Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 7 chân trời sáng tạo có đáp án

Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 7 chân trời sáng tạo có đáp án


Đề 1

Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.

(2) Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.

(3) Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.

(http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-mem/nuoi-duong-tam-hon-noi-chinh-ban.html)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 2. Các câu trong đoạn (1) được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?

A. Phép thế, phép nối

B. Phép lặp, phép thế

C. Phép nối, phép lặp

D. Phép liên tưởng, phép lặp

Câu 3. Em có tán thành ý kiến: “Hai hình ảnh “hạt giống tốt đẹp” và “cỏ dại xấu xa” trong đoạn trích trên có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho thái độ, cách sống của con người” không?

A. Tán thành

B.  Không tán thành

Câu 4. Theo đoạn trích (ở đoạn 1, 2), nếu sống buông trôi thiếu hiểu biết thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A. cuộc đời sẽ gặp nhiều khó khăn, không đạt được những mục tiêu đã đặt ra, luôn cảm thấy lẻ loi, đơn độc

B. cuộc đời sẽ gặp nhiều thất bại thảm hại; rơi vào trạng thái sống hoài, sống phí; bị xã hội xá lánh

C. cuộc đời sẽ tăm tối, rơi vào trạng thái bế tắc; bị mọi người xa lánh, sống mòn mỏi trong sự cô đơn

D. cuộc đời sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài “như tâm hồn tối tăm, tiêu điều hoang vắng, cỏ dại lan tràn”

Câu 5. Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua đoạn văn (2)?

A. Mọi thứ thành công đều dựa vào nỗ lực của chính bản thân, không ai có thể giúp ta cả thế nên đừng trông chờ bất kì ai

B. Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng

C. Chính chúng ta cũng là người quyết định bản thân tốt hay xấu, có tâm hồn tốt đẹp hay tối tăm

D. A và C là phương án đúng

Câu 6. Theo đoạn trích (ở đoạn 3), một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh mang lại cho ta điều gì?

A. bạn sẽ sống hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người

B. bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều

C. bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này thật ý nghãi và đáng sống

D. bạn sẽ có được nhiều năng lượng tích cực để sống có ích

Câu 7. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác…” không?

A. Không đồng tình

B.  Đồng tình      

Câu 8. Theo em, từ “hạnh phúc” trong câu văn: “Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều” là một tính từ hay là một danh từ?

A. Tính từ

B. Danh từ

Câu 9. Em hãy đặt một nhan đề phù hợp cho đoạn trích trên và lí giải cách lựa chọn nhan đề của mình?

Câu 10. Từ nội dung văn bản trên, em sẽ làm gì để có một tâm hồn đẹp?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1. Xác định số từ trong những câu sau và hãy cho biết đó là loại số từ gì:

a. Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi.

b. Cái thác đó là cái thứ bảy mà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thăm quan.

c. Năm trăm người trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn Lan Anh.

d. Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên.

Câu 2. Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai.


Đề 2

Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

THÁNG NĂM, THÁNG 5!

Rồi sáng nay chợt gặp lại tháng Năm, gặp lại gió nồm xưa ngang qua lớp học. Gió vào khe cửa tinh nghịch lay mềm những cánh hoa trang trí màu hồng phấn. Gió sà xuống thật thấp trên mặt bàn gỗ nâu bóng loáng chi chít những nét vẽ học trò. Gió xạc xào lật nhẹ từng trang sách. Gió mân mê tóc mây, vẩn vơ hong khô những giọt mò hôi long lanh trên trán. Gió vẩn vơ quanh tà áo trắng, hôn rất nhẹ những nét cười đang sáng bừng trên từng gương mặt thanh xuân. Để chấp chới giữa hư thực hai miền quên nhớ, ta lại gặp ta của những tháng năm không bao giờ trở lại.

Ta sẽ thấy màu phượng cháy của sắc hè tháng 5, sẽ tháy dáng hình cậu trai nhỏ mặc đồng phục quần xanh áo trắng, đeo chiếc cặp chéo hông và chiếc mũ lưỡi trai màu đen còn vương li ti vài bông tràm vàng. Chân cậu bước dài trên những thảm tràm rơi. Phố dài, gió thênh thang, lá mênh mang xoay tròn như múa. Hoa rơi vô ưu, điểm chấn vàng trên vai áo trắng tinh trong veo tuổi học trò.

