Tiêu biểu là đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc chủ phải tăng lương.

b, Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) có giá trị to lớn đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân

- Là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người vĩnh viễn thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột giai cấp, bảo đảm cho loài người được thực sự sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc.

- Là cương lĩnh chính trị của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là kim chỉ nam hành động của toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. 


1

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 53 SGK

Hãy sưu tầm thêm các thông tin liên quan đến lịch sử ra đời ngày Quốc tế Lao động 1-5. Ngày kỉ niệm Quốc tế Lao động 1-5 được tổ chức lần đầu tiên ở nước ta vào thời gian nào? 

Lời giải chi tiết:

Ngày 1/5 bắt nguồn từ thành phố công nghiệp lớn Chicago, Mỹ. Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “... Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.

Ngày 1/5 được xem là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác. Ngày 1/5 cũng là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.

Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm mít tinh trọng thể tại thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động.