Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 7 cánh diều có đáp án
Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 7 cánh diều có đáp án
Đề 1
Phần I: ĐỌC - HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Dạ khúc cho vần trăng
Trăng non ngoài cửa sổ Mảnh mai như lá lúa Thổi nhẹ thôi là bay Con ơi ngủ cho say Để trăng thành chiếc lược Chải nhẹ lên mái tóc Để trăng thành lưỡi cày Rạch bầu trời khuya nay |
Trăng thấp thoáng cành cây Tìm con ngoài cửa sổ Cửa nhà mình bé quá Trăng lặn trước mọi nhà Vai mẹ thành võng đưa Theo con vào giấc ngủ Trăng thành con thuyền nhỏ Đến bến bờ tình yêu… (Duy Thông) |
Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ song thất lục bát
D. Thơ lục bát
Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” được ngắt nhịp theo cách nào?
A. Nhịp 1/2/2 và 2/3
B. Nhịp 1/4 và 2/2/1
C. Nhịp 2/3 và 3/2
D. Nhịp 3/2 và 1/4
Câu 3 (0.5 điểm): Các vần “ay” trong các tiếng “bay-say” ở những dòng thơ sau sử dụng kiểu gieo vần nào?
“Mảnh mai như lá lúa
Thổi nhẹ thôi là bay
Con ơi ngủ cho say
Để trăng thành chiếc lược”
A. Vần chân
B. Vần lưng
C. Vần cách
D. Vần hỗn hợp
Câu 4 (0.5 điểm): Trong bài thơ, tác giả liên tưởng và so sánh trăng với những hình ảnh nào?
A. Cửa sổ, mái tóc, cành cây, bến bờ
B. Lá lúa, chiếc lược, lưỡi cày, con thuyền
C. Cửa sổ, mái tóc, chiếc lược, lưỡi cày
D. Lá lúa, chiếc lược, cành cây, bến bờ
Câu 5 (0.5 điểm): Từ “dạ khúc” có nghĩa là gì?
A. Bản tình ca có những giai điệu trầm lắng, ngọt ngào, êm ái
B. Khúc nhạc nhẹ nhàng, êm ái làm đắm say lòng người
C. Ca khúc trữ tình nhẹ nhàng, sâu lắng khiến lòng người rung động
D. Tác phẩm âm nhạc có nội dung u buồn hay mơ màng, thích hợp cho đêm khuya
Câu 6 (0.5 điểm): Các hình ảnh trăng non, cửa sổ, lá lúa, chiếc lược, mái tóc, lưỡi cày, cành cây, võng, con thuyền người mẹ nói với em nhỏ trong bài thơ là gì?
A. Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, ấm áp tình mẹ
B. Những hình ảnh chỉ có trong truyện cổ tích
C. Những hình ảnh tráng lệ, ít thấy trong đời sống
D. Những hình ảnh chỉ có trong trí tưởng tượng của mẹ
Câu 7 (1 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Trăng thấp thoáng cành cây
Tìm con ngoài cửa sổ
Cửa nhà mình bé quá
Trăng lặn trước mọi nhà”
Câu 8 (1 điểm): Viết đoạn văn từ 5 -7 dòng trình bày cảm nhận của em về cái hay của nội dung hoặc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Dạ khúc vầng trăng”.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)
Em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử mà em yêu thích.
Đề 2
Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mỹ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỷ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng thu, con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám, năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mỹ – ngụy, anh Sáu bị hy sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu
Tôi cúi xuống nhìn anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Trích “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng)
Câu 1 (0.5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Miêu tả
Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ nhất số nhiều
D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt
Câu 3 (0.5 điểm): Trong câu “Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa”, tác giả sử dụng mấy số từ?
A. 1 số từ
B. 2 số từ
C. 3 số từ
D. 4 số từ
Câu 4 (0.5 điểm): Cây lược được nhắc đến trong đoạn trích có ý nghĩa biểu trưng cho điều gì?
A. Là kỉ vật thiêng liêng biểu trưng cho tình phụ tử
B. Là món quà ân tình của ông Sáu dành tặng con gái
C. Là biểu trưng cho nghĩa tình đồng đội giữa người kể chuyện và ông Sáu
D. Là cây lược làm bằng ngà voi vô cùng quý hiếm
Câu 5 (0.5 điểm): “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.”
Câu văn trên thể hiện nội dung gì?
