Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án
Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án
Đề 1
Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
TỪ ẤY (Tố Hữu)
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
Tháng 7-1938
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Thuyết minh
Câu 2: Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
A. Nghệ thuật
B. Sinh hoạt
C. Nghị luân
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 3: “Nắng hạ”, “mặt trời chân lí” là những hình ảnh:
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 4: Đọc “Từ ấy” có thể nhận thấy:
A. Niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng.
B. Tác dụng kì diệu của lí tưởng đối với cuộc đời nhà thơ.
C. Sự gắn bó tự nguyện, chân thành của nhà thơ đối với các kiếp đời cần lao trong xã hội.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 5: Từ “cù bất cù bơ” được chú thích là:
A. Bơ vơ, không chốn nương thân
B. Bơ vơ, không chốn nương thân, lang thang kiếm sống
C. Không chốn nương thân, lang thang kiếm sống
D. Lang thang, vất vưởng, không chốn nương thân
Câu 6: Câu thơ “Hồn tôi là một vườn hoa lá” có sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hoá
D. Tương phản
Câu 7: Từ trang trải trong câu “Để tình trang trải với muôn nơi” được hiểu là:
A. Rộng rãi
B. Trải rộng
C. Chia sẻ
D. Phôi pha
Câu 8: Khổ thơ thứ ba với các từ xưng hô: con, em, anh... cho thấy điều gì?
A. Niềm vui khi bắt gặp ánh sáng cách mạng
B. Nhận thức mới về lẽ sống của tác giả
C. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ
D. Cả ba ý trên đều sai
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1: Từ việc đọc hiểu bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, anh/chị hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về lẽ sống cống hiến.
Câu 2:
CHÂN QUÊ
(Nguyễn Bính)
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính toàn tập (tập 1), NXB Hội Nhà văn, 2017)
Tình cảm đối với quê hương của chàng trai được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 2
Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
( Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
C. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận.
B. Tự sự.
C. Biểu cảm
D. Miêu tả.
Câu 3. Xác định thể thơ của văn bản trên?
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Bảy chữ
D. Thất ngôn
Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
A. Từ láy, nhân hoá, ẩn dụ
B. Hoán dụ, từ láy
C. Nhân hoá, từ láy
D. Nhân hoá, hoá dụ
Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ “Với áo mơ phai dệt lá vàng" A. Sắc vàng của lá thu nhuộm vàng cả không gian thu , bầu trời thu
B. Cảnh sắc thiên nhiên mùa thu.
C. Thể hiện tình yêu thiên nhiên
D. Nắng vàng mùa thu.
Câu 6. Chọn câu đúng nhất về tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu thơ sau:
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
A. Gợi tả sự vắng vẻ của buổi chiều thu
B. Gợi sự chuyển động của cảnh, vừa gợi cảm giác của thi nhân trước mùa thu
C. Gợi sự bâng khuâng của nhân vật trữ tình
D. Gợi hình ảnh sinh động về cây lá
Câu 7. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Khung cảnh đất trời với nỗi buồn man mác, bâng khuâng của người thiếu nữ khi mùa thu về.
B. Bức tranh thiên nhiên mùa thu
C. Nỗi buồn bâng khuâng trước mùa thu.
D. Bức tranh phong cảnh mùa thu.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Những dấu ba chấm (….) ở khổ thơ thứ ba có tác dụng gì?
Câu 9. Cảm nhận của anh chị về câu thơ
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Câu 10. Viết đoạn văn cảm nhận tâm hồn Xuân Diệu qua bài thơ “Đây mùa thu tới” ( 7-10 dòng).
II. VIẾT (4 điểm)
Câu 1. Đọc văn bản sau:
Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trưởng thành con bướm biết bay.
Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất để nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày và trở thành cây cứng cáp.
Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra mãi mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay.
Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố.
Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống; rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng và bản lĩnh ý chí qua thử thách, khó khăn, bất hạnh và cả thất bại. Thất bại, bất hạnh có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể là may mắn với người khác- tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã.
