Bài 11. Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức

Quan sát hình 11.1 và hình 11.2, em có liên hệ đến sự phát triển của quốc gia và khu vực nào? Tình hình chính trị, kinh tế của quốc gia và khu vực này từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì nổi bật? Hãy chia sẻ những điều mà em biết?


Mở đầu

Quan sát hình 11.1 và hình 11.2, em có liên hệ đến sự phát triển của quốc gia và khu vực nào? Tình hình chính trị, kinh tế của quốc gia và khu vực này từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì nổi bật? Hãy chia sẻ những điều mà em biết?

Phương pháp giải:

- Tham khảo qua internet ,vận dụng các kiến thức được học (sách, báo,truyền hình,..) và quan sát hình 11.1 và hình 11.2 (SGK trang 49)

- Chỉ ra và chia sẻ những điều mà em biết về tình hình chính trị, kinh tế của quốc gia và khu vực này từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì nổi bật.

Lời giải chi tiết:

- Qua hai hình trên, em liên hệ đến Mỹ và Tây Âu.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới còn các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội - chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.


?mục 1

Khai thác thông tin trong mục, hãy nêu nét chính về tình hình chính trị, kinh tế Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 49+50) kết hợp khai thác thông tin trong mục.

- Chỉ ra nét chính về tình hình chính trị, kinh tế Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991.

Lời giải chi tiết:

- Tình hình chính trị:

+ Nước Mỹ vẫn duy trì nền dân chủ tư sản với chế độ hai đảng thay nhau cầm quyền (Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa)

+ Mỹ thực hiện chính sách đối nội nhất quán nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Đồng thời, chính quyền Mỹ luôn thực hiện chính sách ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của các lực lượng tiến bộ ở trong nước

+ Trong chính sách đối ngoại, Mỹ tập trung triển khai Chiến lược toàn cầu nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới

- Tình hình kinh tế: Mỹ vẫn luôn giữ vững vị thế cường quốc kinh tế số một thế giới, nhưng tỉ trọng kinh tế của Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm dần.


?mục 2

Trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2.Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 51).

- Chỉ ra những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991(giai đoạn 1945 – 1950, giai đoạn 1950 – 1973,giai đoạn 1973 – 1991) .

Lời giải chi tiết:

- Giai đoạn 1945 – 1950:

+ Chính trị: Củng cố, tăng cường chính quyền của giai cấp tư sản; liên minh chặt chẽ với Mỹ

+ Kinh tế: Khôi phục kinh tế viện trợ của Mỹ, lệ thuộc chặt chẽ vào Mỹ

- Giai đoạn 1950 – 1973:

+ Chính trị: Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ (tiêu biểu là Anh) và tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ (tiêu biểu là Pháp)

+ Kinh tế: Tăng trưởng cao, vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới

- Giai đoạn 1973 – 1991:

+ Chính trị: Thúc đẩy liên kết chính trị đặt nền móng cho quá trình nhất thể hoá Tây Âu với thỏa thuận về việc thành lập Liên minh châu Âu - EU

+ Kinh tế: Tăng trưởng thấp, nhưng vẫn là một trong những trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới; thông qua quyết định xây dựng thị trường tiền tệ với đồng tiền chung duy nhất (ơ-rô)


Luyện tập

Hãy hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) tóm tắt về chính trị, kinh tế của các nước Tây Âu và Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991.

Lĩnh vực

Tóm tắt tình hình

Các nước Tây Âu

Nước Mỹ

Chính trị

?

?

Kinh tế

?

?

 

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1,2. (SGK trang 49,50,51).

- Chỉ ra tóm tắt về chính trị, kinh tế của các nước Tây Âu và Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991.

Lời giải chi tiết:

Lĩnh vực

Tóm tắt tình hình

Các nước Tây Âu

Nước Mỹ

Chính trị

- Giai đoạn 1945-1950: Củng cố, tăng cường chính quyền của giai cấp tư sản; liên minh chặt chẽ với Mỹ

- Giai đoạn 1950-1973: Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ (tiêu biểu là Anh) và tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ (tiêu biểu là Pháp)

- Giai đoạn 1973-1991: liên kết chính trị đặt nền móng cho quá trình nhất thể hoá Tây Âu.

- Duy trì nền dân chủ tư sản với chế độ hai đảng thay nhau cầm quyền 

- Thực hiện chính sách đối nội nhất quán nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội

- Tập trung chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới.

 

Kinh tế

- Giai đoạn 1945 – 1950: Khôi phục kinh tế viện trợ của Mỹ, lệ thuộc chặt chẽ vào Mỹ

- Giai đoạn 1950 – 1973: Tăng trưởng cao, vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới

- Giai đoạn 1973 – 1991: Tăng trưởng thấp, nhưng vẫn là một trong những trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới; xây dựng thị trường tiền tệ với đồng tiền chung duy nhất (ơ-rô).

 

Mỹ vẫn luôn giữ vững vị thế cường quốc kinh tế số một thế giới, nhưng tỉ trọng kinh tế của Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm dần.


Vận dụng

Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về tình hình chính trị, kinh tế của các nước Tây Âu hoặc Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991 và giới thiệu với bạn.

Phương pháp giải:

-  Tìm hiểu thông tin trên sách, báo và internet.

- Giới thiệu với bạn về tình hình chính trị, kinh tế của các nước Tây Âu hoặc Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991.

Lời giải chi tiết:

- Kinh tế nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973: phát triển nhanh chóng. Trong khoảng nửa sau những năm 40, tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 6%.

+ Công nghiệp: sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới

+ Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh. Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng của Anh + Pháp + Tây Đức + Italia + Nhật Bản.

+ Tài chính: Nắm ¾ trữ lượng vàng trên toàn thế giới. Là nước chủ nợ thế giới

+ Hơn 50% tàu bè đi lại trên biển

+ Nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới

- Kinh tế nước Mĩ từ năm 1973 đến năm 1991:

+ Trong những năm 1973 – 1982: khủng hoảng và suy thoái kéo dài

+ Từ năm 1983, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn là cường quốc đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm.