Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

Kể tên các vương quốc của người Giéc-man thế kỉ V-VI


Bài tập 1

Kể tên các vương quốc của người Giéc-man thế kỉ V-VI.

Lời giải chi tiết:

  • Ăng-glo xắc-xông

  • Phơ-răng

  • Xuy-e-vơ

  • Đông gốt

  • Phơ-răng

  • Tây gốt

  • Văng-đan


Bài tập 2

 Kể tên các tộc người Giéc-man thế kỉ V-VI.


Lời giải chi tiết:

Các tộc người Giéc-man bao gồm người Xắc-xông, Xia-vơ, Lông-ba, Buốc-gông-đơ, Ba-xco, Bro-tông.



Bài tập 3

 Xác định những vương quốc của người Giéc-man thế kỉ V-VI tương ứng với những quốc gia nào và phần lớn thuộc khu vực nào của châu Âu ngày nay. Tham khảo trên bản đồ châu Âu trong SGK trang 104 hoặc bản đồ châu Âu trên internet cho câu trả lời của em.


Lời giải chi tiết:

- Ăng- glô Xắc- xông : Vương quốc Anh

- Vương quốc Phơ-răng : Pháp

- Vương quốc Tây Gốt: Tây Ban Nha

- Vươn quốc Đông Gốt: Ý ( I - ta - li - a )



Bài tập 1

Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã sụp đổ vào năm

A. 475

B. 476

C. 576

D. 676


Lời giải chi tiết:

Chọn B



Bài tập 2

Chế độ phong kiến Tây Âu ra đời trong hoàn cảnh

A. đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong.

B. đế quốc La Mã đã bị diệt vong.

C các lãnh địa của lãnh chúa đang hình thành.

D. quá trình bóc lột của lãnh chúa đối với nóng nó diễn ra mạnh mẽ.


Lời giải chi tiết:

Chọn B


Bài tập 3

Tầng lớp quý tộc quân sự hình thành từ bộ phận nào sau đây?

A. Quý tộc chủ nô La Mã

B. Các thủ lĩnh quân sự của bộ tộc Giéc-man

C. Các giám chủ, giám mục

D. Quý tộc tăng lữ


Lời giải chi tiết:

Chọn B


Bài tập 4

Hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến Tây Âu là

A. địa chủ và nông dân

B. quý tộc và nông nô

C. lãnh chúa và nông nô

D. lãnh chúa và nông dân


Lời giải chi tiết:

Chọn C



3

Nối các dữ liệu ở cột A vowisw dữ liệu ở cột B cho phù hợp để nêu được đặc điểm của lãnh địa phong kiến.


Lời giải chi tiết:

Trả lời:



4

Dựa vào nội dung trong SGK, hãy hoàn thành sơ đồ dưới đây: 


Lời giải chi tiết:

Trả lời: 



5

Hoàn thành sơ đồ dưới đây về những sự kiện chính liên quan đến các thành thị Tây Âu trung đại:


Lời giải chi tiết:

Trả lời: 



6

Quan sát hinh dưới đây và nhận xét về vai trò của Thiên Chúa giáo trong xã hội phong kiến Tây Âu.


Lời giải chi tiết:

Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội ở Tây Âu thời trung đại.



7

Dưới đây là một số tranh vẽ có từ thế kỉ XIV, miêu tả các công việc trong năm của người nông nô. Hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả công việc của họ.


Lời giải chi tiết:

- Nông nô là lực lượng sản xuất chính tạo ra của cải vật chất trong lãnh địa. Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất.

- Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy, canh tác, ngoài ra họ còn làm một số nghề thủ công và chăn nuôi gia súc. Dù đã lao động cực nhọc quanh năm suốt tháng nhưng đời sống của nông nô vẫn rất khó khăn, do họ bị lãnh chúa bóc lột nặng nề. Mức tô mà nông nô phải nộp cho lãnh chúa rất nặng, có khi lên đến 1/2 số sản phẩm thu được mỗi vụ. Ngoài ra, nông nô còn phải nộp cho lãnh chúa nhiều loại thuế khác, như: thuế cưới xin, thuế ma chay…



8

Quan sát hình dưới đây, hãy mô tả chức năng phòng vệ của lâu đài phong kiến Tây Âu. Tại sao trong thời kì phong kiến ở Tây Âu, lãnh chúa phải xây dựng nơi ở của mình như những pháo đài? 

Lời giải chi tiết:

- Mô tả: lãnh địa thường được xây dựng bằng đá, trên một ngọn đồi cao, có hệ thống tháp canh kiên cố; bên dưới là hào nước và các công sự phòng thủ.

- Trong thời kì phong kiến ở Tây Âu, lãnh chúa phải xây dựng nơi ở của mình như những pháo đài, vì:

+ Trong quá trình xâm nhập vào lãnh thổ của đế quốc La Mã, người Giéc-man vấp phải nhiều sự chống đối từ những người ủng hộ đế quốc La Mã, từ người dân địa phương…

+ Trong thời kì phong kiến, các lãnh chúa đôi khi cũng vấp phải sự chống đối của nông nô hoặc xảy ra mâu thuẫn với các lãnh chúa khác…