Bài 1 trang 70 SGK Sinh học 6

Giải bài 1 trang 70 SGK Sinh học 6. Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?


Đề bài

Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

+ Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày.

+ Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt.

+ Đặt chậu cây đó ngoài sáng (nơi có nắng gắt) từ 4- 6.

+ Ngắt chiếc lá, bỏ băng giấy đen và cho vào cồn 90o đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá.

+ Rửa sạch lá trong cốc nước ấm, bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng).

Kết quả: dựa vào phản ứng màu của tinh bột với i-ôt (tạo hợp chất có màu xanh tím). Chỗ lá cây không bịt giấy đen có màu xanh tím, chỗ bịt giấy đen (không thu nhận ánh sáng) không có tinh bột nên không bị biến màu, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.

Bài giải tiếp theo
Lý thuyết quang hợp (tiếp theo)
Bài 1 trang 72 SGK Sinh học 6
Thảo luận: Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì? Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?
Thảo luận: Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột? Vì sao? Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra khí? Đó là khí gì?
Thảo luận: Điều kiện thí nghiệm của cây trong chuông A khác với cây trong chuông B ở điểm nào?
Từ sơ đồ trên, hãy phát biểu khái niệm đơn giản về quang hợp.
Bài 2 trang 70 SGK Sinh học 6
Bài 3 trang 70 SGK Sinh học 6
Bài 2 trang 72 SGK Sinh học 6
Bài 3 trang 72 SGK Sinh học 6