A. Thể hiện tình phụ tử thiêng liêng bất diệt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh
B. Phản ánh sự khốc liệt của chiến trang thời chống Mỹ của nhân dân miền Nam
C. Thể hiện nỗi đau đớn của ông Sáu khi bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực
D. Diễn tả xúc động hành động trao gửi chiếc lược ngà của ông Sáu cho nhân vật “tôi” trước giờ phút hi sinh
Câu 6 (0.5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Người kể chuyện là đồng đội của ông Sáu, là người chứng kiến các sự việc xoay quanh tình cảm của cha con ông Sáu nên kể lại câu chuyện một cách chân thực, cảm động. Em có đồng tình với ý kiến đó không?
A. Đồng tình
B. Không đồng tinh
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nhân vật người cha (ông Sáu) trong đoạn trích trên được tác giả thể hiện bằng nhiều chi tiết đặc sắc, cảm động. Em hãy lựa chọn và nêu cảm nhận về một trong các chi tiết ấy
Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Ông đồ
Đề 3
Phần I (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khói trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Thuyết minh
Câu 2 (0,5 điểm): Đặc điểm nổi bật ở bố được người kể tập trung miêu tả, bày tỏ tình cảm, cảm xúc là?
A. Mu bàn chân
B. Mu bàn chân
C. Những ngón chân
D. Đôi bàn chân
Câu 3 (0,5 điểm): Các từ: khum khum, lỗ rỗ, đâu đâu, vất vả, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?
A. Từ láy
B. Từ đơn
C. Từ ghép
D. Từ nhiều nghĩa
Câu 4 (0,5 điểm): Câu văn: “Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ”, thành phần câu nào được mở rộng bằng một cụm từ?
A. Thành phần chủ ngữ và vị ngữ
B. Thành phần vị ngữ và trạng ngữ
C. Thành phần chủ ngữ và trạng ngữ
D. Thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ
Câu 5 (0,5 điểm): Trong đoạn: “Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân” có mấy phó từ?
A. 1 phó từ
B. 2 phó từ
C. 3 phó từ
D. 4 phó từ
Câu 6 (0,5 điểm): Đoạn văn trên đã thể hiện tình cảm gì của người viết đối với người bố của mình?
A. Trân trọng những tình cảm mà bố đã dành cho gia đình
B. Thương đôi bàn chân vất vả của bố đã dãi nắn dầm sương lo lắn cho gia đình
C. Lo lắng đôi bàn chân bị bệnh của bố, thấu cảm trước những vất vả của bố
D. Yêu thương, trân trọng, biết ơn bố – người đã hi sinh thầm lặng cả cuộc đời cho gia đình
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 2 (5 điểm): Nêu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
Đề 4
Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi dụi mắt bò ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tri hồ điệp. Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực nôn ọe. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây. Một con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước, thoạt trông tôi tưởng là một con rắn từ dưới nước cất đầu lên. Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất. Chốc sau đã lại thấy nó nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy. Tôi mê quá! Mà thằng Cò cũng mê như tôi. Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết! Chim từ những đâu tập trung về ở đây, nhiều không thể nói được! Ở đây, còn có rất nhiều giống chim lạ, không thấy bày bán ở chợ Mặt Trời. Chúng đậu thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng.
(Trích “Đất rừng phương Nam” – Đoàn Giỏi)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
A. Nghị luận
B. Thuyết minh
C. Tự sự
D. Biểu cảm
Câu 2: Trong câu văn sau, từ ngữ nào là ngôn ngữ vùng miền?
“Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết!”
A. Phải chi
B. Dừng thuyền
C. Vài hôm
D. Bắt chim
Câu 3: Trong đoạn trích, tác giả sử dụng trình tự kể và miêu tả nào sau đây?
A. Từ cụ thể đến khái quát
B. Từ xa đến gần
C. Từ dưới lên trên
D. Từ trong ra ngoài
Câu 4: Đoạn trích trên tập trung kể và tả về đối tượng nào?
A. Cuộc đi chơi thú vị của nhân vật tôi và Cò
B. Chợ Mặt Trời
C. Các loài chim ở đất rừng phương Nam
D. Sông nước Cà Mau
Câu 5: Vị trí quan sát của người kể chuyện và miêu tả trong đoạn trích ở đâu?
A. Từ trên khoang thuyền
B. Tự chợ Mặt Trời
C. Từ trên bìa rừng
D. Từ dưới gốc cây
Câu 6: Trong câu: “Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất”, từ “nó” chỉ đối tượng nào?
A. Chim già đãy
B. Con điêng điểng
C. Chim cồng cộc
D. Loài chim lạ
Câu 7: Xác định nội dung tương ứng với con chim điêng điểng trong đoạn văn
A. Đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa
B. Ngóc cổ lên mặt nước,… ngụp xuống lặn mất… nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy
C. Chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời
D. Đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân
Câu 8: Xác định nội dung tương ứng với con chim già đãy trong đoạn văn
A. Đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa
B. Ngóc cổ lên mặt nước,… ngụp xuống lặn mất… nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy
C. Chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời
D. Đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân
Câu 9 (1 điểm): Đọc lại các câu văn có sử dụng các hình ảnh so sánh trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh so sánh đó.
Câu 10 (1 điểm): Viết đoạn văn khoảng 5 -7 câu nên cảm nhận về bức tranh thiên nhiên vùng đất phương Nam được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong đoạn trích trên.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về người bà trong bài thơ Tiếng gà trưa
Đề 5
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
CÂU CHUYỆN RÙA VÀ THỎ
Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.
Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng:
– Cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả biết họ nhà cậu là giống loài chậm chạm nhất.
Rùa ngẩng lên, đáp:
– Tôi tập chạy cho khỏe.
Thỏ nói:
– Tôi nói thật đấy! Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi.
Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ, trả lời lại:
– Nếu vậy tôi với anh thử chạy thi xem ai trong chúng ta sẽ về đích trước.
Thỏ phá lên cười, bảo rằng:
– Sao cậu không rủ Sên thi cùng ấy. Chắc chắn cậu sẽ thắng!
Rùa nói chắc nịch:
– Anh đừng có chế giễu tôi. Chúng ta cứ thử thi xem sao. Chưa biết ai thua cuộc đâu!
Thỏ nhíu mày, vểnh đôi tai lên tự đắc:
– Được thôi! Tôi sẽ cho cậu thấy
Rùa và Thỏ quy ước lấy gốc cây cổ thụ bên kia hồ làm đích rồi cả hai vào vạch xuất phát.
Thỏ vẫn ngạo nghễ:
– Tôi chấp cậu chạy trước nửa đường luôn đấy!
Biết mình chậm chạm, Rùa không nói gì, chỉ tập trung dồn sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười, vỗ tay cổ vũ Rùa.
Thỏ nghĩ: “Giờ mà chạy có thắng cậu ta cũng chả vẻ vang gì. Để lúc nào Rùa gần tới nơi, mình phóng lên cán đích trước càng khiến cậu ta nể phục.” Thế là Thỏ nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường. Mải chơi, Thỏ quên mất cả cuộc thi. Thỏ đang khoan thai nằm lim dim ngắm bầu trời trong xanh, mây trôi nhè nhẹ. Bỗng bật dậy nhớ tới cuộc thi. Ngước đầu lên thì Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã cán đích trước Thỏ một đoạn đường dài.
(Câu chuyện Rùa và Thỏ – Truyện ngụ ngôn La Phông-ten
– NXB Văn học)
Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là những nhân vật nào
A. Thỏ và Cáo
B. Cáo và Rùa
C. Thỏ và Sên
D. Thỏ và Rùa
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật Rùa.
B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật Thỏ.
D. Lời của nhân vật Sên.
Câu 3. Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Rùa đang tập chạy ở đâu?
A. Bên bờ suối
B. Bên bờ hồ
C. Bên bờ sông
D. Bên bìa rừng
Câu 4: Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Thỏ chấp Rùa chạy trước bao nhiêu quãng đường?
A. 1/2 quãng đường
B. 1/3 quãng đường
C. 1/4 quãng đường
D. 1/5 quãng đường
Câu 5. Tìm phó từ trong câu sau: “Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.”
A. trời
B. bên
C. đang
D. Một
Câu 6. Vì sao trong cuộc thi, Thỏ không xuất phát cùng lúc với Rùa?
A. Thỏ thích ngắm cảnh đẹp trên đường
B. Thỏ thích thể hiện mình
C. Thỏ ngạo mạn, coi thường Rùa
D. Rùa muốn Thỏ nhường mình
Câu 7. Vì sao Rùa chiến thắng trong cuộc thi chạy?
A. Rùa luôn tỉnh táo, không ham chơi
B. Rùa có ý chí, kiên trì, biết nỗ lực, biết cố gắng
C. Rùa may mắn hơn Thỏ
D. Thỏ nhường Rùa thắng
Câu 8. Trong câu: “Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ”, từ ngạo mạn có nghĩa là gì?
A. Tự tin, biết tự lượng sức mình
B. Nhiệt tình, biết chừng mực
C. Khiêm tốn, tự tin về bản thân
D. Kiêu ngạo, tự tin thái quá về bản thân
Câu 9. Bài học em rút ra từ câu chuyện Rùa và Thỏ là gì?
Câu 10. Nếu em là nhân vật Thỏ trong câu chuyện trên, em sẽ tham gia cuộc thi chạy với Rùa như thế nào? Vì sao em lựa chọn như thế? (Viết câu trả lời khoảng 3 - 5 câu văn)
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4 điểm)
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 7 cánh diều có đáp án timdapan.com"