Tổng hợp 10 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 6 kết nối tri thức có đáp án

Tổng hợp 10 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 6 kết nối tri thức có đáp án


Đề 1

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Vua chích chòe cùng thể loại với văn bản nào dưới đây?

A. Cây khế

B. Thánh Gióng

C. Sơn Tinh, Thủy Tinh

D. Ai ơi mồng 9 tháng 4

Câu 2. Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh đó là?

A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên

B. Đấu tranh chống xâm lược

C. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội

D. Đấu tranh giữa thiện và ác

Câu 3. Khi Thủy Tinh dâng nước đánh nhau thì Sơn Tinh đã làm gì để chống trả?

A. Sơn Tinh dời núi, bốc đồi

B. Sơn Tinh nhờ sự trợ giúp của các thần linh trên trời

C. Sơn Tinh nói chuyện với Thủy Tinh

D. Sơn Tinh bỏ chạy

Câu 4. Theo truyện Cây khế, con vật gì đã giúp đỡ người em?

A. Con bò

B. Con hươu

C. Con chim

D. Con gà

Câu 5. Chi tiết niêu cơm Thạch Sanh phản ánh ước vọng gì của nhân dân?

A. Về những đồ vật thần kì trong cuộc sống

B. Về cuộc sống nhàn hạ, không phải lao động

C. Về một cuộc sống ấm no, dư dả

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc?

A. Dựng nước

B. Đấu tranh chống thiên tai

C. Giữ nước

D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc

Câu 7. Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?

A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc

B. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc

C. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy

D. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi

Câu 8. Khi quân giặc kéo đến, Thạch Sanh đã có hành động gì?

A. Đem quân ra đánh kẻ thù

B. Đem đàn ra gảy

C. Đầu hàng kẻ thù

D. Xây tường thành ngăn bước chân kẻ thù

Câu 9. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

A. Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú

B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học

C. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế

D. Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực

Câu 10. Thuyết minh là gì?

A. Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật

B. Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó

C. Trình bày diễn biến một vụ việc

D. Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó

Câu 11. Đâu không phải lưu ý khi tập luyện kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật?

A. Lựa chọn thêm các phương tiện hỗ trợ nếu cần thiết (bản nhạc, tranh ảnh, bản trình chiếu, đạo cụ, …)

B. Nắm chắc cốt truyện, sự kiện, chi tiết hay đối thoại

C. Kể với giọng của người kể chuyện: khách quan, biết tuốt

D. Nhập vai (lên giọng, xuống giọng khi kể, phối hợp sử dụng cử chỉ, điệu bộ)

Câu 12. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hoá như: lễ hội dân gian, hội chợ xuân, ...) mà em đã tìm hiểu, quan sát hoác trực tiếp tham gia.


Đề 2

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Truyện Cây khế không gửi gắm chúng ta bài học gì?

A. Sự đoàn kết, yêu thương anh em, gia đình

B. Phải biết đề cao cảnh giác

C. Đề cao lòng nhân ái của con người

D. Thể hiện tư tưởng ở hiền gặp lành

Câu 2. Văn bản Bài tập làm văn khẳng định bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tình và độc đáo được, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 3. Văn bản Xem người ta kìa! kết thúc bằng một câu hỏi, điều này có tác dụng gì?

A. Đồng tình với câu nói của các bà mẹ

B. Thắc mắc và chưa tìm ra câu trả lời

C. Tạo sự đối thoại với người đọc

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Trong văn bản Bài tập làm văn, tại sao ông Blê-đúc và bố lại xảy ra mâu thuẫn?

A. Vì bố không chơi cờ với ông Blê-đúc

B. Vì bố và ông Blê-đúc cùng làm bài văn cho Ni-cô-la

C. Vì bố đuổi ông Blê-đúc ra khỏi nhà

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5. Trong văn bản Hai loại khác biệt, hành động về sau của đám học sinh khi thấy sự khác biệt của “J” là gì?

A. Cười chê

B. Bất ngờ

C. Chế giễu

D. Nể phục

Câu 6. Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?

A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu

C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 7. Trong văn bản Vua chích chòe, vua chích chòe vì bị từ chối nên bắt công chúa phải làm những công việc cực khổ để trả thù, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 8. Trong văn bản Xem người ta kìa! , tác giả khẳng định bản thân luôn cảm thấy khó chịu khi bị so sánh với người khác, đúng hay sai?

A. Đúng

B.  Sai

Câu 9. Em rút ra kinh nghiệm gì về việc viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống?

Chọn đáp án không đúng.

A. Thực hiện đủ các bước: Chuẩn bị – Tìm ý, lập dàn ý – Viết bài – Xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

B. Phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí

C. Viết bài văn càng dài càng đạt yêu cầu

D. Đưa ra bằng chứng chứng minh cho lí lẽ của mình

Câu 10. Khi thu thập tư liệu cho bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, chúng ta có thể tìm nguồn tư liệu từ đâu?

A. Đọc sách, báo

B. Tìm hiểu các trang web

C. Tham khảo thêm kiến thức từ thầy cô, bạn bè

D. Tất cả đáp án trên

Câu 11. Trật tự từ trong câu thể hiện điều gì?

A. Thứ tự của sự vật, hiện tượng

B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng

C. Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 12. Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói?

A. Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản ghê gớm, nó xui ta cầu xin cái chết. (Xuân Diệu)

B. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách… (Thạch Lam)

C. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà. (Nam Cao)

D. Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tay sai của nghị Hách cả. (Vũ Trọng Phụng)

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) thuật lại vắn tắt điễn biến của một lễ hội hoặc sự kiện văn hoá mà em từng tham gia hoặc được xem qua truyền hình.


Đề 3

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Trong văn bản Hai loại khác biệt, đâu không phải là sự khác biệt mà các bạn học sinh trong lớp đã lựa chọn?

A. Mặc quần áo quái lạ

B. Để kiểu tóc kì quặc

C. Nhào lộn trong phòng ăn trưa

D. Tụ tập chơi nhạc cụ

Câu 2. Hai loại khác biệt được trích từ đâu?

A. Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh

B. Tạp chí sông Lam

C. Văn học và cuộc sống

D. Văn học trong nhà trường

Câu 3. Văn bản Xem người ta kìa! sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 4. Đâu không phải giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa!?

A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục

B. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc

C. Lời văn giàu hình ảnh

D. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục

Câu 5. Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

A. Tương thân tương ái

B. Yêu nước

C. Đoàn kết

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện?

A. Thánh Gióng

B. Ai ơi mồng 9 tháng 4

C. Sơn Tinh, Thủy Tinh

D. Chuyện cổ nước mình

Câu 7. Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, hội trận nhằm mục đích mô tả cảnh tượng gì?

