Đáp án cuộc thi Trường học xanh năm 2023
Đáp án cuộc thi Trường học xanh
Đáp án cuộc thi Trường học xanh năm 2021 đầy đủ đáp án cho từng câu hỏi để các em học sinh có những hiểu biết về bảo vệ môi trường. Sau đây mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Với mục đích nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh về các vấn đề môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường, chương trình “Trường học xanh – Vì một Hà Nội Xanh” sẽ được thực hiện trong thời gian 2021 – 2025. Chương trình sẽ giúp các trường học trở thành những ngôi trường xanh – nơi các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục và các em học sinh cùng học tập – hành động – và nuôi dưỡng lối sống thân thiện với môi trường, góp phần xây dựng một Hà Nội xanh. Dưới đây là chi tiết đáp án của cuộc thi.
Để tham gia cuộc thi, học sinh truy cập website “truonghocxanh.com” và hoàn thành thông tin đăng ký để được truy cập và làm bài thi. Chi tiết đáp án như sau:
1. Theo bạn, xử lý đúng rác thải đúng cách là?
A. Chỉ bỏ rác thải vào thùng rác (thùng rác nơi công cộng, tại trường hoặc tại nhà..), tuyệt đối không bỏ rác thải bừa bãi ra đường phố, cống rãnh, kênh rạch và nơi công cộng. Phân loại rác thải (theo hướng dẫn) để rác thải có thể được tái chế. Không tự ý đốt hoặc chôn lấp rác thải.
B. Chỉ bỏ rác thải vào thùng rác, thùng rác nơi công cộng, tại trường hoặc tại nhà. Phân loại rác thải có thể được tái chế. Không tự ý đốt hoặc chôn lấp rác thải.
C. Bỏ rác thải vào thùng rác, thùng rác nơi công cộng, tại trường hoặc tại nhà. Phân loại rác thải có thể được tái chế. Tự ý đốt hoặc chôn lấp rác thải.
D. Chỉ bỏ rác thải vào thùng rác, thùng rác nơi công cộng, tại trường hoặc tại nhà. Phân loại rác thải. Tự ý đốt hoặc chôn lấp rác thải.
Câu 2: Thải bỏ bừa bãi rác thải có thể gây ra các hậu quả nào sau đây?
A. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh rạch, góp phần trầm trọng thêm tình trạng ngập và tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh. Gây hại cho sinh vật trong tự nhiên. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng dồng do chất lượng môi trường sống bị suy giảm.
B. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do chất lượng môi trường sống bị suy giảm.
C. Tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh rạch, góp phần trầm trọng thêm tình trạng ngập và tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh.
D .Gây hại cho sinh vật trong tự nhiên. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do chất lượng môi trường sống bị suy giảm.
Câu 3: Theo bạn, mua sắm và tiêu dùng lãng phí dẫn đến phát sinh quá nhiều rác thải là nguyên nhân gây ra điều nào sau đây?
A. Tốn chi phí thu gom, xử lý rác thải. Tăng ô nhiễm môi trường. Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
B. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh rạch, góp phần trầm trọng thêm tình trạng ngập và tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh. Gây hại cho sinh vật trong tự nhiên. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng dồng do chất lượng môi trường sống bị suy giảm.
C. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh rạch, góp phần trầm trọng thêm tình trạng ngập và tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh. Gây hại cho sinh vật trong tự nhiên.
D. Tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh rạch, góp phần trầm trọng thêm tình trạng ngập và tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh. Gây hại cho sinh vật trong tự nhiên. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng dồng do chất lượng môi trường sống bị suy giảm.
Câu 4: Để giảm phát sinh rác thải, chúng ta có thể làm gì?
A. Cân nhắc trong mua sắm, chỉ mua những thứ chúng ta thật sự cần .Đem theo túi để đựng hàng khi đi mua sắm, hạn chế sử dụng túi ni-lông. Hạn chế tối đa các sản phẩm dùng một lần (túi ni-lông, hộp xốp, ly đĩa giấy…). Cho, tặng các đồ dùng cũ thay vì thải bỏ.
B. Bỏ rác đúng nơi quy định.
C. Sử dụng đồ dùng một lần rồi bỏ.
D. Tiết kiệm rác thải.
Câu 5: Theo bạn, tái sử dụng rác thải là gì?
A. Sử dụng đồ dùng một lần rồi bỏ.
B. Sử dụng đồ dùng nhiều lần trước khi thải bỏ.
C. Bỏ đồ dùng cũ, mua đồ dùng mới.
D. Sử dụng lại rác thải cho mục đích phù hợp (mà không làm thay đổi tính chất của rác thải) nhằm giảm phát sinh rác thải.
Câu 6: Vì sao chúng ta cần hạn chế sử dụng túi ni-lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần?
A. Chất thải nhựa rất khó phân hủy, khi bị thải bỏ bừa bãi, chúng gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn cống rãnh, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng ngập của thành phố.
B. Chất thải nhựa rất khó phân hủy, khi bị thải bỏ bừa bãi.
C. Chất thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn cống rãnh, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng ngập của thành phố.
D. Chất thải nhựa khi bị thải bỏ bừa bãi, chúng gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn cống rãnh, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng ngập của thành phố.
Câu 7: Theo bạn, giải pháp nào là quan trọng nhất để giảm thiểu chất thải nhựa?
A. Thu gom rác thải nhựa bị vứt bỏ bừa bãi.
B. Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần bằng cách đem theo bình nước cá nhân, đem theo ly, hộp đựng khi khi mua nước uống, thức ăn...
C. Tái sử dụng vỏ chai nhựa.
D. Phân loại để chất thải nhựa có thể được tái chế.
Câu 8: Nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu tại các đô thị là:
A. Sự di cư của các loài động vật hoang dã.
B. Ảnh hưởng của thiên tai (lũ lụt, bão..).
C. Chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
D. Sự thay đổi theo chu kỳ tự nhiên của trái đất.
Câu 9: Điều nào sau đây là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thành phố Hồ Chí Minh?
A. Tình trạng ngập ở đô thị diễn ra thường xuyên và trầm trọng hơn.
B. Số lượng bão, lũ sẽ giảm đi.
C. Lượng rác thải gia tăng.
D. Sự gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 10: Rừng có ý nghĩa như thế nào với môi trường sống của con người?
A. Cung cấp động vật quý hiếm.
B. Cung cấp gỗ quí, dược liệu quí.
C. Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt.
D. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật.
Câu 11: Thế nào là bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
A. Bảo vệ các loài sinh vật.
B. Bảo vệ rừng đầu nguồn.
C. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật.
D. Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
Câu 12: Luật Bảo vệ môi trường mới nhất được Quốc hội thông qua vào năm nào?
A. Năm 2014
B. Năm 2018
C. Năm 2020
D. Năm 2021
Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng nhất? (Tham khảo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14)
A. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường.
C. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
D. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.