(Dẫn theo “Hạt giống tâm hồn” – Tập 1, Phần I)
Thực hiện yêu cầu:
Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách đối diện với thử thách của bản thân để thành công được gợi ra từ văn bản trên.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 3
Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
NHỚ MẸ NĂM LỤT
(Huy Cận)
Năm ấy lụt to tận mái nhà Mẹ con lên chạn (1) – Bố đi xa Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà
Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc Thương con lúc ấy biết gì hơn? Nước mà cao nữa không bè thúng Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con
Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn “Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!” Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng Đáp lại từ xa một tiếng “ời” |
Nước, nước… lạnh tê như số phận Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu
Vậy đó mẹ ơi, đời của mẹ Đường trơn bấu đất mẹ kiên gan Nuôi con lớn giữa bao cay cực Nước lụt đời lên mẹ cắn răng
Năm ấy vườn cau long mấy gốc Rầy đi một dạo, trái cau còi Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi |
(www. Thivien.net)
(1) Chạn: gác cao sát mái nhà để đồ đạc khi lụt (khỏi ướt)
*Huy Cận: Cù Huy Cận (1919-2005) là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984- 1995
Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy?
A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.
B. Thể thơ bảy chữ, vì tất cả các dòng đều có bảy chữ.
C. Thể thơ tứ tuyệt, mỗi khổ 4 dòng.
D. Thể thơ sáu chữ, vì có 6 khổ.
Câu 2: Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ?
A. Nhịp 4/2 và 2/4.
B. Nhịp 4/3.
C. Nhịp 3/4 và 4/3.
D. Khó xác định.
Câu 3: Đáp án nào nói lên đề tài của bài thơ?
A. Thiên nhiên.
B. Quê hương.
C. Người mẹ.
D. Gia đình.
Câu 4: Đáp án nào nói lên cảm hứng chủ đạo của bài thơ
A. Khâm phục, biết ơn.
B. Thương cảm.
C. Tôn trọng, tự hào.
D. Ngợi ca.
Câu 5: Nhân vật trữ tình của bài thơ là:
A. Người mẹ.
B. Người con.
C. Người hàng xóm.
D. Người cha.
Câu 6: Điều gì khiến mẹ lo lắng nhất khi lụt ngập nhà?
A. Hàng cau long rễ.
B. Sự an toàn của con
C. Bốn bề nước réo.
D. Nước mênh mông trắng
Câu 7: Câu thơ nào không nói lên nỗi lo lắng, sự chở che của mẹ dành cho con?
A. Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà.
B. Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.
C. “Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”
D. Nuôi con lớn giữa bao cay cực.
Câu 8: Dòng nào nói lên hoàn cảnh gia đình của người mẹ trong nạn lũ lụt?
A. Nước ngập, chồng đi vắng, chỉ có con thơ, thiếu bè thúng phòng bị
B. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, hai mẹ con ở trên chạn chắc chắn
C. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, mẹ kêu mà không có ai giúp
D. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, mẹ thức trắng đêm canh nước
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Nhận xét của em về cách đặt nhan đề và sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ?
Câu 10. Tác giả muốn nói điều gì, thể hiện nỗi niềm gì trong 2 câu thơ sau?
Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc
Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi
II. VIẾT (4 điểm)
Viết bài luận thể hiện những suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc hiểu bài thơ Nhớ mẹ năm lụt của tác giả Huy Cận
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 4
Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
MỜI BẠN VỀ THĂM XỨ HUẾ
(Nguyễn Lãm Thắng)
Mời bạn về thăm xứ Huế Có núi Ngự Bình thông reo Có dòng Hương Giang thơ mộng Thuyền ai nhẹ lướt mái chèo
Mời bạn về thăm xứ Huế Qua cầu Tràng Tiền nắng xanh Êm êm con đường Thành Nội Nghe con chim hót trên cành
Mời bạn về thăm xứ Huế Thăm chùa Linh Mụ cổ xưa Chợ Đông Ba đông đúc thế Mắm tôm mè xửng tìm mua |
Mời bạn về thăm xứ Huế Ghé thăm cầu ngói Thanh Toàn Về Bao Vinh thăm phố cổ Bơi đùa sóng biển Thuận An
Mời bạn về thăm xứ Huế Mà nghe Nam ai Nam bằng Tình người sao da diết thế Hỏi thầm: - Như rứa là răng? |
(www. Thivien.net)
Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy?
A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.
B. Thể thơ sáu chữ, vì tất cả các dòng đều có sáu chữ.
C. Thể thơ tứ tuyệt, mỗi khổ 4 dòng.
D. Thể thơ năm chữ, vì có 5 khổ.
Câu 2: Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ
A. Nhịp 4/2 và 2/4.
B. Nhịp 1/4 và 4/1.
C. Nhịp linh hoạt.
D. Khó xác định.
Câu 3: Dòng nào nói đúng nhịp của 2 câu thơ sau?