A. Cảnh Thánh Gióng chào đời

B. Cảnh Thánh Gióng lớn lên

C. Cảnh Thánh Gióng đánh giặc

D. Cảnh Thánh Gióng bay về trời

Câu 8. Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

A. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

B. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân

C. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân

D. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc

Câu 9. Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

A. Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng

B. Giới thiệu về xuất thân của Thánh Gióng

C. Suy nghĩ của bản thân về các nhân vật chính trong truyện

D. Giới thiệu về triều đại Thánh Gióng ở.

Câu 10. Trong phần kết thúc bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

A. Nhận xét về ngoại hình các nhân vật

B. Nêu cảm nghĩ về các nhân vật phụ trong truyện

C. Nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện

D. Cho thêm một nhân vật mới xuất hiện

Câu 11. Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm mấy phần?

A. Một phần

B. Hai phần

C. Ba phần

D. Bốn phần

Câu 12. Xác định nội dung chính của đoạn văn sau?

Từ xưa, người Kẻ Chợ có câu ngạn ngữ: “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hội thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thế nào cũng nắng to; còn vào hội Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

(Ai ơi mồng 9 tháng 4 – Anh Thư)

A. Giới thiệu về lễ hội Gióng

B. Nêu lên thời gian, đặc điểm và diễn biến buổi lễ

C. Ý nghĩa của lễ hội Gióng

D. Đáp án khác

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Kể về một truyền thuyết có nhắc tới một địa danh mà em biết.


Đề 4

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Thạch Sanh là đại diện cho tầng lớp thống khổ chịu tầng đô hộ, áp bức. Lý Thông là hình ảnh tiêu biểu của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 2. “Khi đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích, có thể tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc”, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 3. Bốn câu sau đều có cụm từ “mùa xuân”. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ?

a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […].

b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

A. Câu a

B. Câu b

C. Câu c

D. Câu d

Câu 4. Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu) biểu thị điều gì?

A. Mục đích thục hiện hành động được nói đến trong câu

B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

C. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

D. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 5. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu nào của nhân trong lao động?

A. Sợ hãi trước sự bí hiểm, sức mạnh của thiên nhiên

B. Thần thánh hóa thiên nhiên, để bớt sợ hãi

C. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên

D. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên

Câu 6. Trong văn bản Xem người ta kìa! cách vào đề của tác giả có gì đặc biệt?

A. Nêu vấn đề bằng trích dẫn danh ngôn

B. Nêu vấn đề bằng lời kể

C. Không có gì đặc biệt

D. Nêu vấn đề từ việc dẫn ý người khác

Câu 7. Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân trực tiếp từ đâu?

A. Hùng Vương kén rể

B. Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh

C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh

D. Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không

Câu 8. Nội dung chủ yếu nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?

A. Hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của tổ tiên ta

B. Cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai, lãnh thổ

C. Cuộc chiến tranh chấp người phụ nữ

D. Sự ngưỡng mộ của Sơn Tinh, lòng căm ghét Thủy Tinh

Câu 9. Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích gì?

A. Kể chuyện cho trẻ em nghe

B. Tuyên truyền, cổ vũ việc chống bão lũ

C. Phê phán thói phá hại môi trường

D. Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta

Câu 10. Nội dung chính của truyện Cây khế là trình bày quá trình lớn lên thần kỳ của hai em nhà nọ, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 11. Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội thể hiện qua tình tiết nào?

A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt

B. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng

C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho

D. Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua

Câu 12. Kết truyện Thạch Sanh, Ngọc Hoang biến mẹ con Lý Thông làm bọ hung, mang ý nghĩa gì?

A. Thể hiện chân lý ác giả ác báo

B. Đó là cái kết cho những kẻ trơ tráo, bất nhân

C. Đó là kết truyện phù hợp với mô típ thường thấy ở truyện cổ tích

D. Tất cả đáp án trên

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về truyện cổ tích Cây khế.


Đề 5

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Văn bản Xem người ta kìa! khẳng định câu nói: “Xem người ta kìa!” là câu nói của ai?

A. Người ông

B. Người bà

C. Người mẹ

D. Người bạn

Câu 2. Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai

B. Khi ấy

C. Đầu nó còn để hai trái đào

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Vua chích chòe là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 4. Trong văn bản Hai loại khác biệt, bài tập mà giáo viên đưa ra cho cả lớp là gì?

A. Trong 24h trở nên khác biệt với mọi người

B. Trong 24h trở nên hòa đồng với mọi người

C. Trong 12h trở nên khác biệt với mọi người

D. Trong 12h trở nên hòa đồng với mọi người

Câu 5. Văn bản Bài tập làm văn là văn bản thuộc thể loại?

A. Tiểu thuyết

B. Hồi ký

C. Truyện ngắn

D. Kịch

Câu 6. Văn bản Xem người ta kìa! thuộc thể loại?

A. Kịch

B. Hồi ký

C. Tiểu thuyết

D. Văn bản nghị luận

Câu 7. Ai là nhân vật trải qua những thử thách trong truyện Vua chích chòe?

A. Vua

B. Công chúa

C. Vua chích chòe

D. Chim chích chòe

Câu 8. Trong văn bản Bài tập làm văn, đề bài tập làm văn của Ni-cô-la là gì?

A. Miêu tả người bạn thân nhất của em

B. Miêu tả bố em

C. Miêu tả người em yêu quý

D. Kể về gia đình em

Câu 9. Trật tự từ trong câu thể hiện điều gì?

A. Thứ tự của sự vật, hiện tượng

B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng

C. Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản

D. Tất cả đáp án trên

Câu 10. Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại gì?

A. Truyền thuyết

B. Cổ tích

C. Ngụ ngôn

D. Truyện cười

Câu 11. Mục đích của bài tập giáo viên gio trong văn bản Hai loại khác biệt là gì?

A. Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh

B. Giúp học sinh trong lớp đoàn kết với nhau hơn

C. Giúp học sinh có thêm vốn hiểu biết

D. Giúp học sinh và phụ huynh hiểu nhau hơn

Câu 12. Vua chích chòe là văn bản kể về?

A. Nguồn gốc xuất hiện chim chích chòe

B. Chuyện thần kỳ về chim chích chòe

C. Cuộc sống của một ông vua hóa thành chích chòe

D. Sự thay đổi tính cách của một nàng công chúa

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Hãy đóng vai một nhân vật trong truyện Cây khế và kể lại câu chuyện.


Đề 6

I. ĐỌC HIỂU (4đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

THẦY CHU VĂN AN VÀ HỌC TRÒ THỦY THẦN

Ngày ấy, vào đời nhà Trần có một cụ đồ nho ở xã Quang Liệt tên là Chu Văn An. Học vấn của cụ sâu và rộng. Cũng vì tiếng tăm của cụ truyền khắp mọi nơi nên học trò xa gần đến học rất đông.

