Tổng hợp 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án
Tổng hợp 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án
Đề 1
Phần I: ĐỌC - HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mùa xuân ơi hãy về
(Nguyễn Lãm Thắng)
Mùa xuân ơi hãy về! Mang thêm nhiều nắng ấm Cho khắp nẻo làng quê Nở bừng nhiều hoa thắm
Cho con ong làm mật Cho con én tung trời Cho dòng sông trong vắt Êm đềm con thuyền trôi |
Cho em thêm tuổi mới Được nhiều lộc đầu năm Thêm áo quần mới nữa Cùng anh đi hội xuân
Cho chim non vỗ cánh Ríu rít khung trời thơ Xua mùa đông giá lạnh Mùa xuân ơi hãy về! |
(Theo https://www.thivien.net/)
Câu 1 (0.5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Biểu cảm
D. Miêu tả
Câu 2 (0.5 điểm): Trong các câu thơ sau, tác giả sử dụng các biện pháp tu từ nào?
A. Hoán dụ, so sánh
B. So sánh, liệt kê
C. Nhân hóa, ẩn dụ
D. Miêu tả
Câu 3 (0.5 điểm): Từ nào trong câu thơ Thêm áo quần mới nữa là phó từ?
A. Thêm
B. Quần áo
C. Mới
D. Nữa
Câu 4 (0.5 điểm): Dòng nào sau đây nêu chính xác các vần được gieo trong khổ thơ đầu?
Mùa xuân ơi hãy về!
Mang thêm nhiều nắng ấm
Cho khắp nẻo làng quê
Nở bừng nhiều hoa thắm
A. Mùa – mang, nắng – thắm
B. Về – quê, ấm – thắm
C. Hãy – mang, làng – hoa
D. Hãy – thêm, khắp – nhiều
Câu 5 (0.5 điểm): Những hình ảnh nào trong bài thơ nào khắc họa sinh động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khi đón nhận mùa xuân về?
A. Nắng ấm, ong làm mật, én tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh
B. Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, én tung trời, sông trong vắt, chim non vỗ cánh, em thêm tuổi mới
C. Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, en tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh, khung trời mơ
D. Hoa thắm, ong làm mệt, én tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh
Câu 6 (0.5 điểm): Ở khổ thơ thứ ba của bài thơ, khi mùa xuân về, nhân vật “em” những niềm vui gì?
A. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi hội xuân
B. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, sum họp bên gia đình
C. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi chơi Tết cùng gia đình
D. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đến thăm ông bà
Câu 7 (1 điểm): Câu thơ “Mùa xuân ơi hãy về” được dùng để mở đầu và kết thúc bài thơ có ý nghĩa gì?
Câu 8 (1 điểm): Em hãy viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày cảm nhận về tình cảm của nhân vật “em” trong bài thơ đối với mùa xuân?
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)
Em đã được học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích.
Đề 2
Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
NGỌC TRAI VÀ NGHỊCH CẢNH
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp. (…)
(Theo Bùi Xuân Lộc – Trích Lớn lên trong trái tim của mẹ,
NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh)
Câu 1: Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Thuyết minh
Câu 2: Có bao nhiêu số từ được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. 1 số từ
B. 2 số từ
C. 3 số từ
D. 4 số từ
Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai” là:
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Hoán dụ
D. Điệp ngữ
Câu 4: Trong câu văn: “Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp”, tác giả sử dụng bao nhiêu phó từ?
A. 1 phó từ
B. 2 phó từ
C. 3 phó từ
D. 4 phó từ
Câu 5: Hình ảnh “viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp” tượng trưng cho điều gì?
A. Là kết quả của những tháng ngày con trai tiết ra chất dẻo
B. Là món quà của cuộc hành trình vượt qua khó khăn của con trai
C. Là thành quả cuối cùng, là thành công con người đạt được từ những khó khăn
D. Là viên ngọc trai tuyệt đẹp, có giá trị đối với con trai
Câu 6: Thông điệp có giá trị nhất mà tác giả của đoạn trích trên gửi đến chúng ta?
A. Phải biết đương đầu với thử thách dù cho phải trả giá đắt để đạt được những điều mình mong muốn trong cuộc sống
B. Phải biết đối mặt, tìm cách khắc phục khó khăn; luôn nỗ lực, phấn đấu vượt qua chông gai, thử thách của cuộc sốn để giành chiến thắng dẫu phải trải qua đớn đau
C. Phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm, học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin
D. Phải biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn để tồn tại, dù hoàn cảnh có khắc nghiệt làm cho bạn đớn đau thì cũng không buông xuôi, bỏ cuộc
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Trình bày ý nghĩa tượng trưng của hai hình ảnh: “hạt cát” và “chất dẻo”
Câu 2 (1 điểm): Qua đoạn trích trên, em hãy rút ra cho bản thân mình một bài học (khoảng 5 – 7 dòng)
Câu 3 (5 điểm): Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Đề 3
Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
HẠT GẠO LÀNG TA
Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay…
Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…
Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng |
Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông…
Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta… |
Câu 1 (2 điểm). Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu dưới đây
1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ song thất lục bát
D. Thơ lục bát
2. Trong các câu thơ sau, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông…”
A. Hoán dụ
B. Nhân hóa
C. So sánh
D. Nói giảm nói tránh
3. Sự lặp lại câu thơ “Hạt gạo làng ta” ở đầu mỗi khổ thơ có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về đối tượng trung tâm mà bài thơ biểu cẳm, tạo tính mạch lạc và đảm bảo tính thống nhất về chủ đề cho bài thơ
B. Nhắc lại hình ảnh trung tâm được tác giả biểu cảm trong bài thơ, giúp người đọc dễ hình dung về “hạt gạo” – “hạt vàng” của quê hương
C. Tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về hình ảnh trung tâm cửa bài thơ “hạt gạo”, đồng thời nhắc nhở chún ta cần trân quý thành quả lao động
D. Thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ: khắc họa cụ thể, chi tiết, ấn tượng đối tượng trung tâm mà bài thơ cần biểu đạt: “hạt gạo” – “hạt vàng” của quê hương
4. Trong bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?
A. Người mẹ giàu tình yêu thương con
B. Người mẹ hết lòng phục vụ kháng chiến
C. Người mẹ tần tảo, giàu đức hi sinh
D. Người mẹ làm lụng vất vả
Câu 2 (1 điểm): Nhan đề bài thơ “Hạt gạo làng ta” có ý nghĩa gì?
Câu 3 (1 điểm): Qua bài thơ, tác giả đã gửi gắm đến chúng ta nhiều thông điệp có ý nghĩa. Em hãy nêu ra một trong những thông điệp mà em cảm nhận được.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Em hãy phân tích cách “xem voi” của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. Sai lầm của các thầy ở đây là gì? Từ đó, em hãy rút ra cho mình những bài học cần thiết
Đề 4
Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu chuyện bó đũa
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, cả gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì thưởng cho túi tiền
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
A. Thuyết minh
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 2: Văn bản trên gồm mấy nhân vật?
A. Có 2 nhân vật
B. Có 3 nhân vật
C. Có 4 nhân vật
D. Có 5 nhân vật
Câu 3: Phó từ “vẫn” trong câu văn: “Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm”, có tác dụng gì?
A. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
B. Chỉ quan hệ thời gian
C. Chỉ mức độ
D. Chỉ sự phủ định
Câu 4: Lúc nhỏ, những người con sống thế nào?
A. Anh em hay gây gổ nhau
B. Anh em thường nói xấu, ganh ghét nhau
C. Anh em sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thương nhau
D. Anh em so bì, đố kị nhau
Câu 5: Người cha gọi các con lại để làm gì?
A. Trò chuyện vui vẻ cùng các con
B. Chia tài sản cho các con
C. Căn dặn các con cần phải chăm chỉ làm việc
D. Bảo họ rằng nếu ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền
Câu 6: Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
A. Tại vì họ chưa dùng hết sức mạnh của mình để bẻ
B. Tại vì họ cầm cả bó đũa người cha đưa để bẻ
C. Tại bó đũa làm bằng kim loại nên không ai bẻ gãy được
D. Tại vì không ai muốn bẻ gẫy bó đũa cả
Câu 7: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa ngầm so sánh với gì?
A. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với một người con trong câu chuyện
B. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con; cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con
C. Một chiếc đãu được ngầm so sánh với bốn người con; cả bó đũa ngầm so sánh với một người con
D. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con trong câu chuyện
Câu 8: Người cha muốn khuyên nhủ các con điều gì?
A. Các con không cần phải quan tâm, tương trợ lẫn nhau, mỗi người phải tự thân vận động xây dựng cuộc sống của mình
B. Các con phải cùng tập hợp nhau lại, đồng lòng chung sức thì mới bẻ gẫy được cả bó đũa
C. Các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; có đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh
D. Các con không so đo, tính toán thiệt hơn số tài sản cha để lại cho mỗi người
Câu 9: “Câu chuyện bó đũa” khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống?
Câu 10: Viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Viết bài văn kể lại câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết em đã rút ra bài học gì từ câu chuyện ấy, từ đó em vận dụng vào cuộc sống như thế nào?
Đề 5
Phần I: ĐỌC - HIỂU (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ
Có một học trò hỏi thầy mình rằng:
- Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?
Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:
- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.
Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:
- Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:
- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.
Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:
- Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.
Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:
- Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là:
A. Giá trị cuộc sống
B. Lòng biết ơn
C. Đức tính trung thực
D. Lòng hiếu thảo
Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai?
A. Người học trò
B. Người kể chuyện
C. Hòn đá
D. Người thầy
Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán?
A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá.
B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán.
C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống.
D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài.
Câu 5. Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận?
A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí
B. Than thở, xem xét, háo hức
C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận
D. Xấu xí, than thở, háo hức
Câu 6. Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là:
A. Hòn đá
B. Người học trò
C. Người thầy
D. Chủ tiệm đồ cổ
Câu 7. Cụm từ ngồi cả ngày trong câu văn: Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng là thành phần mở rộng câu bởi?
A. Trạng ngữ
B. Cụm danh từ
C. Cụm động từ
D. Cụm tính từ
Câu 8. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò.
B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống.
C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống.
D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá.
Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì?
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4 điểm)
Viết đoạn văn kể lại một truyện ngụ ngôn mà em đã đọc hoặc đã học
Đề 6
I. Đọc hiểu (4đ)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
ANH THỢ GỐM - Huy Cận
Nắng lên hồng ban mai Anh thợ gốm ngồi xoay Đất mịn nhào với nắng Hình đẹp nở trong tay.
Gió xuân man mác thổi Cỏ non rờn ngoài đê Mùa xuân đang tạo lại Cây lá trên đồng quê.
Anh ngồi xoay ung dung Ánh sáng rọi theo cùng Ngực anh màu nắng đượm Đẹp hồng như đất nung. |
Bình đẹp nghìn xưa cũ Tay ông cha giao về Đang sống lại tươi tắn Trong bàn tay vuốt ve...
Bình cao dáng trẻ thon Lọ nhớn thân đẫy tròn Đẹp phúc đầy của mẹ Đẹp duyên hiền của con.
Xoay xoay bàn gỗ ơi, Nước mát nhào đất tơi Anh làm thêm cái đẹp Chưa có ở trong đời... |
Câu 1: Dòng nào nói đúng đặc điểm về thể thơ của bài thơ Anh thợ gốm?
A. Thể thơ năm chữ (5 chữ/dòng); 4 dòng/khổ; gieo vần chân.
B. Thể thơ năm chữ (5 chữ/dòng); 4 dòng/khổ; gieo vần lưng
C. Thể thơ năm chữ (5 chữ/dòng); 4 dòng/khổ; gieo vần liền, vần cách.
D. Thể thơ tự do; 4 dòng/khổ; gieo vần liền, vần cách.
Câu 2: Xác định đề tài của bài thơ:
A. Người lao động.
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Người nghệ sĩ.
D. Người nông dân.
Câu 3. Đối tượng trữ tình của bài thơ là:
A. Nghề gốm nghệ thuật.
B. Anh thợ gốm tài hoa.
C. Người lao động khéo léo.
D. Khung cảnh lao động tươi vui.
Câu 4: Những khổ thơ nào viết về quá trình làm việc của anh thợ gốm?
A. Khổ 1.
B. Khổ 2.
C. Khổ 3, 4.
D. Khổ 3, 4, 5, 6.
Câu 5: Người thợ gốm được gợi tả trong tư thế nào?
A. Đang ngắm nghía sản phẩm của mình.
B. Đang vuốt bình theo nhịp xoay.
C. Đang trong quá trình chế tác những chiếc bình cổ, tạo sản phẩm mới.
D. Đang đạp bàn xoay.
Câu 6: Ngực anh màu nắng đượm/ Đẹp hồng như đất nung sử dụng nghệ thuật
nào, gợi tả vẻ đẹp nào của thợ gốm?
A. Ẩn dụ, so sánh, gợi tả vẻ khỏe khoắn, rắn rỏi… tuyệt đẹp của anh thợ gốm.
B. Nghệ thuật so sánh, gợi tả vẻ đẹp phi thường của anh thợ gốm.
C. Nghệ thuật so sánh, gợi tả vẻ đẹp dung dị trong nắng của anh thợ gốm.
D. Nghệ thuật so sánh, gợi tả sự cần mẫn của anh thợ gốm.
Câu 7: Hình ảnh nào đã được lặp lại hai lần trong bài thơ? Chúng gợi tả và làm nổi bật điều gì về con người lao động?
A. Hình ảnh bàn tay gợi sự khỏe khoắn, nhanh nhẹn của người thợ thủ công.
B. Hình ảnh bàn tay gợi thao tác khéo léo, điêu luyện của nghệ nhân.
C. Hình ảnh xoay xoay gợi sự liên tục tuần hoàn trong lao động
D. Hình ảnh nắng gợi khung cảnh lao động tràn ngập ánh sáng
Câu 8: Mùa xuân và người thợ gốm có nét tương đồng nào?
A. Đều tràn đầy sức sống
B. Đều xuất hiện trong nắng rực rỡ
C. Con người và mùa xuân đang sáng tạo cái đẹp, sự sống
D. Cùng tạo nên không gian tươi sáng của mùa xuân
Câu 9: Hãy viết/vẽ về khổ thơ (có hình ảnh, tư thế) em thích nhất trong bài thơ này (nếu là hình ảnh, đồ họa cần có dòng caption – Lời chú thích, thuyết minh) (1đ)
Câu 10: Viết bài giới thiệu về một sản phẩm đồ gốm/ mỹ nghệ mà em yêu thích với khách du lịch đến Việt Nam (1đ)
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1: Có dịp đi du lịch, em thích thú với việc tham quan làng nghề ở địa phương không? Theo em, qua làng nghề ở mỗi địa phương, khách tham quan sẽ biết thêm điều gì? (2đ)
Câu 2: Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một làng nghề truyền thống của địa phương em (của Việt Nam) với khách du lịch (bài từ 1 – 1,5 trang giấy thi) (4đ)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 7
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
THÁNG BA – Hoàng Vân
Tháng ba mùa giáp hạt
Đến rong rêu cũng gầy
Mẹ bưng rá vay gạo
Cha héo hắt đường cày
Áo nâu may dịp tết
Bây giờ mực tím dây
Bần (1) dưới sông ăn đỡ
Khoai mậm (2) non cả ngày
Tháng ba mưa dầm đất
Rét Nàng Bân tím trời
Kéo cảnh vun lửa đốt
Trẻ và trâu cùng cười
Tháng ba, tháng ba ơi !
Mùa xa...ngày thơ dại
Lúa lên xanh ngoài bãi
Sữa ướp đòng (3) sinh đôi
Chú thích:
1. Bần: 1 loại cây ở vùng ven sông nước mặn cho quả ăn được.
2. Khoai mậm: khoai sót lại ngoài đồng sau thu hoạch, đã lên mầm.
3. Sữa ướp đòng: Thời kỳ đòng ngậm sữa, còn gọi là lúa ngậm sữa.
(http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/po/c58/n29951/Trang-tho-Thieu-nhi-02-2021.html)
Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Vì sao em xác định như vậy?
A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.
B. Thể thơ năm chữ, vì tất cả các dòng đều có năm chữ.
C. Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng.
D. Không xác định được thể thơ.
Câu 2. Xác định nội dung chính của bài thơ và dấu hiệu nhận biết.
A. Người mẹ, có hình ảnh Mẹ bưng rá vay gạo.
B. Tình yêu quê hương, vì có hình ảnh lúa lên xanh ngoài bãi.
C. Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt.