Ta sẽ thấy trong tháng 5, con đường ta vẫn thường đi học. Mỗi buổi sáng tinh sương, đường đến trường dạt dào gió, dạt dào sương. Người sẽ ghé vào ăn sáng ở quán bún ven vệ đường, có bà bán bún âm trầm ít nói và cây tràm buông hờ hững những phiến lá rơi. Con đường có hàng tràm già nghiêng bóng, sắc vàng điểm nắng suốt bốn mùa. Ta bước phía sau người, thật khẽ, thật chậm. Vừa đủ để âm thầm, vừa đủ để da diết hoài suốt quãng đời miên viễn.

(Theo Trần Hiền, https://forum.vanhoctre.com/ ngày 8/6/2022)

Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng của thể loại nào sau đây?

A. Tản văn

B. Tùy bút

C. Bút kí

D. Truyện ngắn

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 3. Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?

“Gió vào khe cửa tinh nghịch lay mềm những cánh hoa trang trsi màu hồng phấn. Gió sà xuống thật thấp trên mặt bàn gỗ nâu bóng loáng chi chít những nét vẽ học trò. Gió xạc xào lật nhẹ từng trang sách. Gió mân mê tóc mây, vẩn vơ hong khô những giọt mồ hôi long lanh trên trán. Gió vẩn vơ quanh tà áo trắng, hôn rất nhẹ những nét cười đang sáng bừng trên từng gương mặt thanh xuân”.

A. Phép nối

B. Phép lặp

C. Phép liên tưởng

D. Phép thế

Câu 4. Đối tượng nào được tập trung thể hiện trong đoạn trích trên?

A. Gió

B. Hoa phượng

C. Tháng Năm

D. Con đường

Câu 5. Các nhóm từ sau, nhóm từ nào thuộc từ Hán Việt?

A. thanh xuân, đồng phục, miên viễn

B. thanh xuân, mân mê, miên viễn

C. thanh xuân, tinh nghịch, miên viễn

D. thanh xuân, âm thầm, miên viễn

Câu 6. Đoạn trích thể hiện tình cảm gì của người viết?

A. Nhớ màu hoa phượng đỏ thắm một góc trời thương nhớ cùng bạn bè vui chơi thỏa thích trên sân trường đầy nắng và gió

B. Nhớ con đường đến trường một thời đã từng gắn bó với bao kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò

C. Nhớ tháng Năm – tháng gợi nhắc về tuổi học trò với nhiều kỉ niệm dấu yêu trong cuộc đời của mỗi người

D. Nhớ về cơn gió tháng Năm – những làn gió vô tình mân mê tóc mây, vẩn vơ quanh tà áo trắng

Câu 7. Những dòng cảm xúc miên man của tác giả trong đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến kí ức của tuổi học trò trong thời gian nào?

A. Đầu năm học

B. Cuối học kì 1

C. Cuối năm học

D. Trong kì nghỉ hè

Câu 8. Có ý kiến cho rằng: “Đoạn trích đã làm sống dậy trong lòng mỗi người những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò, khiến các bạn học sinh bâng khuâng, xao xuyến nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy cô và những người bạn thân yêu một thời đã từng gắn bó.”.

Em có đồng tình với ý kiến đó không?

A. Đồng tình

B.  Không đồng tình

Câu 9. Đoạn trích trên gửi đến em bức thông điệp gì?

Câu 10. Hãy chia sẻ với mọi người một kỉ niệm mà em nhớ nhất trong tháng Năm của năm học đã qua và cảm xúc về kỉ niệm đó.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Xác định số từ trong những câu sau và hãy cho biết đó là loại số từ gì:

a. Bài toán này khó đến nỗi học sinh giỏi nhất lớp tôi cũng không giải được.

b. Tòa nhà nơi bố tôi làm việc là tòa nhà cao nhất mà tôi từng nhìn. Tòa nhà có tám mươi tầng, bố tôi làm ở tầng năm mươi.

c. Cậu út nhà tôi là người duy nhất được ông bà cho đi du học ở Mỹ.

d. Vườn nhà tôi có trồng ba loại hoa rất đẹp, đó là hoa hồng, hoa hướng dương và hoa lan.

Câu 2. Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu nói trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.


Đề 3

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt… Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ…

(Nguyễn Hữu Tiến, trích Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ 2014, tr. 92)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn.

