Công thức nấu xôi ngon ngày Tết 2020
Các món xôi ngon ngày Tết
Tết Nguyên đán 2020 đã đến rất gần và món xôi là món không thể thiếu trong mỗi mâm cỗ, mâm cơm ngày Tết. Dưới đây là một số công thức nấu món xôi ngon, đẹp mắt để các bạn cùng trổ tài dịp Tết 2020 này.
Công thức nấu xôi ngũ sắc cho mâm cỗ Tết 2020 thêm đẹp mắt
Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu:
-Màu đỏ: Lá cẩm đỏ rửa sạch luộc 15p với lượng nước đủ để ngâm gạo
-Màu tím: Lá cẩm tím luộc lên như cẩm đỏ. Có thể khi luộc bạn sẽ không thấy nước có màu nhưng sau khi ngâm gạo sẽ thấy lên màu nhé.
-Màu vàng: Nghệ đỏ giã nhuyễn cho vào 500ml nước rồi bỏ bã lấy nước ngâm gạo.
-Màu xanh: Lá rau ngót + Lá cây giềng hoặc lá dứa xay sống không luộc.
-Màu trắng: Gạo nếp ngâm nước lạnh.
Cách chế biến xôi ngũ sắc:
Ngâm gạo bằng các nước trên từ 6-8 tiếng để gạo mọng nước và ngấm màu. Có gạo nếp cái hoa vàng là ngon nhất. Vo sạch gạo trước khi ngâm tránh trường hợp ngâm màu xong rồi mới mang vo gạo.
Trộn từng màu gạo với xíu muối cho xôi đặm. Rồi đem hấp xôi. Để xôi nhanh thì có thể chia gạo đều và ngăn bằng lá chuối.
Khi xôi được 15p dùng đũa xới lên và cho mỡ gà + nước cốt dừa vào xôi để xôi thêm căng và bóng. Nấu khoảng 25 phút nữa là xôi chín.
Để xôi dẻo lâu hơn có thể xôi 2 lần. Khi xôi chín, để nguội rồi nấu tiếp lần 2 sẽ dẻo lâu hơn. Món này có thể ăn chung với ruốc hoặc muối lạc.
Công thức nấu xôi đỗ xanh truyền thống bằng nồi cơm điện cho mâm cơm Tết 2020
Chuẩn bị nguyên liệu:
-1,5 bát gạo nếp
-0,5 bát đỗ xanh đã bỏ vỏ
-½ thìa muối
-2 thìa đường / 1 thìa mật ong
-1/3 bát con nước cốt dừa
Cách chế biến xôi đậu xanh:
Ngâm gạo và đậu xanh: Gạo và đỗ cho ra thau, đổ nước ấm ngập mặt gạo và đỗ. Ngâm trong vòng 4-5 tiếng (hoặc trước khi đi ngủ ngâm gạo đỗ, sáng hôm sau nấu), tùy theo nếu có thời gian, còn nếu không thì 3 tiếng cũng được. Gạo ngâm trước sẽ giúp xôi mềm, dẻo, mềm hơn rất nhiều.
Thêm gia vị vào gạo: Gạo đỗ sau khi ngâm nở to hơn, đem vo nhẹ, xóc, để ráo nước. Cho muối, đường/mật ong vào xóc đều để gạo ngấm rồi đổ gạo vào nôi vào nồi cơm điện.
Cho nước sôi (có thể cho thêm nước cốt dừa cho xôi thơm và ngậy hơn và tạo độ bóng cho hạt nếp) vào xâm xấp mặt nước, đậy nắp nồi cơm điện lại, nhấn nút, nấu như bình thường.
Khoảng 5 phút thì bắt đầu sôi, lấy đũa đảo đều gạo đỗ, đảo nhẹ nhàng vừa khiến gạo đỗ chín đều, đều nước, đều hơi. Đậy lại, sau khi nồi cơm điện nhảy nấc Warm thì khoảng 15 – 20 phút nữa là mở nắp ra, đảo xôi, vậy là chín rồi.
Chuẩn bị đĩa để xới xôi đậu xanh. Bạn nhớ là khi xôi chín, không nên để xôi trong nồi mà đậy chặt nắp nồi lại sẽ khiến xôi bị hấp hơi nước, trở nên nhão, nát. Xôi nếp đậu xanh nấu bằng nồi cơm điện xới đều vào đĩa, có thể dùng khuôn đóng xôi để đóng xôi thành hình hoa văn đẹp mắt.
