Bài 1,2 mục I trang 69,70,71 Vở bài tập Sinh học 8

Giải bài 1,2 mục I Nhận thức kiến thức trang 69,70,71 VBT Sinh học 8: Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày.


Bài tập 1

1. Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày.

2. Căn cứ vào các đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào?

Lời giải:

1. Cấu tạo của dạ dày:

- Thành dạ dày có 4 lớp: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc.

- Dạ dày có hình dạng 1 cái túi thắt 2 đầu với dung tích tối đa khoảng 3 lít, có lớp cơ dày và khỏe (từ ngoài vào trong: cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo).

- Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị.

2. Nhờ có lớp có dày và nhiều tuyến tiết dịch vị nên dạ dày biến đổi thức ăn về mặt lí học và hóa học.


Bài tập 2

1. ừ những thông tin được nêu trong SGK, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng sau:

2. Sự đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột nhờ hoạt động của cơ quan, bộ phận nào?

3. Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào?

4. Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?

Lời giải:

1. Hoàn thành bảng sau:

Biến đổi thức ăn ở dạ dày Các hoạt động tham gia Cơ quan hay tế bào thực hiện Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học Co bóp, làm nhuyễn, nhào trộn 3 lớp cơ (cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo) Thức ăn được làm nhuyễn và đảo trộn thấm đều dịch vị
Biến đổi hóa học Chất nhày, pepsinôgen, HCl được tiết ra Tuyến vị Phân cắt 1 phần protêin thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin. Chất nhày giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.

2. Sự đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột nhờ sự co bóp của dạ dày và sự phối hợp co của cơ vòng ở môn vị.

3. Loại thức ăn gluxit và lipit được làm nhuyễn và thấm đều dịch vị nhờ sự co bóp của dạ dày.

4. Chất nhày được tiết ra, phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl, vì vậy prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy