Bài 11. Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức

Hãy cho biết giai cấp công nhân ra đời như thế nào? Lập trục thời gian thể hiện những hoạt động chính của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Nêu những nét chính về Công xã Pa-ri (1871). Mô tả một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.


1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 49 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Hãy cho biết giai cấp công nhân ra đời như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức mục 1 

Lời giải chi tiết:

Sự ra đời của giai cấp công nhân:

- Cách mạng công nghiệp làm thay đổi bộ mặt các nước, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện

- Nông dân bị mất ruộng, phải lên thành thị làm thuê trong các hầm mỏ, xí nghiệp,…trở thành giai cấp công nhân


1

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 49 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Lập trục thời gian thể hiện những hoạt động chính của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Phương pháp giải:

Đọc kiến thức mục 2 và lập trục thời gian 

Lời giải chi tiết:


1

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 50 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

1. Nêu những nét chính về Công xã Pa-ri (1871) 

2. Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, hãy cho biết những biểu hiện chứng tỏCông xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã Pa-ri là gì? 

Phương pháp giải:

 Khai thác kiến thức trong mục 3 

Lời giải chi tiết:

1. Những nét chính về Công xã Pa-ri (1871)

- Sau khi Pháp thất bại thảm hại trong chiến tranh Pháp - Phổ (1870 – 1871),
+ Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập tìm cách thoả hiệp với Phổ 

+ Nhân dân Pa-ri vẫn kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Ngày 18 – 3, dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Trung ương Vệ quốc quân, các tiểu đoàn
Vệ quốc quân cùng nhân dân Pa-ri từ các ngã tiến vào trung tâm Thủ đô, chiếm các cơ quan chính phủ. 

- Khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn. Đây là cuộc cách mạng vô sản
đầu tiên trên thế giới, dẫn tới sự ra đời của một chế độ mới, xã hội mới.

2.Những biểu hiện chứng tỏCông xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới

- Để thay thế cho chính quyền tư sản, chính quyền cách mạng – Công xã Pa-ri được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 

- Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng công xã.

- Hội đồng Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân, ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh đem lại quyền lợi cho nhân dân.

- Ý nghĩa: Tuy chỉ tồn tại trong vòng 72 ngày (từ ngày 18 – 3 – 1871 đến ngày 28 – 5 – 1871) nhưng Công xã Pa-ri là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; là sự cổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn. 


1

Trả lời câu hỏi mục 4 trang 51 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Mô tả một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức mục 4 

Lời giải chi tiết:

Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864-1876)

+ Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9 – 1864, C. Mác và Ph.Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).
+ Hoạt động: Tổ chức 5 kì đại hội, truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế; thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ...

- Sự ra đời của các đảng công nhân: 

+ Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giới chủ (Cuộc đình công ngày 1/5/1886 tại Mĩ)

+ Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883)

- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 – 1914)

+ Ngày 14 – 7 – 1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất. 

+ Tuy nhiên, sau khi Ph. Ăngghen mất, những phần từ cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai. Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lê-nin, lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga. Ông đã vạch trần những sai lầm của chủ nghĩa xét lại, tác hại của nó đối với sự nghiệp của giai cấp công nhân, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lê-nin. 


1

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 51 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

1. Lập và hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây) về những hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

2. C. Mác và Ph. Ăng-ghen có vai trò như thế nào trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX 

Phương pháp giải:

- Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 4

- Bước 2: Tổng hợp kiến thức về C.Mác và Ph.Ăng-ghen có trong bài

Lời giải chi tiết:

1. Bảng những hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

 

STT

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1

1864-1876

Nước Anh

Thành lập Quốc tế thứ nhất

2

30 năm cuối thế kỉ XIX

Các nước tư bản: Mĩ, Đức, Pháp, Nga,…

- Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giới chủ (Cuộc đình công ngày 1/5/1886 tại Mĩ)

- Sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883)

3

1889-1914

Pa-ri (Pháp)

- Ngày 14-7-1889, Quốc tế thứ hair a đời

- Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lê-nin, lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga. Ông đã vạch trần những sai lầm của chủ nghĩa xét lại, tác hại của nó đối với sự nghiệp của giai cấp công nhân, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

2. Vai trò của C. Mác và Ph. Ăng-ghen trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

- Tìm hiểu phong trào công nhân, thành lập những chính đảng vô sản Quốc tế

- Soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trình bày những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân. Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Chủ nghĩa xã hội khoa học như ngọn đuốc soi đường cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

+ Thành lập các tổ chức Quốc tế bảo vệ quyền lợi cho công nhân: Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai,…

+ Dẫn đường thành lập các đảng của giai cấp công nhân ở các nước 


1

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 51 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Tìm hiểu thêm về ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 và ý nghĩa của sự kiện này trong cuộc sống hiện tại.

Phương pháp giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

Xuất phát từ khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.

      Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ. 
Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ. 

Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố khác, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy".

      Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Ph.Ăng-ghen, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước. 
Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.

 Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.