Về sau nhà vua nghe tiếng, vời cụ về kinh giao cho trông nom trường Quốc Tử Giám và dạy Thái tử học. Cụ để nhà lại cho vợ con rồi đi nhậm chức. Nhưng được hơn một năm đã thấy cụ chống gậy trở về.

Cụ bảo mọi người rằng:

- Ta không thể chịu được bảy tên quyền thần dối vua hại nước!

Từ đó, người ta thấy cụ trở lại nghề dạy học. Lần này những người đến xin “nhập môn” đông vô kể. Cả một cái gò cao ở xóm Văn phải dựng thêm ba bốn mái nhà nữa mới đủ chỗ để chứa học trò. Nhà trong xóm chật ních những anh đồ nho, đủ mặt người Kinh, người trại. Đó là chưa kể những người ở quanh, hàng ngày cơm đùm cơm gói đi về học tập.

Trong số học trò của cụ có hai anh em con vua Thủy. Nghe tiếng cụ đồ, vua Thủy cũng cho con lên học. Ngày ngày hai anh em đến bờ sông trút lốt thuồng luống ở nước rồi lên đất, nói nắng, cử chỉ không khác gì người trần.

Một hôm cụ để dạng chấm bài thì anh trưởng tràng đến kể cho biết răng sáng hôm nay, khi chưa rõ mặt người, anh có việc di chợ huyện đến cầu Bưa tình cờ dưới sông có hai người đi trên mặt nước tiến vào bờ:

- Đúng là hai anh em nhà Gàn thấy ạ! Con đầu tiên sợ nhưng cũng cố đi theo. Quả nhiên họ vào dây. Thầy bảo bây giờ nên làm thế nào?

Cụ đồ gật gù đáp:

-Con cứ để yên mặc họ, con ạ! Nếu là quỷ thần mà họ chuộng đạo thánh hiền thì lại càng hay chứ sao!

Năm ấy, vùng Thanh Đàm trời làm đại hạn. Suốt từ cuối năm ngoái cho đến tháng Hai năm nay không có lấy một giọt mưa. Đồng ruộng nứt nẻ. Mấy đám lúa đám ngô cứ héo dần. Thấy mọi người nhao nhác, cụ đồ sốt ruột không kém.

Một chiều kia sau buổi học, cụ đồ lưu hai anh em chàng Gàn ở lại rồi bảo:

-Thầy muốn các con thương đến dân một chút.

Hai anh em là bộ ngơ ngác không nói gì. Thấy họ còn giấu mình, ông cụ nói:

-Các con bất tất phải giấu. Thầy đã biết cả. Bây giờ đây chỉ có các con là cứu được dân sự. Các con hãy làm mưa cho họ nhờ.

Hai anh em đưa mắt nhìn nhau, hồi lâu bảo cụ:

- Dạ, nhưng hiểm vì sông hồ đều có lệnh “phong bể” cả thì lấy đâu ra nước bây giờ.

Ông cụ khẩn khoản:

- Các con nghĩ thử xem có thể lấy nước ở đâu được không. Không cứu được nhiều thì ta hãng tạm cứu ít vậy!

Hai anh em ngần ngừ hồi lâu rồi chỉ vào nghiên mực đặt trên án thư, bảo cụ đồ:

- Dạ, oai trời thì rất nghiêm nhưng lời của thầy thì rất trọng. Chúng con xin vâng lời thầy. Chúng con sẽ dùng nước ở nghiên mực này tạm thấm nhuần trong một vùng vậy.

Cụ đồ mừng rỡ chạy lại án thư bê cái nghiên mực lớn còn đầy mực và cả quản bút lông của mình thường dùng, đưa cho họ. Hai anh em đỡ lấy rồi cả ba người cùng tiến ra bờ sông. Đến nơi họ xắn ống tay áo rồi sau đó em bưng nghiên mực, anh cầm quản bút nhúng mực vẩy lên trời nhiều lần. Đoạn họ vứt cả nghiên lẫn bút xuống nước, củi vái cụ đồ rồi biến mất.

Đêm hôm ấy quả nhiên mây mù tối tăm rồi mưa một trận như trút. Cụ đồ vừa mừng vừa sợ, suốt đêm chạy ra chạy vào không ngủ. Sáng dậy, điều mà ai nấy đều lấy làm lạ là nước chỉ lênh láng suốt mấy cánh đồng trong vùng Thanh Đàm mà thôi. Hơn nữa sắc nước chỗ nào chỗ nấy đều đen như mực. Trận mưa đêm hôm đó quả cứu vớt được biết bao nhiêu là ruộng lúa, ruộng ngô và các hoa màu khác. Dân trong vùng Thanh Đàm lại vui vẻ như xưa.

Nhưng trong lúc đó ở thiên đình, các thiên thần đều lấy làm lạ về một trận mưa bất ngờ. Ngọc Hoàng nổi giận sai một thiên thần đi bắt cho được thủ phạm trị tội. Và cả hai anh em đều không thoát được khỏi lưới trời nghiêm ngặt: cả hai đều rơi đầu dưới lưỡi búa của thần Sét.

Xác của họ hiện nguyên hình là hai con thuồng luồng song đầu một nơi mình một nẻo, dạt vào gậm cầu Bưu. Cụ đồ nghe tin rất thương xót. Cụ khóc và cụ bắt tất cả học trò đưa đám chôn hai con thuồng luồng. Khăn áo hôm ấy trắng phau cả một bờ sông. Xác hai con vật được chôn cất một cách tử tế ở bên trên cầu và cũng đắp thành nấm như mộ của người.

Cái nghiên mực của cụ đồ Chu Văn An sau đó trôi về làng Quỳnh Đô làm đen cả nước cái đầm ấy, ngày nay người ta vẫn quen gọi là Đầm Mực. Còn quản bút thì trôi về làng Tó cho nên cho nên các cụ thường truyền rằng nhờ thế làng Tó tức làng Tả Thanh Oai bây giờ mời có lắm người học hành đỗ đạt. Còn chỗ ngôi mộ hai anh em thuồng luồng sau đó người ta lập miếu thờ ngày nay còn có tên là miếu Gàn.

(Đổng Chi, Truyện cổ Việt Nam chọn lọc, Tập 1, NXB Khoa học Xã hội, tr.284-287).

Câu hỏi

Câu 1: Câu chuyện trên kể về?

A. Nhân vật người anh hùng lịch sử.

B. Biến cố lịch sử trọng đại của dân tộc.

C. Những nhân vật tôn giáo.

D. Danh nhân văn hóa của dân tộc.

Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là:

A. Thầy Chu Văn An.

B. Hai anh em con vua Thủy.

C. Thầy Chu Văn An và hai anh em con vua Thủy.

D. Thầy Chu Văn An và học trò.

Câu 3: Sự việc nào dưới đây không thuộc văn bản Thầy Chu Văn An và học trò Thủy thần?

