Bài 11. Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ-trung đại SGK Lịch sử 10 Cánh Diều

Hãy trình bày sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X.


? mục 1.1

Trả lời câu hỏi mục 1.1 trang 78 SGK Lịch Sử 10

Đọc thông tin và quan sát Hình 11.2, hãy trình bày sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1.1 Bài 11 SGK.

Bước 2: Xác định sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X.

Bước 3: Rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

Sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X:

- Từ đầu Công nguyên – thế kỷ VII, Đông Nam Á xuất hiện một số quốc gia như Phù Nam, Chăm-pa, Ma-lay-u,... trong đó lớn mạnh nhất là Phù Nam.

- Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X, hình thành một số quốc gia mới và hợp nhất một số quốc gia nhỏ thành nước lớn hơn như Ăng-co, Sri-vi-giay-a.


? mục 1.2

Trả lời câu hỏi mục 1.2 trang 78 SGK Lịch Sử 10

Đọc thông tin và quan sát Hình 11.3, hãy trình bày sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1.2 Bài 11 SGK.

Bước 2: Xác định sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

Bước 3: Rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

Sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:

- Giai đoạn đánh dấu các nhà nước phong kiến Đông Nam Á lớn mạnh và thống nhất: Đại Việt, Chăm pa, Lan Xang,... 

- Nền văn minh Đông Nam Á được định hình với cơ tầng văn hóa bản địa và biểu tầng văn hóa Ấn Độ- Trung Quốc.

-  Bên cạnh yếu tố đó, nền văn minh Hồi giáo đã xuất hiện và lan tỏa.


? mục 1.3

Trả lời câu hỏi mục 1.3 trang 79 SGK Lịch Sử 10

Đọc thông tin và quan sát Hình 11.4, hãy cho biết trong giai đoạn thế kỉ XVI – XIX, văn minh Đông Nam Á đã tiếp nhận những yếu tố nào từ phương Tây.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1.3 Bài 11 SGK.

Bước 2: Xác định những yếu tố từ phương Tây được tiếp nhận vào văn minh Đông Nam Á.

Bước 3: Rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

Những yếu tố từ phương Tây được tiếp nhận vào văn minh Đông Nam Á

- Từ thế kỷ XIX-XIX, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á suy yếu và quá trình xâm lược của người Châu Âu, khởi đầu là người Bồ Đào Nha xâm chiếm Ma-lắc-ca vào năm 1511.

- Thời điểm này cũng đánh dấu Đông Nam Á mang sự giao thoa với văn minh phương Tây, nổi trội là:

+ Văn học và nghệ thuật.

+ Bên cạnh đó còn có ngôn ngữ, tư tưởng,...


? mục 2.1

Trả lời câu hỏi mục 2.1 trang 80 SGK Lịch Sử 10

Đọc thông tin và quan sát các hình 11.5, 11.6, hãy:

- Nêu các hình thức tín ngưỡng dân gian của cư dân Đông Nam Á.

- Kể tên những tôn giáo phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á. Vì sao các tôn giáo này lại được đông đảo cư dân Đông Nam Á đón nhận?

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 2.1 Bài 11 SGK.

Bước 2: Xác định những hình thức tín ngưỡng dân gian của văn minh Đông Nam Á.

Bước 3: Rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

* Các hình thức tín ngưỡng dân gian của cư dân Đông Nam Á:

- Thờ cúng tổ tiên

- Thờ thần thiên nhiên

- Thờ thần động vật,...

* Những tôn giáo phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á:Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và Nho giáo. 

- Các tôn giáo này được đón nhận ở Đông Nam Á bởi lẽ : 

+ Ở Đông Nam Á chưa tồn tại và phát triển tôn giáo dân tộc, chỉ có các tín ngưỡng mang tính bản địa. Hơn nữa, các tôn giáo cũng có những nét phù hợp trong tư tưởng phù hợp cư dân Đông Nam Á. 

+ Các tôn giáo khi được thâm nhập vào khu vực có những nước giữ nguyên mô hình tôn giáo và bên cạnh có những nước tiếp nhận chọn lọc.


? mục 2.2

Trả lời câu hỏi mục 2.2 trang 81 SGK Lịch Sử 10

Đọc thông tin và quan sát Hình 11.7, hãy nêu những thành tựu về văn tự và văn học Đông Nam Á.


Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 2.2 Bài 11 SGK.

Bước 2: Xác định những thành tựu về văn tự và văn học của Đông Nam Á.

Bước 3: Rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

Những thành tựu về văn tự và văn học của Đông Nam Á:


? mục 2.3

Trả lời câu hỏi mục 2.3 trang 82 SGK Lịch Sử 10 

Đọc thông tin và quan sát các Hình 11.8, 11.9, hãy nêu thành tựu chủ yếu của kiến trúc, điêu khắc ở Đông Nam Á.


Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 2.3 Bài 11 SGK.

Bước 2: Xác định những thành tựu chủ yếu về kiến trúc, điêu khắc của Đông Nam Á.

Bước 3: Rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

Thành tựu chủ yếu của kiến trúc, điêu khắc ở Đông Nam Á:


Câu 1

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 82 SGK Lịch Sử 10

1. Thể hiện trên trục thời gian các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ XIX.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 11 SGK.

Bước 2: Xác định các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ XIX.

Bước 3: Kẻ trục thời gian.

Lời giải chi tiết:


Câu 2

2. Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ- trung đại.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 11 SGK.

Bước 2: Xác định các thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ- trung đại.

Bước 3: Rút ra kết luận và vẽ sơ đồ tư duy.

Lời giải chi tiết:


Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng mục 3 trang 82 SGK Lịch Sử 10

Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các công trình kiến trúc Đông Nam Á và phân loại theo ba dòng: kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo, kiến trúc cung đình.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 11 SGK.

Bước 2: Xác định các công trình kiến trúc của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ- trung đại.

Bước 3: Rút ra kết luận và tìm tư liệu.

Lời giải chi tiết:

Kiến trúc dân gian:

Nhà sàn Indonesia

Nhà sàn Brunei
Kiến trúc tôn giáo:

Đền Angkor Wat- Campuchia

Chùa Wat Arun- Thái Lan

Kiến trúc cung đình:

Hoàng Thành Thăng Long- Việt Nam

Bài giải tiếp theo