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 2. Đoạn văn trên viết về vấn đề gì?

A. Sức mạnh của tình yêu thương

B. Sức mạnh của lòng dũng cảm

C. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết

D. Sức mạnh của sự hy sinh

Câu 3. Theo tác giả, chúng ta nên nói lời yêu thương đối với người khác như thế nào?

A. Nên nói thẳng, nói thật

B. Nói tế nhị, nói khéo

C. Nói một cách thật lòng

D. A và C đúng

Câu 4. Cụm từ nào sau đây trong đoạn văn sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?

A. những người sống chưa tốt

B. những điều tầm thường

C. người mà ta quý mến

D. điều quý giá nhất trên đời

Câu 5. Những câu nào sau đây nói lên giá trị của lòng yêu thương?

A. Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân

B. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt…

C. Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường

D. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ…

Câu 6. Xác định phép liên kết được sử dụng trong câu sau:

Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt…

Câu 7. Em hãy tìm câu ca dao, tục ngữ có nội dung nói về tình yêu thương con người.

Câu 8. Em hiểu như thế nào là tình yêu thương và theo em, cần làm gì để thể hiện tình yêu thương với mọi người? Viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) để trình bày suy nghĩ của em.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Câu 1. Nối các từ ngữ cột A với các từ ngữ cột B sao cho phù hợp

A

B

1. Phép lặp từ ngữ

a, Sử dụng ở các câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước

2. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng

b, Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước

3. Phép thế

c, Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước

4. Phép nối

d, Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

 

Câu 2. Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người thân trong gia đình.


Đề 4

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được học nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn”.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

A. Thuyết minh

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Biểu cảm

Câu 2. Đoạn văn thứ (1) liên kết với đoạn văn thứ (2) bằng phép liên kết nào là chủ yếu?

A. Phép nối

B. Phép liên tưởng

C. Phép lặp

D. Phép thế

Câu 3. Các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto đã nghiên cứu người đọc sách ở nhóm đối tượng nào?

A. Người lớn

B. Trẻ nhỏ

C. Người già

D. A và B đúng

Câu 4. Theo tác giả, đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên như thế nào?

A. Con người trở nên thông minh và tốt tính hơn

B. Con người có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn

C. Con người sống nhân văn, thân thiện với môi trường

D. Con người có hiểu biết sâu rộng hơn về các mối quan hệ xã hội

Câu 5. Theo những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng gì?

A. Biết giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong cuộc sống của mình và mọi người

B. Biết thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ

C. Biết ứng xử văn hóa, tạo được mối quan hệ thân thiện với mọi người

D. Biết quan sát tinh tế mọi sự biến chuyển của cảm xúc con người và có cách ứng xử phù hợp

Câu 6. Có ý kiến cho rằng: Đoạn trích khẳng định vai trò của đọc sách văn học đối với mọi người, nhất là đối với bạn đọc trẻ. Ý kiến đó đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 7. Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay?

Câu 8. Hãy kể tên một tác phẩm văn học mà em thích? Viết 5 – 7 câu văn chia sẻ về tác dụng của tác phẩm văn học đó đối với bản thân em?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Chỉ ra các phương tiện liên kết đã được sử dụng để liên kết câu trong mỗi đoạn văn sau:

a. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến…

                                                                                               (Nguyên Hồng)

b. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả lìgựt ngào, vị ngọt đến đam mê.

                                                                                               (Mai Văn Tạo)

c. Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ.

d. Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật.

Câu 2. Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”


Đề 5

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN

Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc als và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)s

Câu 1. Văn bản trên thể hiện đặc trưng của thể loại văn học nào?

A. Truyện ngắn

B. Nghị luận văn học

C. Tùy bút, tản văn

D. Truyện khoa học viễn tưởng

Câu 2. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Biểu cảm

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Tự sự

Câu 3. Trong văn bản trên, tác giả có sử dụng mấy số từ?

A. 1 số từ

B. 2 số từ

C. 3 số từ

D. 4 số từ

Câu 4. Hình tượng trung tâm của đoạn trích trên là?

A. Con kiến và vết nứt

B. Con kiến, vết nứt và chiếc lá

C. Vết nứt và chiếc lá

D. Chiếc lá và con kiến

Câu 5. Con kiến đã làm gì để vượt qua vết nứt?