A. Nói với anh em chàng Gàn.

B. Dạy thái tử học.

C. Phạt trò rất nghiêm.

D. Chống gậy trở về.

Câu 4: Câu nói: Ta không thể chịu được bảy tên quyền thần dối vua hại nước chứng tỏ điều gì ở thầy Chu Văn An?

A. Là người thẳng thắn, không chấp nhận sự dối trá

B. Là người khẳng khái, luôn lo nghĩ cho dân, cho nước

C. Chỉ ưa những người thật thà

D. Là người dám phản đối nhà vua

Câu 5: Sự việc sau đây giúp em hiểu như thế nào về người thầy Chu Văn An và người dân xưa trong đạo học? (1đ)

Từ đó, người ta thấy cụ trở lại nghề dạy học. Lần này những người đến xin “nhập môn” đông vô kể. Cả một cái gò cao ở xóm Văn phải dựng thêm ba bốn mái nhà nữa mới đủ chỗ để chứa học trò

Câu 6: Câu chuyện về hai anh em nhà Gàn đã thể hiện mong muốn nào của thầy Chu Văn An về học trò nói chung (trả lời từ 6-8 dòng) (1 đ)

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)

Đọc văn bản và bức họa sau:

Xưa Công Minh đến học thầy Tăng Tử, ở nhà thầy ba năm mà không mấy đọc sách. Tăng Tử gặng hỏi, Minh Tuyên thưa rằng: “Thưa thầy, con vẫn học. Con thấy: thầy ở trong nhà, trước mặt thân, lúc nào cũng hiếu, hòa nhã, cho đến giống vật chó mèo thầy cũng không mắng bao giờ. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất lễ độ, kẻ dở người hay, ai nấy đều thiếp phục. Thầy ở triều đình, đối với kẻ dưới, bề ngoài rất là nghiêm trọng, mà trong bụng rất là nhân từ, không có ý hại ai bao giờ. Ba điều ấy, con lấy làm vui lòng, học mãi mà chưa được. Con đâu dám không hoc mà cứ ở cửa nhà thầy”

(https://bom.so/zM2Kwy)

 

a. Xác định nội dung/ thông điệp của văn bản và bức họa trên, từ đó tìm điểm tương đồng với chủ đề văn bản, lý giải cụ thể (8- 10 dòng)

b. Từ câu chuyện xúc động về thầy Chu Văn An với học trò ở trên, em hãy kể về một kỉ niệm với thầy cô giáo khiến em xúc động và ấn tượng sâu sắc (viết 1- 1,5 trang)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đề 7

I. ĐỌC HIỂU (4đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

THẦY CHU VĂN AN VÀ HỌC TRÒ THỦY THẦN

Ngày ấy, vào đời nhà Trần có một cụ đồ nho ở xã Quang Liệt tên là Chu Văn An. Học vấn của cụ sâu và rộng. Cũng vì tiếng tăm của cụ truyền khắp mọi nơi nên học trò xa gần đến học rất đông.

Về sau nhà vua nghe tiếng, vời cụ về kinh giao cho trông nom trường Quốc Tử Giám và dạy Thái tử học. Cụ để nhà lại cho vợ con rồi đi nhậm chức. Nhưng được hơn một năm đã thấy cụ chống gậy trở về.

Cụ bảo mọi người rằng:

- Ta không thể chịu được bảy tên quyền thần dối vua hại nước!

Từ đó, người ta thấy cụ trở lại nghề dạy học. Lần này những người đến xin “nhập môn” đông vô kể. Cả một cái gò cao ở xóm Văn phải dựng thêm ba bốn mái nhà nữa mới đủ chỗ để chứa học trò. Nhà trong xóm chật ních những anh đồ nho, đủ mặt người Kinh, người trại. Đó là chưa kể những người ở quanh, hàng ngày cơm đùm cơm gói đi về học tập.

Trong số học trò của cụ có hai anh em con vua Thủy. Nghe tiếng cụ đồ, vua Thủy cũng cho con lên học. Ngày ngày hai anh em đến bờ sông trút lốt thuồng luống ở nước rồi lên đất, nói nắng, cử chỉ không khác gì người trần.

Một hôm cụ để dạng chấm bài thì anh trưởng tràng đến kể cho biết răng sáng hôm nay, khi chưa rõ mặt người, anh có việc di chợ huyện đến cầu Bưa tình cờ dưới sông có hai người đi trên mặt nước tiến vào bờ:

- Đúng là hai anh em nhà Gàn thấy ạ! Con đầu tiên sợ nhưng cũng cố đi theo. Quả nhiên họ vào dây. Thầy bảo bây giờ nên làm thế nào?

Cụ đồ gật gù đáp:

-Con cứ để yên mặc họ, con ạ! Nếu là quỷ thần mà họ chuộng đạo thánh hiền thì lại càng hay chứ sao!

Năm ấy, vùng Thanh Đàm trời làm đại hạn. Suốt từ cuối năm ngoái cho đến tháng Hai năm nay không có lấy một giọt mưa. Đồng ruộng nứt nẻ. Mấy đám lúa đám ngô cứ héo dần. Thấy mọi người nhao nhác, cụ đồ sốt ruột không kém.

Một chiều kia sau buổi học, cụ đồ lưu hai anh em chàng Gàn ở lại rồi bảo:

-Thầy muốn các con thương đến dân một chút.

Hai anh em là bộ ngơ ngác không nói gì. Thấy họ còn giấu mình, ông cụ nói:

-Các con bất tất phải giấu. Thầy đã biết cả. Bây giờ đây chỉ có các con là cứu được dân sự. Các con hãy làm mưa cho họ nhờ.

Hai anh em đưa mắt nhìn nhau, hồi lâu bảo cụ:

- Dạ, nhưng hiểm vì sông hồ đều có lệnh “phong bể” cả thì lấy đâu ra nước bây giờ.

Ông cụ khẩn khoản:

- Các con nghĩ thử xem có thể lấy nước ở đâu được không. Không cứu được nhiều thì ta hãng tạm cứu ít vậy!

Hai anh em ngần ngừ hồi lâu rồi chỉ vào nghiên mực đặt trên án thư, bảo cụ đồ:

- Dạ, oai trời thì rất nghiêm nhưng lời của thầy thì rất trọng. Chúng con xin vâng lời thầy. Chúng con sẽ dùng nước ở nghiên mực này tạm thấm nhuần trong một vùng vậy.

Cụ đồ mừng rỡ chạy lại án thư bê cái nghiên mực lớn còn đầy mực và cả quản bút lông của mình thường dùng, đưa cho họ. Hai anh em đỡ lấy rồi cả ba người cùng tiến ra bờ sông. Đến nơi họ xắn ống tay áo rồi sau đó em bưng nghiên mực, anh cầm quản bút nhúng mực vẩy lên trời nhiều lần. Đoạn họ vứt cả nghiên lẫn bút xuống nước, củi vái cụ đồ rồi biến mất.