Qua cầu Tràng Tiền nắng xanh
Êm êm con đường Thành Nội
A. Nhịp 2/4-4/2.
B. Không ngắt nhịp-2/4.
C. Nhịp 4/2-2/4.
D. Nhịp 4/2-không ngắt nhịp.
Câu 4: Cách gieo vần nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ
A. Vần lưng.
B. Vần cách.
C. Vần liền.
D. Linh hoạt, đa dạng.
Câu 5: Các khổ thơ (khổ 1-4) có kết cấu đặc biệt như thế nào?
A. Câu mở đầu là lời mời gọi tha thiết. Ba câu sau mở ra cảnh sắc của xứ
B. Câu mở đầu là lời mời gọi tha thiết. Ba câu sau tình người tha thiết.
C. Ba câu sau mở ra cảnh sắc của xứ Huế. Ba câu sau là cảnh sắc thơ một
D. Câu mở đầu là lời mời gọi tha thiết. Ba câu sau là cảnh sắc trong tưởng tượng
Câu 6: Khổ thơ thứ nhất có những hình ảnh nào? Gợi ra đặc điểm nào của xứ Huế?
A. Núi Ngự Bình, dòng Hương Giang – Cảnh sắc sống động, đầy âm thanh.
B. Núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, thuyền nhẹ lướt – Sơn thủy hữu tình.
C. Núi Ngự Bình, Thuyền nhẹ lướt – Cảnh sắc, con người hòa hợp.
D. Núi Ngự Bình, dòng Hương Giang – Vẻ đẹp của bức tranh thủy mặc.
Câu 7: Dòng nào nói lên cảnh sắc ở khổ thơ thứ 23
A. Khung cảnh nội đô - trung tâm thành phố Huế.
B. Cảnh sắc ven thành độ.
C. Hình ảnh cầu Tràng Tiền trong nắng xanh.
D. Những con đường uốn lượn nơi Thành Nội.
Câu 8: Hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp trầm mặc, cổ xưa của xứ Huế.
A. Cầu Tràng Tiền.
B. Chùa Linh Mụ.
C. Chợ Đông Ba.
D. Biển Thuận An.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Phân tích mạch cảm xúc của bài thơ và cho biết niềm tự hào của tác giả dành cho xứ Huế được thể hiện đậm nét nhất ở khổ thơ nào? (1đ)
Câu 10. Đọc xong bài thơ này, em có khao khát tới xứ Huế không? Vì sao? (tình cảm của tác giả/ cảnh sắc xứ Huế) (0.5đ)
II. VIẾT (4 điểm)
Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ mà em yêu thích
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 5
Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
CẦN HIỂU ĐÚNG TINH THẦN BÀI THƠ “NAM QUỐC SƠN HÀ” CỦA DANH TƯỚNG LÝ THƯỜNG KIỆT
(Nguyễn Thị Thọ)
Cần hiểu đúng tinh thần bài thơ “Nam quốc sơn hà” của danh tướng Lý Thường Kiệt
Khi nhà Tống ráo riết chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt, nắm được ý đồ của chúng, Lý Thường Kiệt bố trí kế hoạch cho các lực lượng vũ trang địa phương, các thổ binh, hương binh ở vùng núi phía bắc làm nhiệm vụ kiếm chế và tiêu hao địch trên các con đường tiến vào của chúng. Đồng thời ông cho tập trung xây dựng phòng tuyến chính của quân ta dựa vào sông Như Nguyệt (sông Cầu), có rào giậu nhiều tầng, chạy dài trên 200 dặm từ chân núi Tam Đảo sông Lục Đầu. Với phòng tuyến này, quân ta nắm chắc khả năng chặn địch, bảo vệ an toàn kinh thành Thăng Long và cả một vùng trung châu rộng lớn, trù phú của đất nước.
Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều hướng vượt biên giới tiến ào ạt vào Đại Việt. Ngày 18-01-1077, các cánh quân Tống tiến được tới bờ bắc sông Cầu. Nhưng đến đây, chúng đã bị chặn đứng. Phòng tuyến sông Cầu sừng sững như một bức tường thành, vững chãi, uy nghiêm và đầy thách thức. Đặc biệt, vào lúc cuộc chiến đang diễn ra vô cùng quyết liệt, Lý Thường Kiệt đã viết “Nam quốc sơn hà” - một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ. Theo sách Việt điện u linh tập thì: “Đang đêm nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tổng sợ, không đánh cũng tan”.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” khẳng định chân lý hùng hồn: Nước Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng, cương giới rạch ròi, quyền độc lập tự chủ của dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Bài thơ thể hiện khí phách hào hùng về ý chí gang thép của dân tộc, cảnh cáo nghiêm khắc kẻ ngoại xâm, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ quân dân ta hăng hái chiến đấu, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi hoàn toàn. Đi vào lịch sử, bài thơ được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn một ngàn năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ. Bài thơ đã được đưa vào chương trình Ngữ văn của nhiều bậc học, cấp học, nhưng đối với phần phiên âm và dịch thơ đều có nhiều điều mà chúng tôi muốn đề cập, trao đổi để chúng ta hiểu đúng hơn về tinh thần của bài thơ.