D. Cuộc sống đói nghèo, vì phải ăn bần, ăn khoai mậm.
Câu 3: Xác định ngắt nhịp (chính) của của bài thơ?
A. Nhịp 3/2 và 2/3.
B. Nhịp 1/4 và 4/1.
C. Nhịp linh hoạt.
D. Khó xác định.
Câu 4: Cách gieo vần nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ?
A. Vần lưng.
B. Vần cách.
C. Vẫn liền.
D. Linh hoạt, đa dạng.
Câu 5: Vì sao tháng ba mùa giáp hạt lại khốn khó?
A. Khi lúa mùa cũ ăn hết, lúa mới chưa thu hoạch nên đói khổ.
B. Mùa xuân đi chơi không làm.
C. Khi giao mùa (giữa xuân và hạ).
D. Thời kỳ đói khổ nhất trong năm.
Câu 6: Nội dung khổ thơ thứ nhất?
A. Cảnh vật ảm đạm trong tháng ba.
B. Mẹ di vay gạo nấu cơm.
C. Cha cày đồng mệt mỏi.
D. Cuộc sống khốn khó mùa giáp hạt.
Câu 7: Dòng nào KHÔNG nói lên nội dung của khổ 2?
A. Tuổi thơ đói nghèo trong mùa giáp hạt.
B. Áo mới từ tết đã cũ.
C. Nghịch ngợm với trái bần, khoai sót.
D. Kiếm củ quả dại, sót lại ăn đỡ đói.
Câu 8: Tuổi thơ hồn nhiên trong đói nghèo thể hiện rõ ở khổ thơ nào, dòng thơ nào?
A. Khổ 1, dòng thơ: Đến rong rêu cũng gầy.
B. Khổ 3, dòng thơ: Trẻ và trâu cùng cười.
C. Khổ 2, dòng thơ: Bây giờ mực tím dây.
D. Khổ 4, dòng thơ: Lúa lên xanh ngoài bãi.
Câu 9: Xác định câu thơ có chứa nghệ thuật nhân hóa. Thủ pháp nghệ thuật ấy đã thể hiện được điều gì (1đ)
Câu 10: Xác định 2 khổ thơ có sự tương phản trong bài. Phân tích làm rõ hiệu quả thẩm mỹ trong sự tương phản đó (1đ)
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1: Những bạn trẻ trong bài thơ đã sống như thế nào trong tháng ba, mùa giáp hạt? Em đã từng trải qua cái đói bao giờ chưa, nếu có tâm trạng lúc đó thế nào? (2đ)
Câu 2: Theo em, khi cuộc sống buộc ta phải đối mặt với khó khăn, chúng ta cần làm gì để vượt qua những khó khăn đó (trả lời bằng bài văn dài 1 – 1,5 trang giấy) (4đ)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 8
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY – Đỗ Trung Quân
Ngồi cùng trang giấy nhỏ Tôi đi học mỗi ngày
Tôi học cây xương rồng Trời xanh cùng nắng, bão Tôi học trong nụ hồng Màu hoa chừng rỏ máu
Tôi học lời ngọn gió Chẳng bao giờ vu vơ Tôi học lời của biển Đừng hạn hẹp bến bờ. |
Tôi học lời con trẻ Về thế giới sạch trong Tôi học lời già cả Về cuộc sống vô cùng
Tôi học lời chim chóc Đang nói về bình minh Và trong bia mộ đá Lời răn dạy đời mình. |
Câu 1: Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?
A. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần chân.
B. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.
C. Thơ năm chữ, không chia khổ; gieo vần cách.
D. Thơ tự do có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.
Câu 2: Bài thơ viết về:
A. Tình yêu thiên nhiên
B. Quê hương
C. Suy ngẫm về việc học
D. Giá trị của truyện ngụ ngôn
Câu 3: Cụm từ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Chúng có tác dụng gì
A. Tôi học. Làm nổi bật chủ đề bài thơ, nhấn mạnh, mở rộng việc học ở đời
B. Tôi học. Làm nổi bật mục đích của việc học.
C. Tôi học. Nhấn mạnh việc làm chính của nhân vật trữ tình.
D. Tôi học. Khẳng định việc học ở đời là cần thiết.
Câu 4: Ngắt nhịp phổ biến trong bài thơ là:
A. 2/3.
B. 2/3; 3/2.
C. 1/4; 2/2.
D. Ngắt nhịp linh hoạt.
Câu 5: Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm, tự sự.