Đêm hôm ấy quả nhiên mây mù tối tăm rồi mưa một trận như trút. Cụ đồ vừa mừng vừa sợ, suốt đêm chạy ra chạy vào không ngủ. Sáng dậy, điều mà ai nấy đều lấy làm lạ là nước chỉ lênh láng suốt mấy cánh đồng trong vùng Thanh Đàm mà thôi. Hơn nữa sắc nước chỗ nào chỗ nấy đều đen như mực. Trận mưa đêm hôm đó quả cứu vớt được biết bao nhiêu là ruộng lúa, ruộng ngô và các hoa màu khác. Dân trong vùng Thanh Đàm lại vui vẻ như xưa.

Nhưng trong lúc đó ở thiên đình, các thiên thần đều lấy làm lạ về một trận mưa bất ngờ. Ngọc Hoàng nổi giận sai một thiên thần đi bắt cho được thủ phạm trị tội. Và cả hai anh em đều không thoát được khỏi lưới trời nghiêm ngặt: cả hai đều rơi đầu dưới lưỡi búa của thần Sét.

Xác của họ hiện nguyên hình là hai con thuồng luồng song đầu một nơi mình một nẻo, dạt vào gậm cầu Bưu. Cụ đồ nghe tin rất thương xót. Cụ khóc và cụ bắt tất cả học trò đưa đám chôn hai con thuồng luồng. Khăn áo hôm ấy trắng phau cả một bờ sông. Xác hai con vật được chôn cất một cách tử tế ở bên trên cầu và cũng đắp thành nấm như mộ của người.

Cái nghiên mực của cụ đồ Chu Văn An sau đó trôi về làng Quỳnh Đô làm đen cả nước cái đầm ấy, ngày nay người ta vẫn quen gọi là Đầm Mực. Còn quản bút thì trôi về làng Tó cho nên cho nên các cụ thường truyền rằng nhờ thế làng Tó tức làng Tả Thanh Oai bây giờ mời có lắm người học hành đỗ đạt. Còn chỗ ngôi mộ hai anh em thuồng luồng sau đó người ta lập miếu thờ ngày nay còn có tên là miếu Gàn.

(Đổng Chi, Truyện cổ Việt Nam chọn lọc, Tập 1, NXB Khoa học Xã hội, tr.284-287).

Câu hỏi

Câu 1: Xác định yếu tố kì ảo góp phần thể hiện tài năng, phẩm chất của thầy Chu Văn An

A. Con vua Thủy biến hóa thành người, xin được theo học

B. Anh trưởng tràng thấy hai người đi trên mặt nước tiến vào bờ

C. Hai anh em họ Gàn vẩy mực lên trời làm mưa

D. Ngọc Hoàng sai thiên thần đi tìm con vua Thủy để trị tội

Câu 2: Việc con vua Thủy xin theo học thầy Chu thể hiện ý nghĩa gì?

A. Các thần đều biết danh tiếng của thầy Chu Văn An

B. Đề cao sự hiếu học, thần linh cũng ngưỡng mộ tài năng, đạo đức của thầy Chu

C. Con vua Thủy Tề chưa từng được đi học

D. Tinh thần hiếu học không phân biệt giữa thần và người trần

Câu 3: Câu: “Nếu là quỷ thần mà họ chuộng đạo thánh hiền thì lại càng hay chứ sao!” thể hiện quan điểm dạy học nào của thầy Chu Văn An?

A. Dựa trên sự công bằng, không phân biệt nguồn gốc, hoàn cảnh và sự ham học

B. Chú trọng truyền dạy đạo thánh hiền

C. Muốn dạy học cho các thần, không phân biệt xuất thân

D. Đề cao sự ham học hỏi, thích học đạo lí

Câu 4: Vì sao thầy Chu lại nhờ hai anh em họ Gàn làm mưa giúp dân? Điều đó thể hiện tính cách gì của thầy?

A. Vì không có ai giúp được, thầy hết lòng dạy dỗ đạo lý học trò

B. Vì thầy tin tưởng con vua Thủy Tề, thầy thương dân và muốn dạy trò hành động vì nghĩa lớn

C. Vì thầy biết hai anh em có phép thuật làm mưa, thầy luôn quan tâm đến tình hình cuộc sống của người dân

D. Vì thầy biết hai anh em là con vua Thủy Tề, thầy lo cho dân và muốn dạy trò hành động vì nghĩa lớn

Câu 5: Đoạn kết thúc văn bản đã thể hiện sự đánh giá, thái độ gì của nhân dân ta (1đ)

Cái nghiên mực của cụ đồ Chu Văn An sau đó trôi về làng Quỳnh Đô làm đen cả nước cái đầm ấy, ngày nay người ta vẫn quen gọi là Đầm Mực. Còn quản bút thì trôi về làng Tó cho nên các cụ thường truyền rằng nhờ thế làng Tó tức làng Tả Thanh Oai bây giờ mới có lắm người học hành đỗ đạt

Câu 6: Câu chuyện về hai anh em nhà Gàn đã thể hiện mong muốn nào của thầy Chu Văn An về học trò nói chung (trả lời từ 6-8 dòng) (1 đ)

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)

Đọc văn bản và bức họa sau:

Xưa Công Minh đến học thầy Tăng Tử, ở nhà thầy ba năm mà không mấy đọc sách. Tăng Tử gặng hỏi, Minh Tuyên thưa rằng: “Thưa thầy, con vẫn học. Con thấy: thầy ở trong nhà, trước mặt thân, lúc nào cũng hiếu, hòa nhã, cho đến giống vật chó mèo thầy cũng không mắng bao giờ. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất lễ độ, kẻ dở người hay, ai nấy đều thiếp phục. Thầy ở triều đình, đối với kẻ dưới, bề ngoài rất là nghiêm trọng, mà trong bụng rất là nhân từ, không có ý hại ai bao giờ. Ba điều ấy, con lấy làm vui lòng, học mãi mà chưa được. Con đâu dám không hoc mà cứ ở cửa nhà thầy”

(https://bom.so/zM2Kwy)

 

a. Xác định nội dung/ thông điệp của văn bản và bức họa trên, từ đó tìm điểm tương đồng với chủ đề văn bản, lý giải cụ thể (8- 10 dòng)

b. Từ câu chuyện xúc động về thầy Chu Văn An với học trò ở trên, em hãy kể về một kỉ niệm với thầy cô giáo khiến em xúc động và ấn tượng sâu sắc (viết 1- 1,5 trang)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đề 8

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

ĐÁNH GIÁ VỀ NHÂN VẬT BÀ CÔ CỦA BÉ HỒNG

(Trần Trọng Đăng Đàn)

Những ngày thơ ấu là tác phẩm hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng. Đã là hồi kí thì tất cả những việc, những con người trong tác phẩm là có thật. Sự hư cấu nghệ thuật ở chừng mực nào đó chỉ như son phấn mà thôi. Cho nên cần phải thấy bà cô trong tác phẩm là bà cô thật, bà cô ruột của nhà văn Nguyên Hồng, chứ không phải là bà cô nhân vật văn học được tác giả hư cấu lên để làm nổi bật tình cảm, tính cách của nhân vật văn học bé Hồng

Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ bị đánh giá là kẻ “giả dối”, “thâm hiểm”, “trơ trẽn”, là người có “tâm địa độc ác”, “sống tàn nhẫn”, “khô héo cả tình máu mủ ruột rà”. Có người còn gọi bà cô là “mụ ta”, là “hắn”... Tôi cứ nghĩ, nếu bà cô ruột thịt ấy của nhà văn Nguyên Hồng mà nghe những lời phán xét về mình thế, thì có lẽ sẽ tức, sẽ căm giận, ghét bỏ “thằng cháu”- nhà văn Nguyên Hồng lắm.