Xin được nói lại cho rõ rằng, đây là một bài thơ tứ tuyệt vô đề của Lý Thường Kiệt. “Nam quốc sơn hà” chỉ là bốn chữ đầu trong bài thơ tứ tuyệt đó được ta lấy làm tiêu đề. Bài thơ chỉ vẻn vẹn có 28 chữ, nhưng rất tiếc là suốt nhiều thế kỷ qua đã có nhiều người đọc không đúng và hiểu không đúng.
Trước hết là về cách hiểu đối với câu thơ thứ nhất: Nam quốc sơn hà Nam Đế cư. Câu này được hầu hết sách giáo khoa dịch là: Sông núi nước Nam, vua Nam ở. Theo nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Khắc Thuần, chữ Đế mà dịch là Vua thì không đúng bởi trong lịch sử dân tộc, các bậc nắm quyền điều khiển vận mệnh quốc gia xưa kia của chúng ta thường xưng là Hoàng đế (gọi tắt là Đế) và coi đó như là một sự đối trọng với triều đình phương Bắc. Hoàng đế là ngôi cao nhất, ngôi có quyết phong cho nhiều người làm Vua, nhưng Vua thì không bao giờ có quyền phong cho ai làm Hoàng đế. Vì sự tế nhị trong quan hệ bang giao và nhất là vì sự an bình của đất nước, các triều đại xưa của ta thường chấp nhận sự tấn phong của thiên triều phương Bắc. Tuy nhiên, đó hoàn toàn chỉ là chuyện hình thức, là bề ngoài và là sách lược bang giao. Cái gọi là “thiên triều” phương Bắc bao giờ cũng chỉ phong cho đáng ở ngôi cửu trùng của nước ta đến ngôi cao nhất là An Nam quốc vương nước An Nam). Do vậy, dịch Đế là Vua cũng có nghĩa là chưa thấy hết niềm tự tôn và tự tin rất mãnh liệt của tổ tiên.
Câu thứ hai của bài thơ là “Tuyệt nhiên phân định tại thiên thư”, nhưng đa số sách lại chép là “Tuyệt nhiên định phận tại thiên thử”. Không giống nhau chỉ có hai chữ (định phận và phân định) nhưng ý nghĩa thì rất nhiều khác biệt. Định phận mang hàm ý là được trời ban, được thừa hưởng một ấn huệ tự nhiên nào đó; ngược lại, phân định mang ý nghĩa chủ yếu là phản ánh năng lực tự xác lập và khẳng định, phản ánh một nội lực vươn lên rất rõ ràng. Là một tác phẩm đặc biệt (được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc) nên việc tôn trọng nguyên bản là rất có ý nghĩa. Bộ Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỉ, quyển III, tờ 9-b- bản được khắc in năm Chính Hòa thứ 18: 1697) phiên âm là: “Tuyệt nhiên phân định tại thiên thử” (chứ không phải là “Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư”). Vậy, với ý thức tôn trọng nguyên bản, lời tạm dịch thơ có thể là: “Sông núi nước Nam, Nam Đế ở/Rành rành phân định ở sách trời/Cớ sao lũ giặc dám xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
(baodaklak.vn)
Lý Thường Kiệt vốn thuộc họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được ban
quốc tính (được mang họ nhà vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt. Từ nhỏ Lý Thường Kiệt đã tỏ ra người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ, từng nghiên cứu về binh pháp. Ông chính là một trong những vị tướng có công rất lớn trong việc giữ gìn vững chắc miền biên ải của đất nước trước họa xâm lăng của phong kiến phương Bắc – trong có chiến công oanh liệt trên sông Như Nguyệt (1077) với dấu ấn của bài thơ Thần nổi tiếng “Nam quốc sơn hà”
Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Luận đề văn bản là gì, đứng ở vị trí nào của văn bản?
A. Cần hiểu đúng tinh thần bài thơ “Nam quốc sơn hà” của danh tướng Lý Thường Kiệt; thể hiện ở nhan đề văn bản.
B. “Nam quốc sơn hà” là bài thơ của danh tướng Lý Thường Kiệt: suy luận ra từ toàn văn bản.
C. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” khẳng định chân lý hùng hồn: Nước Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng…;đứng ở phần đầu văn bản.