B. Tự sự, miêu tả.
C. Nghị luận, biểu cảm.
D. Biểu cảm.
Câu 6: Nhân vật trữ tình học ở những đâu?
A. Trang giấy.
B. Nhà trường, sách vở, các sự vật ở đời.
C. Học ở thiên nhiên.
D. Học ở đời.
Câu 7: Xác định các hình ảnh thơ trong khổ thơ sau:
Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu
A. Tôi học, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.
B. Rỏ máu, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.
C. Cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.
D. Màu hoa, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.
Câu 8. Hình ảnh cây xương rồng và nắng bão đã gợi ra điều gì?
A. Gợi ra sự cứng cỏi trước không gian thanh bình của trời xanh.
B. Gợi bầu trời đầy giông bão.
C. Gợi ra sự cứng cỏi trước khắc nghiệt của cuộc đời.
D. Gợi ra cuộc đời đầy nghiệt ngã thử thách.
Câu 9: Bài thơ “Ngụ ngôn của mỗi ngày” – Đỗ Trung Quân đem đến cho em những nhận thức nào? Nhận thức nào có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao (1đ)
Câu 10: Em có đồng ý với nhận định: “Việc học không chỉ là học tập trên trường lớp, trong sách vở mà còn là hành trình mỗi người tự trải nghiệm và khám phá từ cuộc sống” không? Vì sao? (1đ)
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Quan sát những bức tranh/ ảnh sau và cho biết:
Câu 1: Bức tranh/ ảnh nào chứa đựng vấn đề gợi ra từ bài thơ “Ngụ ngôn của mỗi ngày” của Đỗ Trung Quân. Đó là vấn đề gì? Trích câu thơ chứa đựng vấn đề đó(2đ)
Câu 2: Suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ bài thơ và bức tranh/ ảnh em đã lựa chọn bằng bài văn dài từ 1- 1,5 trang giấy thi (4đ)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 9
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
BÒ VÀ ẾCH
Ếch đang ngồi trên một hòn đá giữa ao cùng các anh chị em của mình. Thỉnh thoảng, ếch lại phóng lưỡi ra bắt lấy một con chuồn chuồn bay ngang qua rồi nhai tóp tép. Nó rất thỏa mãn. Khi nó nhìn lên đồng cỏ, một con bò đang ăn cỏ lọt vào tầm mắt.
“Con vật kia mới to lớn làm sao chứ”, cô em út của ếch há hốc miệng nhận xét. “Em nghĩ thế thật à?” - Ếch hỏi. “Anh cũng có thể tự biến thành to lớn như thế”, và nó phình ngực lên hết cỡ.
“Con bò vẫn lớn hơn nhiều” - Cô em út nói.
“Ái chà vậy thì anh sẽ biến thành lớn hơn nữa” - Con ếch ngu ngốc bèn huênh hoang. Và nó phình to ra, phình to ra, dãn hết bộ da cho đến khi nó đã căng hết cỡ.
“Con bò vẫn lớn hơn nhiều” - Cô em út nói bằng giọng lí nhí vì sợ người anh lớn sẽ tức giận.
“Anh có thể biến thành to hơn nữa, thật sự anh có thể làm thế” - Con ếch giận
dữ hét lên. Và nó phình ra, phình ra nữa cho tới khi - bụp một tiếng to - nó nổ banh xác! Và đó là kết cục của con ếch.
(Trích Ngụ ngôn Aesop, Fulvio Testa kể lại, Huyền Vũ dịch, NXB Văn học)
Câu hỏi
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại/ tiểu loại nào?
A. Văn bản thơ.
B. Văn bản truyện
C. Văn bản thông tin.
D. Văn bản tản văn.
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là:
A. Bò.
B. Cô ếch út.
C. Ếch.
D. Ếch và cô ếch út.
Câu 3: Việc gì khiến “ếch” tự thấy thỏa mãn? Điều đó thể hiện tính cách gì của nó.
A. Bắt mồi quá dễ dàng. Thể hiện sự ngộ nhận về khả năng của bản thân.
B. Bắt con chuồn chuồn rất dễ dàng. Thể hiện khả năng nhanh nhẹn, giỏi giang
C. Bắt mồi quá dễ dàng. Thể hiện tài năng vượt trội.
D. Bắt con mồi rất dễ dàng. Thể hiện sự tài giỏi so với đám anh chị em nhà ếch.
Câu 4: Câu “Em nghĩ thế thật à? Anh có thể tự biến mình thành to lớn như thế” bộc lộ suy nghĩ, thái độ gì của con ếch?
A. Ngạc nhiên vì con bò to và tin rằng mình có thể biến to được như nó.
B. Không tin lời cô ếch út nói và muốn chứng minh sức mạnh của mình với em
C. Không tin là con bò to và tin rằng mình biến thành to như vậy được.
D. Phủ nhận có con vật mạnh hơn mình.
Câu 5: Theo em, hành động phình to hết cỡ của con ếch (tới lần thứ ba) thể hiện điều gì về tính cách nhân vật này?
A. Quá ảo tưởng, hiếu thắng và kiêu ngạo về sức mạnh bản thân.
B. Không hiểu rõ khả năng của bản thân.
C. Kiêu ngạo, tự phụ và không hiểu rõ hạn chế của bản thân.
D. Không muốn cô ếch út thất vọng và tin tưởng vào sức mạnh bản thân.
Câu 6: Chi tiết nào dưới đây thể hiện mâu thuẫn, tạo kịch tính cho câu chuyện trên?
A. Con bò xuất hiện và cô ếch út ngạc nhiên trước sự to lớn của nó.
B. Cô ếch út khen con bò to trước mặt con ếch vốn ngạo mạn, tự phụ.
C. Con bò xuất hiện trước mặt con ếch đang bắt mồi.
D. Cô ếch út khen con bò to trước mặt con ếch vốn kiêu căng.
Câu 7: Vì sao con ếch lại nhận một kết cục bất ngờ như vậy (nổ banh)?
A. Quá kiêu căng, hiếu thắng.
B. Quá tự tin vào năng lực bản thân.
C. Không hiểu rõ đặc điểm/khả năng của bản thân.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 8: Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng khi liên tưởng đặc điểm có thực của con ếch với ý nghĩa biểu tượng của nó?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Đối chiếu, liên tưởng.
D. Tỷ dụ/ẩn dụ.
Câu 9: Em có đồng ý với ý kiến cho rằng con ếch trong truyện vừa ngu ngốc vừa đáng thương không? Vì sao? (trả lời 6-8 dòng) (1đ)
Câu 10: Nếu được đóng vai là cô ếch út, em sẽ có thái độ, hành động như thế nào trước con ếch kiêu ngạo trên? Chia sẻ về một lời khuyên nhủ/ thái độ em từng nhận được trước tình huống khó khăn, thử thách đã trải qua (trả lời 4-6 dòng) (1đ)
II. TẬP LÀM VĂN (6đ)
Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu a, b
a. Xác định bức họa gợi liên tưởng đến văn bản đọc, làm rõ sự liên tưởng, liên quan đó (4-6 dòng) (1đ)
b. Viết bài văn thể hiện sự đồng tình/ phản đối của em về vấn đề được gợi ra từ một trong hai bức họa đó (dài từ 1- 1,5 trang) (3đ)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 10
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
CỤC NƯỚC ĐÁ VÀ DÒNG CHẢY
Mưa, mưa đá! Một cục nước đá to lông lốc rơi bộp xuống. Thích quá, dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn:
- A! Vui lắm mà! Cục nước đá hòa nhập ngay với chúng tôi.
Không được. – Cục đá lạnh lùng đáp – các anh đục ngầu bẩn thỉu thế kia, ta trong trắng to đẹp nhường này, bạn bè hòa nhập với các anh sao được?
Dòng chảy chưa kịp trả lời thì cục nước đá đã buông tiếp những lời đầy kiêu ngạo:
- Bảo cho các anh biết rằng: Biển cả, trời xanh mới là nơi hòa nhập dung thân của ta.
- Hầy dà! Ở một mình không được đâu, hòa nhập với chúng tôi đi.
Nói xong dòng chảy cười xòa rồi ào ra sông ra biển. Còn lại một mình buồn thiu, cục nước đá khóc, lúc sau thì tan ướt ở một góc sân.
(Trích 109 truyện ngụ ngôn Việt Nam hiện đại, NXB Hồng Đức, trang 144).
Câu hỏi
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại/ tiểu loại nào ?
A. Văn bản thơ.
B. Văn bản truyện.
C. Văn bản thông tin.
D. Văn bản tản văn.
Câu 2: Dòng nào nêu đúng các sự việc chính trong truyện?
A. Cục nước đá rơi - Dòng nước rủ nhập vào - Cục nước tan ở góc sân.
B. Dòng nước chảy qua rủ nhập vào - Cục nước từ chối, tan ở góc sân.
C. Mưa - Dòng nước chảy qua rủ nhập vào - Cục nước từ chối - Cục nước đá tan.
D. Mưa - Cục nước đá rơi - Dòng nước rủ nhập vào - Cục nước từ chối - Cục nước khóc, tan ở góc sân.
Câu 3: Xác định tình huống giàu kịch tính của truyện ngụ ngôn trên?
A. Cục nước đá chuẩn bị tan, được rủ nhập vào một dòng nước.
B. Dòng nước chảy gần cục nước đá.
C. Cục nước đá không chịu nhập vào dòng nước.
D. Cục nước đá muốn nhập vào biển cả, rừng xanh rộng lớn.
Câu 4: Dòng nào dưới đây là lời độc thoại của nhân vật trong truyện?
A. Cục đá lạnh lùng đáp.
B. Biển cả, trời xanh mới là nơi hòa nhập dung thân của ta.
C. Thích quá, dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn.
D. Một mình buồn thiu, cục nước đá khóc, lúc sau thì tan ướt ở một góc sân.
Câu 5: Vì sao cục nước đá không muốn hòa nhập vào dòng nước chảy?
A. Chê dòng nước bẩn thỉu.
B. Muốn hòa nhập vào biển cả, rừng xanh.
C. Chê dòng nước bẩn thỉu và tự cho nơi xứng đáng với mình là biển rộng...
D. Chê dòng nước bẩn thỉu và mong muốn chờ nhập với biển rộng, rừng xanh,
Câu 6: Câu nói của dòng nước “Hầy dà! Ở một mình không được đâu, hòa nhập với chúng tôi đi” chứa đựng lời khuyên gì với cục nước đá?
A. Cảnh báo việc cục nước đá sẽ bị tan chảy.
B. Không sớm hòa nhập thì sẽ bị tan chảy và không còn tồn tại.
C. Mong cục nước đá hòa nhập sớm, được ra biển lớn trước khi bị tan chảy.
D. Hòa nhập sớm thì còn tồn tại và sẽ có cơ hội ra với biển lớn.
Câu 7: Mong muốn hoà nhập ngay với biển cả, rừng xanh của cục nước đá thể
hiện điều gì?
A. Thiếu hiểu biết về quá trình trưởng thành, đạt mục tiêu của mỗi con người.
B. Quá kiêu căng, hiểu thắng.
C. Quá tự tin vào năng lực bản thân.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 8: Mối quan hệ giữa cục nước đá - dòng chảy thể hiện mối quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.
B. Quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
C. Quan hệ nguyên nhân-kết quả.
D. Quan hệ giữa cá nhân với cội nguồn.
Câu 9: Cục nước đá tan ướt góc sân có phải kết cục xứng đáng với nó không? Lý giải dựa trên căn cứ từ văn bản đọc (trả lời 6-8 dòng) (1đ)
Câu 10: Chia sẻ về điều em tâm đắc nhất khi đọc câu chuyện trên (trả lời 4-6 dòng) (1đ)
II. TẬP LÀM VĂN
1. Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu hỏi:
Xác định bức ảnh gợi liên tưởng đến văn bản đọc, làm rõ sự liên tưởng, liên quan đó (4-6 dòng) (1đ)
2. Em hãy kể lại một câu chuyện về một nhân vật hoặc sự kiện liên quan đến quá trình nghiên cứu sáng tạo cho cộng đồng thuộc lĩnh vực em yêu thích, với chủ đề “ Sống cống hiến” (dài từ 1 -1,5 trang)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Tổng hợp 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án timdapan.com"