Hãy thật khách quan mà đọc đi đọc lại những lời thoại của bà cô, suy xét kỹ những cử chỉ hành động của bà cô trong đoạn trích, ta sẽ thấy, bà cô không phải hoàn toàn là người như bé Hồng nghĩ.

Thật ra bà cô “có những ý nghĩ cay độc” trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch...hay bà cô có những “rắp tâm tanh bẩn... chỉ là ý nghĩ của thằng bé Hồng - một đứa trẻ con rất yêu thương mẹ nó và căm thù tất cả những ai, tất cả những gì xâm hại đến tình cảm thiêng liêng ấy. Chuyện bé Hồng nhìn nhận bà cô như trên chỉ là theo cảm tính mà thôi. Con người ta khi đã không ưa ai thì thấy cái gì ở người đó cũng đáng ghét cả. Bà cô có thành kiến về mẹ bé Hồng, đó cũng là thành kiến của xã hội đối với “một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực”, chồng chết chưa đoạn tang mà đã “chửa đẻ với người khác”. Còn bé Hồng thì lại có thành kiến một cách nặng nề và quyết liệt đối với bà cô để bảo vệ mẹ mình.

Phải chăng từ trước đến nay vì quá thương bé Hồng, đồng cảm với bé Hồng nên chúng ta hoàn toàn đứng về phía bé Hồng mà nhìn nhận bà cô theo cách nhìn nhận của bé Hồng. Có lẽ, như thế là không công bằng, là quá khắt khe với bà cô, là quá thiên vị bé Hồng. Cho dù bà cô có thành kiến với mẹ bé Hồng và lận lúc nào cũng có ý nghĩ cay độc đi chăng nữa thì ta cũng phải thấy, bà cô có chỗ lóe sáng trong tâm hồn. Hãy suy xét, ngẫm nghĩ câu bà cô nói với bé Hồng: “Vậy mày đi hỏi cô Thông (...) chỗ ở của mợ mày rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả lẽ bán xới mãi được sao”. Câu nói ấy được bà cô nói một cách “nghiêm nghị”, thật từ đáy lòng, đầy cảm thông. Ở bà cô đâu phải đã “cạn kiệt tình máu mủ ruột rà.

Theo tôi, khi dẫn học sinh tìm hiểu Trong lòng mẹ chỉ nên tập trung phân tích tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ mình. Hình ảnh người mẹ luôn ở trong trái tim bé Hồng. Bé Hồng luôn ở trong lòng mẹ cả lúc phải sống xa mẹ cũng như khi được “lăn vào trong lòng mẹ”. Tìm hiểu đoạn trích này, không nên và không cần đi sâu vào phân tích nhân vật bà cô mà dẫu có phân tích thì cũng đừng làm cho học sinh hiểu rằng bà cô là người “xấu xa tồi tệ”, “thâm hiểm mà trơ trẽn”, “ có tâm địa độc ác giả dỗi, tàn nhẫn”, “khô héo cả tình máu mủ ruột rà vì đó là bà cô đáng thưởng của nhà văn Nguyên Hồng đáng kính.

Nguyên Hồng là “nhà văn của phụ nữ và nhi đồng”, ông luôn thấm thía những cơ cực, tủi nhục mà phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu. Ông đã dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chứa chan yêu thương và thái độ nâng niu trân trọng. Chẳng lẽ trong trái tim ông không có chỗ nhỏ dành cho bà cô ruột thịt của mình?

(Nhân vật nữ trong tác phẩm VH nhà trường, NXBGD 2006, trang 125)

Câu hỏi

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao?

A. Văn bản nghị luận vì bàn về một vấn đề cụ

B. Văn bản nghị luận vì dùng ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục người đọc về việc đánh giá một nhân vật văn học.

C. Văn bản nghị luận vì có ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng.

D. Cả ý a & b.

Câu 2. Văn bản trên thuộc tiểu loại nào?

A. Nghị luận xã hội.

B. Nghị luận văn học.

C. Nghị luận về cách đánh giá con người.

D. Nghị luận về cách ứng xử.

Câu 3. Văn bản trên bàn về khía cạnh nào của tác phẩm văn học?

A. Nội dung.

B. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

C.Nhân vật.

D. Thái độ của nhà văn.

Câu 4. Văn bản bàn về nhân vật nào trong tác phẩm Những ngày thơ ấu.

A. Mẹ bé Hồng.

B. Bé Hồng.

C. Bà cô của bé Hồng.

D. Tất cả các ý trên

Câu 5. Tác giả đã dùng những luận cứ nào để khẳng định nhà văn Nguyên Hồng không có ý định viết xấu, nói xấu về bà cô mình? Em có đồng ý với điều đó không (1đ)

Câu 6. Theo em, “khách quan” được hiểu như thế nào? Sau bài học này em thấy để đánh giá khách quan một con người, một sự việc thì cần có “cái nhìn” như thế nào? (1đ)

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

Câu 1. Quan sát 2 bức hình sau, đọc văn bản Trong lòng mẹ (văn bản là đối tượng bàn luận trong văn bản đọc trên) để trả lời câu a,b (1đ)

a. Bức hình 2 có mấy hình minh họa? Chúng có ý nghĩa gì?

b. Phát hiện sự liên quan của từng bức hình tới 1 nội dung của văn bản đọc

Câu 2. Hãy kể lại một lần chứng kiến (nghe kể/ qua truyền hình/ báo chí) cảnh người yếu thế bị bắt nạt/ xúc phạm khiến em bất bình hoặc đã bênh vực người bị mắng mỏ, xúc phạm đó (dài từ 1-1,5 trang giấy)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đề 9

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

ĐÁNH GIÁ VỀ NHÂN VẬT BÀ CÔ CỦA BÉ HỒNG

(Trần Trọng Đăng Đàn)

Những ngày thơ ấu là tác phẩm hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng. Đã là hồi kí thì tất cả những việc, những con người trong tác phẩm là có thật. Sự hư cấu nghệ thuật ở chừng mực nào đó chỉ như son phấn mà thôi. Cho nên cần phải thấy bà cô trong tác phẩm là bà cô thật, bà cô ruột của nhà văn Nguyên Hồng, chứ không phải là bà cô nhân vật văn học được tác giả hư cấu lên để làm nổi bật tình cảm, tính cách của nhân vật văn học bé Hồng

Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ bị đánh giá là kẻ “giả dối”, “thâm hiểm”, “trơ trẽn”, là người có “tâm địa độc ác”, “sống tàn nhẫn”, “khô héo cả tình máu mủ ruột rà”. Có người còn gọi bà cô là “mụ ta”, là “hắn”... Tôi cứ nghĩ, nếu bà cô ruột thịt ấy của nhà văn Nguyên Hồng mà nghe những lời phán xét về mình thế, thì có lẽ sẽ tức, sẽ căm giận, ghét bỏ “thằng cháu”- nhà văn Nguyên Hồng lắm.

Hãy thật khách quan mà đọc đi đọc lại những lời thoại của bà cô, suy xét kỹ những cử chỉ hành động của bà cô trong đoạn trích, ta sẽ thấy, bà cô không phải hoàn toàn là người như bé Hồng nghĩ.

Thật ra bà cô “có những ý nghĩ cay độc” trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch...hay bà cô có những “rắp tâm tanh bẩn... chỉ là ý nghĩ của thằng bé Hồng - một đứa trẻ con rất yêu thương mẹ nó và căm thù tất cả những ai, tất cả những gì xâm hại đến tình cảm thiêng liêng ấy. Chuyện bé Hồng nhìn nhận bà cô như trên chỉ là theo cảm tính mà thôi. Con người ta khi đã không ưa ai thì thấy cái gì ở người đó cũng đáng ghét cả. Bà cô có thành kiến về mẹ bé Hồng, đó cũng là thành kiến của xã hội đối với “một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực”, chồng chết chưa đoạn tang mà đã “chửa đẻ với người khác”. Còn bé Hồng thì lại có thành kiến một cách nặng nề và quyết liệt đối với bà cô để bảo vệ mẹ mình.

Phải chăng từ trước đến nay vì quá thương bé Hồng, đồng cảm với bé Hồng nên chúng ta hoàn toàn đứng về phía bé Hồng mà nhìn nhận bà cô theo cách nhìn nhận của bé Hồng. Có lẽ, như thế là không công bằng, là quá khắt khe với bà cô, là quá thiên vị bé Hồng. Cho dù bà cô có thành kiến với mẹ bé Hồng và lận lúc nào cũng có ý nghĩ cay độc đi chăng nữa thì ta cũng phải thấy, bà cô có chỗ lóe sáng trong tâm hồn. Hãy suy xét, ngẫm nghĩ câu bà cô nói với bé Hồng: “Vậy mày đi hỏi cô Thông (...) chỗ ở của mợ mày rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả lẽ bán xới mãi được sao”. Câu nói ấy được bà cô nói một cách “nghiêm nghị”, thật từ đáy lòng, đầy cảm thông. Ở bà cô đâu phải đã “cạn kiệt tình máu mủ ruột rà.

Theo tôi, khi dẫn học sinh tìm hiểu Trong lòng mẹ chỉ nên tập trung phân tích tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ mình. Hình ảnh người mẹ luôn ở trong trái tim bé Hồng. Bé Hồng luôn ở trong lòng mẹ cả lúc phải sống xa mẹ cũng như khi được “lăn vào trong lòng mẹ”. Tìm hiểu đoạn trích này, không nên và không cần đi sâu vào phân tích nhân vật bà cô mà dẫu có phân tích thì cũng đừng làm cho học sinh hiểu rằng bà cô là người “xấu xa tồi tệ”, “thâm hiểm mà trơ trẽn”, “ có tâm địa độc ác giả dỗi, tàn nhẫn”, “khô héo cả tình máu mủ ruột rà vì đó là bà cô đáng thưởng của nhà văn Nguyên Hồng đáng kính.

Nguyên Hồng là “nhà văn của phụ nữ và nhi đồng”, ông luôn thấm thía những cơ cực, tủi nhục mà phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu. Ông đã dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chứa chan yêu thương và thái độ nâng niu trân trọng. Chẳng lẽ trong trái tim ông không có chỗ nhỏ dành cho bà cô ruột thịt của mình?

(Nhân vật nữ trong tác phẩm VH nhà trường, NXBGD 2006, trang 125)

Câu hỏi

Câu 1. Câu văn nào hướng đến đối tượng nghị luận trong văn bản?

A. Bà cô trong tác phẩm là bà cô thật, bà cô ruột của nhà văn Nguyên Hồng, chứ không phải là bà cô nhân vật văn học được tác giả hư cấu.

B. Bà cô trong tác phẩm là nhân vật văn học được tác giả hư cấu.

C. Đã là hồi ký thì tất cả những việc, những con người trong tác phẩm phải là có thật.

D. Những ngày thơ ấu là tác phẩm hồi ký viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng.

Câu 2. Mục đích của đoạn văn bản số 2 là:

A. Khẳng định bà cô là người có “tâm địa độc ác”, “sống tàn nhẫn”.

B. Phủ định bà cô là người có “tâm địa độc ác”, “sống tàn nhẫn”.

C. Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ bị đánh giá là kẻ “giả dối”, “thâm hiểm”, “trợ trên”.

D. Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ bị đánh giá thiếu khách quan

Câu 3. Tác giả thuyết phục người đọc tin vào điều gì?

A. Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ là cô ruột của nhà văn Nguyên Hồng và cần được đánh giá một cách khách quan.

B. Bà cô không phải hoàn toàn là người như bé Hồng nghĩ.

C. Con người ta khi đã không ưa ai thì thấy cái gì ở người đó cũng đáng ghét.

D. Ở bà cô đâu phải đã “cạn kiệt tình máu mủ ruột rà”.

Câu 4. Luận cứ nào chứng minh: Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ bị đánh giá là kẻ “giả dối”, “thâm hiểm”, “trơ trẽn”...?

A. Chỉ là ý nghĩ của thằng bé Hồng - một đứa trẻ con rất yêu thương mẹ nó và căm thù tất cả những ai, tất cả những gì xâm hại đến tình cảm thiêng liêng ấy

B. Bà cô có thành kiến về mẹ bé Hồng, đó cũng là thành kiến của xã hội đối với “một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần.

C. Bà cô có chỗ lóe sáng trong tâm hồn. Nói một cách “nghiêm nghị”, thật từ đáy lòng, đầy cảm thông.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 5. Tác giả đã dùng những luận cứ nào để khẳng định nhà văn Nguyên Hồng không có ý định viết xấu, nói xấu về bà cô mình? Em có đồng ý với điều đó không (1đ)

Câu 6. Theo em, “khách quan” được hiểu như thế nào? Sau bài học này em thấy để đánh giá khách quan một con người, một sự việc thì cần có “cái nhìn” như thế nào? (1đ)

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

Câu 1. Quan sát 2 bức hình sau, đọc văn bản Trong lòng mẹ (văn bản là đối tượng bàn luận trong văn bản đọc trên) để trả lời câu a,b (1đ)

a. Bức hình 2 có mấy hình minh họa? Chúng có ý nghĩa gì?

b. Phát hiện sự liên quan của từng bức hình tới 1 nội dung của văn bản đọc

Câu 2. Hãy kể lại một lần chứng kiến (nghe kể/ qua truyền hình/ báo chí) cảnh người yếu thế bị bắt nạt/ xúc phạm khiến em bất bình hoặc đã bênh vực người bị mắng mỏ, xúc phạm đó (dài từ 1-1,5 trang giấy)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đề 10

I. ĐỌC HIỂU (4đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO

Thằng Tùng ôm khư khư chồng báo trước ngực. Nó len lỏi đi dọc đường Hàng Mã rồi xuôi theo phố Lương Văn Can. Đèn điện sáng trưng. Một thế giới của tuổi thơ ở đây. Đủ các loại đồ chơi. Những chiếc đèn lồng, đèn ông sao treo kín lối đi, xếp đầy trong thùng giấy, tràn cả xuống lòng đường.

Dòng người, dòng xe đi mua sắm quà trung thu rất đông. Thằng Tùng thẫn thờ nhìn. Có cậu bé, cô bé cũng chỉ trạc tuổi nó ngồi trên những chiếc xe máy đắt tiền bắt bố mẹ đi hết cửa hàng này sang cửa hiệu nọ để chọn mua đồ chơi. Những thứ đồ chơi cao cấp giá hàng trăm, hàng triệu đồng mà chúng vẫn chê khiến bố mẹ chúng phải chạy xe lòng vòng mãi.

Nhìn những chiếc đèn ông sao bày la liệt bên đường, thằng Tùng chỉ ước ao có được một chiếc. Nó và em Bi sẽ chơi chung. Nhất định nó sẽ nhường cho cu Bi cầm lâu hơn...

Chợt nhớ tới chồng báo còn nặng trên tay, thằng Tùng vội cất tiếng rao. Giọng nó đã khản đặc:

- Ai... báo... đây...! Báo công an, báo pháp luật, báo an ninh thủ đô... một vụ... giết... người... hai vụ... cướp... hiếp... đây...

Không ai gọi mua báo. Thằng Tùng thấy lo lắng. Báo không bán hết phải trả lại đại lý thì sẽ bị khấu trừ vào số tiền những tờ đã bán được, lời lãi chả còn là bao. "Nhưng thôi... - Nó nghĩ - ... cũng vẫn đủ tiền ăn một ngày của hai anh em nó". Mẹ nó đang ốm mệt không gánh hàng rong vào phố được, chỉ loanh quanh ở cái chợ ngoài bãi sông quét dọn, rửa bát thuê. Chắc giờ này trong gian nhà nhỏ ở chân đê mẹ và cu Bi đang mong nó về. Nó lại định cất tiếng rao thì có người gọi:

- Ê... báo! Còn "Mua và bán" không?

Một bà chủ cửa hiệu bên đường vẫy nó. Thằng Tùng mừng quýnh:

- Dạ! Còn... còn ạ!

Thằng Tùng rút tờ "Mua và bán" đưa cho bà chủ cửa hiệu. Nhận tiền xong nó vừa định bước đi thì bà ta lại bảo:

- Khênh giúp cái thùng đèn ông sao kia vào trong nhà! Hết khách rồi...

- Vâng ạ!

Thằng Tùng đáp và đặt tập báo xuống bậc cửa. Vừa bám vào cái thùng các-tông định cùng bà chủ hiệu đẩy lên nhà thì nó vội kêu lên:

- Khoan đã bà ơi! Có một chiếc đèn ông sao bị rơi ra ngoài, kéo thùng qua thì hỏng mất.

- Rơi đâu mà rơi! Cái thằng oắt con lúc nãy bố mẹ mua cho rồi lại chê đập bẹp vứt đi đấy...

- Bà cho cháu nhé!

- Mày lấy thì lấy đi! Nó bị bẹp mất một cánh rồi!

Thằng Tùng sung sướng chộp lấy chiếc đèn ông sao đang nằm lăn lóc dưới đất. Nó cẩn thận đặt chiếc đèn lên trên chồng báo rồi giúp bà chủ hiệu đưa thùng hàng vào nhà.

Cầm chiếc đèn ông sao bị bẹp một cánh trên tay thằng Tùng cứ ngắm nghía mãi. Nó tính sẽ lấy một chiếc que lùa vào bên trong chiếc đèn nắn cho cái cánh bị bẹp phồng lên như cũ. Thế là tết trung thu này hai anh em nó sẽ có một cái đèn ông sao rồi. Thằng Tùng thấy lòng mình lâng lâng. Cu Bi giờ này chắc cũng đã ngủ. Thằng Tùng chợt nảy ra một ý nghĩ. Nó sẽ giấu thật kỹ chiếc đèn ông sao, chờ đến đúng đêm trung thu mới lấy ra, chắc chắn cu Bi sẽ bị bất ngờ và thích thú lắm.

Thằng Tùng về đến nhà thì trăng đã lên cao. Ánh trăng mùa thu lấp loá trên sóng nước sông Hồng...

(Theo truyện ngắn Trọng Bảo)

Câu 1. Ai là người kể chuyện?

A. Thằng Tùng

B. Cu Bi

C. Một người khác không xuất hiện trong truyện

D. Bà chủ cửa hiệu

Câu 2. Đâu là thành phần vị ngữ trong câu “Dòng người, dòng xe đi mua sắm quà trung thu rất đông”?

A. Dòng xe đi mua sắm quà trung thu rất đông

B. Đi mua sắm quà trung thu rất đông

C. Mua sắm quà trung thu rất đông

D. Quà trung thu rất đông

Câu 3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu “Những chiếc đèn lồng, đèn ông sao treo kín lối đi, xếp đầy trong thùng giấy, tràn cả xuống lòng đường.”?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Điệp ngữ

D. Nói quá

Câu 4. Chủ đề của truyện là gì?

A. Lòng dũng cảm

B. Tinh thần lạc quan

C. Tinh thần đoàn kết

D. Lòng yêu thương con người

Câu 5. Nếu em là nhân vật thằng Tùng trong câu chuyện, em hành động như thế nào khi được bà chủ cho chiếc đèn ông sao hỏng? Vì sao em lại làm như vậy?

Câu 6. Ghi lại một cách ngắn gọn tâm trạng của em sau khi sau khi làm được một việc tốt.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)

Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.