D. Bài thơ đã “Nam quốc sơn hà” được đưa vào chương trình Ngữ văn của nhiều bậc học, cấp học; nằm ở cuối luận điểm 1.
Câu 2: Nhan đề Cần hiểu đúng tinh thần bài thơ “Nam quốc sơn hà” của danh tướng Lý Thường Kiệt đã cung cấp cho độc giả những thông tin gì?
A. Phạm vi bàn luận của văn bản.
B. Quan điểm của người viết.
C. Đối tượng, phạm vi bàn luận của văn bản.
D. Nội dung sẽ triển khai trong bài viết.
Câu 3: Văn bản có mấy luận điểm, luận điểm nào đóng vai trò trọng tâm của văn bản
A. Bốn luận điểm; luận điểm 2 là trọng tâm.
B. Ba luận điểm; luận điểm 3 là trọng tâm.
C. Bốn luận điểm; luận điểm 4 là trọng tâm.
D. Ba luận điểm; luận điểm 3 là trọng tâm.
Câu 4: Dòng nào nói lên nội dung của luận điểm 1?
A. Trận đánh trên sống Như Nguyệt.
B. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Nam quốc sơn hà.
C. Bối cảnh lịch sử đặc biệt của dân tộc.
D. Tài năng quân sự của tác giả Nam quốc sơn hà.
Câu 5: Dòng nào nói lên vai trò của luận điểm số 2 đối với toàn văn bản?
A. Dẫn dắt vào nội dung chính của luận đề.
B. Giới thiệu luận đề.
C. Khẳng định tầm quan trọng của luận đề.
D. Mở rộng phạm vi của luận đề.
Câu 6: Dòng nào sau đây nói lên phạm vi của luận đề?
A. Bài thơ đã được đưa vào chương trình Ngữ văn của nhiều bậc học, cấp học.
B. Phần phiên âm và dịch thơ đều có nhiều điều mà chúng tôi muốn đề cập.
C. Chúng ta hiểu đúng hơn về tinh thần của bài thơ.
D. Bài thơ được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
Câu 7: Đoạn sau đứng ở vị trí nào của văn bản? Có vai trò thế nào đối với luận đề
“Xin được nói lại cho rõ rằng, đây là một bài thơ tứ tuyệt vô đề của Lý Thường Kiệt. “Nam quốc sơn hà chỉ là bốn chữ đầu trong bài thơ tứ tuyệt đó được ta lấy làm tiêu đề. Bài thơ chỉ vẻn vẹn có 28 chữ, nhưng rất tiếc là suốt nhiều thế kỷ qua đã có nhiều người đọc không đúng và hiểu không đúng.”
A. Cuối luận điểm 2, liên kết 2 luận điểm.
B. Mở đầu luận điểm 3; làm rõ cấu trúc của bài thơ.
C. Luận điểm 3; Nêu biểu hiện của vấn đề (luận đề).
D. Mở đầu luận điểm 3; Nêu lí do cần bàn luận (luận đề).
Câu 8: Hình thức của luận điểm 3 có gì đặc biệt so với các luận điểm khác?
A. Có nhiều đoạn nhỏ (gồm nhiều luận cứ).
B. Có duy nhất một đoạn (một luận cứ).
C. Có 3 đoạn (ba luận cứ).
D. Có 4 đoạn (ba luận cứ).
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Đọc đoạn văn bản (ở luận điểm 3) từ “Trước hết là về cách hiểu đối với câu thơ thứ nhất”…đến “và tự tin rất mãnh liệt của tổ tiên” và cho biết (1đ)
a. Xác định lí lẽ, bằng chứng khách quan tiêu biểu nhất?
b. Xác định ý kiến chủ quan của tác giả? Nhận xét mối quan hệ của chúng với bằng chứng lí lẽ khách quan
Câu 10. Hãy so sánh bản dịch cũ với bản dịch mới của tác giả Nguyễn Thị Thọ sau đây và cho biết em thích bản dịch nào hơn, vì sao? (0.5đ)
Sông núi nước Nam, Nam Đế ở
Rành rành phân định ở sách trời
Cớ sao lũ giặc dám xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
II. VIẾT (4 điểm)
Vận dụng kiến thức ở phần đọc hiểu, viết bài văn thể hiện suy nghĩ của em về ý thức tự cường dân tộc trong Nam quốc sơn hà (bài có độ dài 1-1,5 trang)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án timdapan.com"