Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?

Bùi Thế Hiển
Admin 04 Tháng mười, 2021

TimDapAnmời các bạn cùng tìm hiểu bài viết Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Chương trình học thế nào? 

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là loại văn bằng chứng minh đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho những người không được đào tạo chuyên ngành sư phạm. Trong bài viết này TimDapAnsẽ giải thích chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm,  chương trình học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm như thế nào? 

1. Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là loại văn bằng chứng minh đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho những người không được đào tạo chuyên ngành sư phạm.

Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về yêu cầu đối với trình độ của giáo viên như sau:

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Theo quy định trên, để trở thành giáo viên, người chưa có bằng sư phạm bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ, đồng thời có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp.

2. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên tiểu học

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học được ban hành kèm Thông tư số 11/2021/TT-BGDĐT.Trong đó:

Về đối tượng học

Chương trình này quy định, đối tượng được tham gia bồi dưỡng là những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp như: Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ.

Về nội dung: chương trình gồm 35 tín chỉ, trong đó:

- Phần bắt buộc có 31 tín chỉ, bao gồm:

  • Khối kiến thức chung với các học phần: Tâm lý học giáo dục, giáo dục học, giao tiếp sư phạm; Sinh lý học trẻ em; Quản lý hành vi của học sinh; Quản lý nhà nước về giáo dục.
  • Khối kiến thức chuyên ngành với các học phần: Chương trình giáo dục phổ thông và chương trình môn học; Phương pháp dạy học (chọn 01 trong các phương pháp dạy học: Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ); Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Đánh giá học sinh; Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và dạy học.
  • Thực tập sư phạm gồm: Thực tập sư phạm 1 và thực tập sư phạm 2.

- Phần tự chọn có 04 tín chỉ, được chọn 02 học phần trong 07 học phần: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn; Xây dựng môi trường giáo dục; Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học; Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; Công tác chủ nhiệm lớp và công tác Đội; Tổ chức hoạt động trải nghiệm; Phối hợp với gia đình và cộng đồng.

Về điều kiện cấp chứng chỉ

Học viên sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, đồng thời có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 05 điểm trở lên.

Bảng điểm đính kèm chứng chỉ sẽ ghi rõ, đầy đủ tên học phần, điểm số mà học viên đã hoàn thành.

3. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên THCS, THPT

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) được ban hành kèm Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT. Theo đó:

Về nội dung: chương trình học gồm 17 tín chỉ khối học phần chung và 17 tín chỉ khối học phần nhánh THCS hoặc nhánh THPT. Cụ thể:

- Khối học phần chung có:

  • 15 tín chỉ bắt buộc với các học phần: Giáo dục học; Tâm lý học giáo dục; Lý luận dạy học; Đánh giá trong giáo dục; Quản lý nhà nước về giáo dục; Giao tiếp sư phạm; Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
  • 2 tín chỉ là 1 trong các học phần: Hoạt động giáo dục ở trường phổ thông; Quản lý lớp học; Kỷ luật tích cực; Kỹ thuật dạy học tích cực; Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…

- Học phần nhánh: 17 tín chỉ học phần theo nhành THCS hoặc nhánh THPT sẽ được chia thành các học phần lựa chọn theo môn học; học phần bắt buộc (thực hành và thực tập) và học phần lựa chọn.

Về điều kiện cấp chứng chỉ

Học viên sẽ được cấp chứng chỉ khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, đồng thời có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 05 điểm trở lên.

Bảng điểm đính kèm chứng chỉ sẽ ghi rõ, đầy đủ tên học phần, điểm số mà học viên đã hoàn thành.
Nếu hoàn thành khối học chung và học phần nhánh THCS thì người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng THCS.

Nếu hoàn thành khối học chung và học phần nhánh THPT thì người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng THPT.

Trường hợp hoàn thành cả hai học phần nhánh thì người học được cấp 02 chứng chỉ riêng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chung đối với giáo viên THCS, THPT.

4. Danh sách các trường được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Các trường được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là các trường có đủ điều kiện về giáo viên giảng dạy, về cơ sở vật chất...

STT

Các trường đại học sư phạm

1

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

3

Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

4

Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên

5

Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế

6

Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Đà Nẵng

7

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

8

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP Hồ Chí Minh

9

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

10

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

11

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

12

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

13

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

14

Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

 

Các trường đại học có khoa/ngành sư phạm

15

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

16

Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội

17

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

18

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

19

Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung

20

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

21

Trường Đại học Hùng Vương

22

Khoa Ngoại ngữ thuộc Đại học Thái Nguyên

23

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên

24

Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên

25

Trường Đại học Tây Bắc

26

Trường Đại học Hải Phòng

27

Trường Đại học Hoa Lư

28

Trường Đại học Hồng Đức

30

Trường Đại học Hà Tĩnh

31

Trường Đại học Quảng Bình

32

Học viện Âm nhạc Huế

33

Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Huế

34

Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế

35

Trường Đại học Nghệ thuật thuộc Đại học Huế

36

Khoa Giáo dục Thể chất thuộc Đại học Huế

37

Trường Đại học Noại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng

38

Trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học Đà Nẵng

39

Trường Đại học Quảng Nam

40

Trường Đại học Quy Nhơn

41

Trường Đại học Phạm Văn Đồng

42

Trường Đại học Phú Yên

43

Trường Đại học Tây Nguyên

44

Trường Đại học Đà Lạt

45

Nhạc viện TP Hồ Chí Minh

46

Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội

47

Trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh

48

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

49

Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

50

Trường Đại học Hoa sen

51

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

52

Trường Đại học Sài Gòn

53

Trường Đại học Tiền Giang

54

Trường Đại học Trà Vinh

55

Trường Đại học Bạc Liêu

56

Trường Đại học Cần Thơ

57

Trường Đại học An Giang

58

Trường Đại học Đồng Tháp

59

Trường Đại học Bình Dương

60

Trường Đại học Thủ Dầu Một

61

Trường Đại học Đồng Nai

62

Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh

63

Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang

64

Trường Đại học Tân Trào (Cao đẳng Tuyên Quang)

65

Học viện Quản lý Giáo dục

66

Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh

 


Xem thêm