Bài 10. Văn Miếu - Quốc Tử Giám - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều

Vì sao Khuê Văn Các lại được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội? Ngoài Khuê Văn Các, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn có những công trình tiêu biểu nào khác?


Khởi động

Vì sao Khuê Văn Các lại được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội? Ngoài Khuê Văn Các, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn có những công trình tiêu biểu nào khác?


Lời giải chi tiết:

- Khuê Văn Các lại được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, vì: công trình này gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa của Hà Nội và cả dân tộc Việt Nam; thể hiện nguyện vọng, niềm tự hào của người dân thủ đô và nhân dân cả nước về một thủ đô văn hiến, văn minh.

- Ngoài Khuê Văn Các, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn có những công trình tiêu biểu khác là: nhà bia Tiến sĩ; khu Đại Thành; khu Thái Học; lầu Chuông; lầu Trống,…



1

1.

Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định một số công trình tiêu biểu của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 10: Văn Miếu - Quốc Tử Giám (ảnh 1)

2.

Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy mô tả kiến trúc và chức năng của một trong các công trình trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 10: Văn Miếu - Quốc Tử Giám (ảnh 2)


Lời giải chi tiết:

1.

- Văn Miếu gồm các công trình kiến trúc tiêu biểu như: Cổng Văn Miếu; Cổng Đại Trung; Khuê Văn Các; Nhà bia Tiến sĩ; Cổng Đại Thành và khu Đại Thành.

- Quốc Tử Giám có các công trình như: Cổng Thái Học; Khu Thái Học; Lầu Chuông; Lầu Trống.

2.

(*) Lựa chọn: mô tả kiến trúc và chức năng của Nhà bia Tiến sĩ

- Kiến trúc:

+ Các nhà che bia làm bằng khung gỗ, lợp ngói mũi hài, nền lát gạch.

+ Trong khu vực Nhà bia Tiến sĩ có 82 tấm bia tiến sĩ (tương ứng với 82 khoa thi) được dựng từ năm 1484 đến năm 1780. Nội dung các tấm bia ghi tên, quê quán, khoa thi của 1304 tiến sĩ.

- Chức năng: Nhà bia Tiến sĩ thể hiện sự tôn vinh người hiền tài và truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.



2

Đọc thông tin và quan sát hình 4, hãy cho biết những biện pháp nào đã được thực hiện để giữ gìn khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 10: Văn Miếu - Quốc Tử Giám (ảnh 3)


Lời giải chi tiết:

- Những biện pháp đã được thực hiện để giữ gìn khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám:

+ Nhà nước đã đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo các công trình trong khu di tích.

+ Cơ quan quản lí Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền đến khách tham quan về trách nhiệm bảo vệ môi trường, không xâm phạm hiện vật, tổ chức các chương trình giáo dục di sản cho học sinh



1

Chức năng của Quốc Tử Giám khác Văn Miếu ở những điểm nào?


Lời giải chi tiết:

- Điểm khác nhau:

+ Chức năng của Văn Miếu: thờ Khổng Tử và các nhà nho có công trong việc phát triển Nho giáo.

+ Chức năng của Quốc Tử Giám: nơi học tập của các hoàng tử, con quan đại thần hoặc con nhà dân thường học giỏi.



2

Hãy đề xuất một số biện pháp để giữ gìn các di tích lịch sử.

Lời giải chi tiết:

- Một số biện pháp để giữ gìn các di tích lịch sử:

+ Nâng cao ý thức của khách tham quan;

+ Giáo dục ý thức bảo vệ di tích;

+ Đầu tư việc trùng tu các công trình trong di tích,...



Vận dụng

Hãy nêu cảm nghĩ của em về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam sau khi tìm hiểu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám.


Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo:

- Hiếu học là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được hình thành từ lâu đời và được trao truyền qua nhiều thế hệ.

- Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững. Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học, đề cao giá trị của tri thức.

- Truyền thống hiếu học có một ý nghĩa hết sức lớn lao, bởi nó luôn gắn với sự phát triển bền vững. Sự học chính là cái gốc, là căn cốt của mọi thành công, giúp cho con người hoàn thiện về nhân cách, giúp cho quê hương, đất nước phát triển hưng thịnh.

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám hôm nay là một di tích, ghi dấu truyền thống hiếu học vẻ vang của tổ tiên ta, thể hiện khát vọng giành lấy những đỉnh cao tri thức của sĩ tử, cũng như mong mỏi, kỳ vọng của triều đình, của nhân dân đối với trí thức.