Công thức nấu xôi cốm sen dừa thơm ngon Tết 2020
Chuẩn bị nguyên liệu:
-Cốm: 400 gr
-Đậu xanh xát vỏ: 150 gr
-Hạt sen: 150 gr
-Dừa nạo sợi: 100 gr
-Vừng trắng rang: 50 gr
-Đường trắng: 100 gr
-Dầu vừng: 100 ml
Cách chế biến xôi cốm sen dừa:
Trộn cốm với 1 thìa to dầu vừng, đảo đều. Ngâm dừa nạo với 50 gr đường sau đó xào dừa đã ngấm đường trên chảo dầu lửa nhỏ để sợi dừa chín thơm, trong veo mà không bị cháy. Hạt sen ninh với 1 chút xíu nước đường, lửa nhỏ, chín vừa là bắc ra, không để hạt bị vỡ, để ráo nước.
Trộn cốm với 1 thìa to dầu vừng, đảo đều. Ngâm dừa nạo với 50 gr đường sau đó xào dừa đã ngấm đường trên chảo dầu lửa nhỏ để sợi dừa chín thơm, trong veo mà không bị cháy. Hạt sen ninh với 1 chút xíu nước đường, lửa nhỏ, chín vừa là bắc ra, không để hạt bị vỡ, để ráo nước
Đậu xanh xát vỏ ngâm chừng 2h trước khi đồ, đậu đồ cho 1 xíu muối và đường để đậm đà hơn, khi đậu chín, xay nhuyễn, tơi, để nguội.
Bắc nồi nước, đun sôi rồi đổ cốm lên vỉ hấp, cho thêm 1 chút đường, đảo đều tay tới khi thấy hạt cốm phồng, căng mọng nước, dẻo và dậy mùi thơm là được. Trộn đều đậu xanh xay nhuyễn, hạt sen, và dừa xào với cốm, rắc thêm vừng rang vàng lên trên là xong.
Công thức nấu xôi gấc đơn giản cho Tết 2020
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gạo nếp: khoảng 2 kg
- Gấc chín: 1 quả lớn.
- Dừa xiêm: 1 quả
- Gia vị: Muối, mắm, bột ngọt, đường, dầu ăn.
- Rượu trắng.
Cách chế biến xôi gấc:
Gạo nếp vo sạch vừa phải để không làm mất chất dinh dưỡng. Sau đó cho nước ngập phần gạo khoảng 2 đốt ngón tay, ngâm trước khoảng 6 tiếng cho gạo nở mềm rồi vớt ra xả lại, để ráo nước.
Bổ đôi, dùng muỗng múc hết phần thịt để riêng, phần hột để riêng. Dùng bao tay sạch bóp cho thịt gấc tan ra rồi bỏ phần hạt, sau đó cho phần thịt gấc kia vào trộn chung bóp tan đều. Trộn phần gấc đã lọc với 3 muỗng rượu trắng, ½ muỗng muối ướp khoảng 6 tiếng bằng thời gian ngâm gạo nếp cho đậm đà.
Bổ dừa lấy nước ra riêng khỏi trái. Phần cùi dừa chia làm 2 phần:
+ 1 phần: dùng dụng cụ chuyên dụng để nạo thành từng sợi để rắc lên xôi ăn kèm
+ Phần còn lại: cho vài máy xay sinh tố xay nhuyễn, trộn với nước dừa xiêm, nấu cho sôi khoảng 20 phút, lọc lấy tầm 100ml nước cốt dừa rồi trộn đều mới 3 muỗng cà phê dầu ăn.
Trộn phần gấc đã ướp với phần nếp đã ngâm ráo nước cho đều, thêm vào tí xíu muối. Tiếp tục cho ½ hỗn hợp nước cốt dừa và dầu ăn lên trên và trộn đều. Cho xôi vào xửng hấp khoảng 30-40 phút. Cứ khoảng 20 phút thì mở nắp nồi 1 lần, lau bớt nước đọng trên nắp xới đều để xôi được chín đều, tơi ra và không bị nhão. Tiếp tục cho phần nước cốt dừa còn lại vào xôi, xới đều rồi hấp đến khi xôi mềm dẻo, không bị nhão là được. Tắt bếp và xới xôi ra đĩa, cho phần cùi dừa nạo lên bên trên và thưởng thức.
Ngoài món xôi ngon cho ngày Tết các bạn có thể có thể tham khảo thêm cách nấu món thịt đông hay cách nấu canh măng ngon cho ngày Tết để chuẩn bị cho mâm cơm cúng tất niên thêm đủ đầy nhé. Trong các ngày Tết việc thờ cúng thần linh và ông bà tổ tiên là việc con cháu phải chuẩn bị thật thành tâm và đúng nghi lễ. Để giúp các bạn làm lễ cúng giao thừa cũng như 3 ngày Tết đúng phong tục truyền thống, TimDapAnmời các bạn tham khảo thêm: