Bài 1,2,3,4 mục I trang 49,50 Vở bài tập Sinh học 8

Giải bài 1,2,3,4 mục I Bài tập lí thuyết trang 49,50 VBT Sinh học 8: Chảy máu tĩnh mạch và động mạch có gì khác nhau về biểu hiện và cách xử lí?


Bài tập 1

Chảy máu tĩnh mạch và động mạch có gì khác nhau về biểu hiện và cách xử lí?

Lời giải:

 

Chảy máu tĩnh mạch

Chảy máu động mạch

Biểu hiện

Chảy chậm, ít

Chảy mạnh do vẫn tốc máu trong mạch lớn, chảy thành tia gây nguy hiểm

Cách xử lí

Có thể sơ cứu tại chỗ bằng băng dán hay gạc (nếu vết thương sâu thì nên đến bệnh viện)

Cần sơ cứu tạm thời và đưa ngay đến bệnh viện


Bài tập 2

Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô là gì?

Lời giải:

Khi đặt vòng garo đầu tiên phải chặt nhất sau đó lực thắt giảm dần. Không được buộc lỏng hay chặt quá.

Không được phép để garo lâu quá 1,5 – 2 giờ, nếu lâu quá phần dưới garo sẽ bị hoại tử. 


Bài tập 3

Vì sao chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc ở chân mới dùng được biện pháp buộc dây garô?

Lời giải:

Những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc ở chân mới dùng biện pháp buộc day garô vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garô mới có hiệu quả cầm máu.


Bài tập 4

Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay (chân) cần được xử lí thế nào?

Lời giải:

- Nếu người sơ cứu có kiến thức cấp cứu vết thương thì một mặt cho băng chặt vết thương, mặt khác lấy ngón tay ấn chặn vào phía trên đường đi của động mạch (phía trên vết thương đó).

- Nếu người sơ cứu không biết nghiệp vụ cấp cứu vết thương thì cần băng chặt vết thương để cầm máu tạm thời sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

 

Bài giải tiếp theo
Bài tập mục II trang 50 Vở bài tập Sinh học 8