A. đặt chiếc lá qua vết nứt sau đó bò lên chiếc lá

B. tự mình đi qua vết nứt một cách dễ dàng

C. lấy chiếc lá đặt trên lưng tha qua vết nứt

D. nhờ đồng đội bắc cầu để đi qua vết nứt

Câu 6. Câu văn: “Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng” được mở rộng thành phần nào?

A. Trạng ngữ

B. Trạng ngữ và chủ ngữ

C. Trạng ngữ và vị ngữ

D. Chủ ngữ và vị ngữ

Câu 7. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì qua hình ảnh “vết nứt” và “con kiến”?

A. Hoán dụ

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. So sánh

Câu 8. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả được thể hiện trong câu văn sau không?

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn”

A. Đồng tình

B. Không đồng tình

Câu 9. Nêu ý nghĩa của “chiếc lá” và “vết nứt” trong câu chuyện trên?

Câu 10. Em hãy nêu một bài học có ý nghĩa sâu sắc đối với em sau khi đọc xong văn bản trên.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm xúc của em về một người đã truyền cảm hứng cho em có nghị lực vươn lên trong học tập.

Câu 2. Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.


Đề 6

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặc khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”.

(Trích Tùy bút Sông Đà – Nguyễn Tuân)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Câu 2. Đối tượng chính được thể hiện trong đoạn văn là gì?

A. Dòng sông

B. Rừng lửa

C. Thác nước

D. Đá núi

Câu 3. Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ đặc tả âm thanh vang vọng, dữ dội của đối tượng được nói đến trong đoạn văn?

A. Réo, rống, gầm thét, ầm ầm

B. Réo, rống, lồng lộn, ầm ầm

C. Réo, rống, bùng bùng, ầm ầm

D. Réo, rống, ầm ầm, ngỗ ngược

Câu 4. Từ mai phục là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Giáo dục

B. Y tế

C. Kinh tế

D. Quân sự

Câu 5. Trình tự nào sau đây phù hợp với cách thể hiện nội dung trong đoạn trích?

A. Từ xa đến gần

B. Từ gần ra xa

C. Từ trong ra ngoài

D. Từ ngoài vào trong

Câu 6. Câu văn nào sau đây giúp người đọc hình dung rõ nhất sự nguy hiểm của đối tượng được thể hiện trong đoạn văn?

A. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo

B. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá

C. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền

D. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.

Câu 7. Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu, trình bày cảm xúc của em về đoạn thơ sau:

Này em, mở cửa ra

Một trời xanh vẫn đợi

Cánh buồm là tiếng gọi

Mặt biển và dòng sông

 

Nắng vườn trưa mênh mông

Bướm bay như lời hát

Con tàu là đất nước

Đưa ta tới bến xa

(Trích Ngày em vào Đội, Xuân Quỳnh)

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về Trách nhiệm của thế hệ trẻ với Tổ quốc.

Câu 2. Cảm nhận bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai.


Đề 7

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6 điểm)

Đọc văn bản sau:

THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô và nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường.

Ngày Trái Đất hằng năm được tổ chức theo những chủ đề liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực.

Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.

Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ (1) của pla-xtíc (2). Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.

Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi (3) gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin (4) có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết (5), giảm khả năng miễn dịch (6), gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh (7) cho trẻ sơ sinh.

[…]

(1) Phân hủy: (hiện tượng một chất) phân chia thành những chất khác nhau, không còn mang tính chất của chất ban đầu

(2) Pla-xtíc: chất dẻo

(3) Ca-đi-mi: một kim loại, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất kẽm, chì, đồng từ quặng

(4) Đi-ô-xin: chất rắn, không màu, rất độc, chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ cũng đủ nguy hiểm

(5) Tuyến nội tiết: tuyến mà chất tiết ra của nó ngấm thẳng vào máu, có tác dụng bảo đảm hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể

(6) Miễn dịch: (trạng thái của cơ thể) chống lại được một bệnh nào đó

(7) Dị tật bẩm sinh: hiện tượng biến đổi bất thường về hình dạng của bộ phận nào đó trong cơ thể (dị tật) đã có từ khi sinh ra (bẩm sinh)

(Theo tài liệu của Sở Khoa học – công nghệ Hà Nội)

Câu 1. Nhận định nào đúng với văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”?

A. Là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22 – 04 – 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất.

B. Là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22 – 04 – 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày Thế giới bảo vệ môi trường.

C. Là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22 – 04 – 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày Thế giới không hút thuốc lá

D. Là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22 – 04 – 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày Thế giới phòng chống ma túy.

Câu 2. “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” là chủ đề của Ngày Trái Đất của quốc gia hay của khu vực nào?

A. Toàn thế giới

B. Nước Việt Nam

C. Các nước đang phát triển

D. Khu vực châu Á

Câu 3. Trong văn bản trên, tác giả đã chỉ ra điều gì là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại với môi trường tự nhiên?

A. Tính không phân hủy của pla – xtic

B. Trong ni lông màu có nhiều chất độc hại

C. Khi đốt bao bì ni lông, trong khói có nhiều khí độc

D. Chưa có phương pháp xử lí rác thải ni lông

Câu 4. Nhận định nào không nói về tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường tự nhiên?

A. Bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh

B. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa

C. Bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi

D. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải

Câu 5. Trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, bao bì ni lông được coi là gì?

A. Một loại rác thải công nghiệp

B. Một loại chất gây độc hại

C. Một loại rác thải sinh hoạt

D. Một loại vật liệu kém chất lượng

Câu 6. Ý nào nói lên mục đích lớn nhất của tác giả khi viết văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000?

A. Để mọi người không sử dụng bao bì ni lông nữa.

B. Để mọi người thấy Trái Đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

C. Để góp phần vào việc tuyên truyền và bảo vệ môi trường của Trái Đất

D. Để góp phần vào việc thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của mọi người

Câu 7. Trong câu: “Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô và nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường.” từ nào là phó từ?

A. Nay

B. Đã

C. Này

D. Và

Câu 8. Phép liên kết nào được dùng để liên kết câu trong hai câu văn: “Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi (3) gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.”

A. Phép liên tưởng

B. Phép nối

C. Phép thế

D. Phép lặp

Câu 9. Từ văn bản trên, theo em cần phải làm gì để giảm tác hại của bao bì ni lông?

Câu 10. Theo em, em sẽ làm gì với bao bì ni lông sau khi đã sử dụng?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Ham mê trò chơi điện từ, nên hay không nên?


Đề 8

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[…] Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét và ngày 20 tháng 4 lại nổi lên cách mặt biển một ngàn năm trăm mét. […] Khoảng 11 giờ trưa, Nét Len lưu ý tôi giữa đám tảo đó có một con vật gì đó rất đáng sợ.

[…] Tôi cũng đưa mắt nhìn qua ô cửa và bất giác lùi lại. Trước mắt tôi, một quái vật đang bơi tới. Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. Nó bơi lùi rất nhanh về phía tàu. Mắt nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy. Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong. Nhìn thấy rõ hai trăm rưỡi cái giác ở phía trong vòi. Hai hàm răng bạch tuộc giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại. Lưới nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm. Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn. Màu sắc nó thay đổi rất nhanh từ màu xám chì sang màu nâu đỏ.

Vì sao con bạch tuộc tức giận? Hẳn là vì sự xuất hiện của tàu No-ti-lớt to lớn hơn nó và vì vòi cũng như hai hàm răng của nó chẳng làm nên chuyện gì…

[…] Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút. Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển sâu. Thuyền trưởng Nê-mô, mình nhuốm đầy máu, đứng lặn người bên chiếc đèn pha mà nhìn xuống biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình. Mắt Nê-mô ứa lệ.

(Trích Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là?

A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận

Câu 2. Thể loại của đoạn trích trên là?

A. Truyện cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Truyện cười
D. Truyện khoa học viễn tưởng.

Câu 3. Đề tài của văn bản là?

A. phát minh khoa học, công nghệ.
B. khám phá thế giới bí ẩn dưới đáy đại dương.
C. chế tạo dược liệu.
D. du hành vũ trụ.

Câu 4. Không gian trong đoạn trích trên là ở đâu?

A. Vũ trụ.
B. Lòng đất.
C. Biển cả.
D. Âm phủ.

Câu 5. Nê-mô ứa lệ vì lí do gì?

A. Bạch tuộc nuốt mất người đồng hương của mình.
B. Lũ bạch tuộc chiến bại.
C. Anh ta nhìn thấy con quái vật đáng sợ.
D. Bạch tuộc bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển sâu.      

Câu 6. Có thể đặt tên cho đoạn trích là?

A. Dòng Sông Đen.
B. Xưởng Sô-cô-la.
C. Một ngày của Ích-chi-an.
D. Bạch tuộc.

Câu 7. Trong câu Mắt Nê-mô ứa lệ, từ “lệ” có nghĩa là gì?

A. Bạch tuộc.
B. Thuyền trưởng.
C. Chảy nước mắt.
D. Nước mắt.

Câu 8. Thành phần nào được mở rộng trong câu sau là gì?

Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong.

A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Chủ ngữ và vị ngữ.
D. Trạng ngữ.

Câu 9. Trong câu “Vì sao con bạch tuộc tức giận?” có sử dụng phép tu từ nhân hóa. Đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 10. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) về sự kì diệu của trí tưởng tượng

Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm)

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một thầy cô mà em yêu quý.


Đề 9

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

(1) Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên…
[..]

(2) Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió…

(3) Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.

(Cỏ dại – Xuân Quỳnh)

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

A. Ngũ ngôn
B. Lục ngôn
C. Thất ngôn
D. Tự do

Câu 2. Hình ảnh cỏ dại xuất hiện trong:

A. Cả bài thơ
B. Khổ 1
C. Khổ 3
D. Khổ 1 và 3

Câu 3. Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về những gì?

A. Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương
B. Cỏ dại
C. Nắng mưa, nước dâng, nước rút
D. Con đường, gốc đa, giếng nước, cánh đồng, ngọn núi, dòng sông…

Câu 4. Sự xuất hiện của những hình ảnh trong khổ 2 có ý nghĩa như thế nào?

A. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của tác giả;
B. Nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớ đến;
C. Nhấn mạnh sức sống của cỏ;
D. Nhấn mạnh sự vô tình của con người đối với cây cỏ.

Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây - Một làn khói, một mùi hương trong gió…

A. Liệt kê
B. Điệp
C. Nhân hóa
D. Liệt kê và điệp.

Câu 6. Hình ảnh "cỏ dại" trong bốn dòng thơ sau gợi lên điều gì?

Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên…

A. Gợi lên sự nhỏ bé, bình dị của cỏ;
B. Gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ;
C. Gợi lên sự nhỏ bé của những kiếp người dưới đáy xã hội;
D. Gợi lên sự cuồng loạn của nước lũ.

Câu 7. Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn thơ trên là:

A. Chủ thể trữ tình - tác giả
B. Cây lúa
C. Cỏ dại
D. Nước lũ

Câu 8. Nêu hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 9. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ. Em có thể dẫn 1 - 2 câu thơ cùng viết về vẻ đẹp đó của cỏ?

Câu 10. Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích là gì?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.


Đề 10

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)

Đọc câu chuyện sau:

RÙA VÀ THỎ

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa:

- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?

- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn?

Thỏ vểnh tai tự đắc:

- Được, được! Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.

Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.

          (Câu chuyện Rùa và Thỏ, Theo truyện La Phông-ten)

Câu 1. Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết

B. Thần thoại

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2. Nhân vật chính trong truyện Rùa và Thỏ là ai?

A. Rùa

B. Thỏ

C. Rùa và Thỏ

D. Sên

Câu 3. Thỏ chế giễu Rùa như thế nào?

A. Bảo Rùa là chậm như sên.

B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn …

C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi”

D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ.

Câu 4. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ?

A. Rùa thích chạy thi với Thỏ

B. Thỏ thách Rùa chạy thi

C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.

D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình

Câu 5. Vì sao Thỏ thua Rùa?

A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ.

B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.

C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết.

D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước.

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Đồ chậm như sên.”?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Điệp ngữ

Câu 7. Truyện Thỏ và Rùa phê phán điều gì?

A. Phê phán những những người lười biếng, khoe khoang.

B. Phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo.

C. Phê phán những người chủ quan, ích kỉ.

D. Phê phán những người coi thường người khác.

Câu 8. Hậu quả của thái độ chủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là gì?

A. Thỏ đi học muộn.

B. Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo.

C. Thỏ cắm cổ chạy, bị ngã.

D. Thỏ mải mê bắt bướm, quên đường về.

Câu 9. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì?

Câu 10. Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó”.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm)

Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.