Chế độ làm việc của nhân viên trường học

Bùi Thế Hiển
Admin 07 Tháng sáu, 2021

Những nhân viên làm việc ở trường học mà không phải là giáo viên thì có được hưởng các chế độ giống như giáo viên không? Đây là khái niệm nhiều người thường hay nhầm lẫn. Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của Tìm Đáp Án để nắm rõ chế độ làm việc và nghỉ phép của nhân viên trường học.

1. Nhân viên trường học là gì?

Nhân viên làm việc tại các bộ phận trong trường học (không phải là giáo viên) như lao công, bảo vệ, văn thư, hành chính, kế toán, thư viện, y tế, thiết bị được gọi chung là nhân viên trường học … Tuy nhiên công tác trong trường học nhưng nhân viên trường học sẽ làm việc và có chế độ ngày nghỉ theo Bộ luật lao động và theo các quy định khác của nhà nước chứ không được hưởng các chế độ của giáo viên. Để nắm rõ hơn về vấn đề này mời các bạn theo dõi nội dung sau đây.

2. Chế độ làm việc của nhân viên trường học

Nhân viên gồm các nhân viên văn phòng, kế toán, thư viện, y tế, thiết bị (sau này xin gọi chung là nhân viên trường học).

Thứ nhất, hiện tại, theo quy định của Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và thông tư 15/2017/TTBGDĐT thì thời gian nghỉ hè đối với giáo viên mầm non là 08 tuần và thời gian nghỉ hè đối với giáo viên phổ thông là 02 tháng (bao gồm cả ngày nghỉ hàng năm). Thời gian nghỉ hè, giáo viên vẫn được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp.

Tuy nhiên, đối với cán bộ, nhân viên khác của trường học mà không phải là giáo viên thì hiện tại chưa có quy định riêng về chế độ nghỉ hè. Do đó, thời gian làm việc và nghỉ ngơi của nhân viên trường học thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2012.

Cụ thể, nhân viên trường học sẽ chỉ được nghỉ và hưởng nguyên lương vào các ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương và các ngày nghỉ hàng năm theo quy định của Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT. Thông thường, trường học sẽ bố trí ngày nghỉ hàng năm cho nhân viên trường học cùng với kỳ nghỉ hè.

Như vậy, nhân viên trường học sẽ không được hưởng thời gian nghỉ hè như đối với giáo viên, việc điều động hay phân chia lịch làm việc công tác trong kỳ nghỉ hè cho cán bộ công nhân viên của trường trong thời gian nghỉ hè sẽ do Ban giám hiệu quyết định và bố trí sao cho hợp lý với hoạt động của trường.

Cụ thể, theo điều 111 Luật lao động 2012 quy định về ngày nghỉ phép hàng năm được hưởng 100% lương dành cho mọi đối tượng người lao động bao gồm cả công chức, viên chức và công nhân,…có tham gia đóng bảo hiểm xã hội như sau:

“Người lao động có đủ 12 tháng làm việc trở lên thì được nghỉ phép hàng năm hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a. 12 ngày làm việc đối với người làm việc trong điều kiện bình thường…

Số ngày nghỉ phép được tăng theo thâm niên cứ mỗi 05 năm tăng thêm một ngày”.

Người lao động sẽ được bố trí ít nhất 12 ngày nghỉ phép hàng năm, do đó có thể bố trí để các nhân viên trường học nghỉ trong năm học hoặc thời gian hè phù hợp.

Việc nghỉ phép thì do đơn vị sự nghiệp mà cụ thể là trường học trả lương nên chỉ cần làm đơn xin nghỉ phép hưởng nguyên lương theo hình thức liên tục hoặc cách quãng theo quy định.

Thứ hai, về thời gian làm việc như bạn nêu thì Căn cứ Điều 104 Bộ Luật Lao động 2012 có quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:

"1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.

Về việc làm thêm giờ được quy định tại Điều 106 Bộ Luật Lao động 2012:

"1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ”.

Căn cứ quy định trên, dù bạn là nhân viên trường học thì thời gian làm việc của bạn cũng phải tuân thủ theo quy định tại Điều 104, Điều 106 Bộ luật lao động 2012, Theo Khoản 2 Điều 104 quy định ở trên thì "người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần”.

3. Chế độ trả lương, phụ cấp của nhân viên trường học

Đối với nhân viên thiết bị trường học

Theo Điều 6 Thông tư 08/2019/TT-BGDĐT, viên chức đáp ứng đủ điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nhân viên thiết bị, thí nghiệm được áp dụng bảng lương viên chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Trong đó, nếu tính theo mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng thì mức lương của nhân viên thiết bị trường học như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Hệ số lương

2.1

2.41

2.72

3.03

3.34

3.65

3.96

4.27

4.58

4.89

Mức lương

3.129

3.590

4.052

4.514

4.976

5.438

5.900

6.362

6.824.2

7286.1

Đối với nhân viên thư viện

Điều 9 Thông tư số 02/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định về cách xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện như sau:

- Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

- Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Sau đây là bảng lương cụ thể:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

 

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

Nhân viên thư viện hạng II

Hệ số lương

4

4.34

4.68

5.02

5.36

5.7

6.04

6.38

       

Mức lương

5960

6466.6

6973.2

7479.8

7986.4

8493

8999.6

9506.2

       

Nhận viên thư viện hạng III

Hệ số lương

2.34

2.67

3

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

     

Mức lương

3486.6

3978.3

4470

4961.7

5453.4

5945.1

6436.8

6928.5

7420.2

     

Nhận viên thư viện hạng IV

Hệ số lương

1.86

2.06

2.26

2.46

2.66

2.86

3.06

3.26

3.46

3.66

3.86

4.06

Mức lương

2771.4

3069.4

3367.4

3665.4

3963.4

4261.4

4559.4

4857.4

5155.4

5453.4

5751.4

6049.4

Đối với nhân viên kế toán

Việc xếp lương của công chức chuyên ngành kế toán được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 77/2019/TT-BTC như sau:
  • Kế toán viên cao cấp được xếp lương theo công chức loại A3 - nhóm A3.2;
  • Kế toán viên chính được xếp lương theo công chức loại A2 - nhóm A2.2;
  • Kế toán viên được xếp lương theo công chức loại A1;
  • Kế toán viên trung cấp được xếp lương theo công chức loại A0.

Mức lương cụ thể của công chức chuyên ngành kế toán được thể hiện qua bảng dưới đây:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

 

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Kế toán viên cao cấp

Hệ số lương

5.75

6.11

6.47

6.83

7.19

7.55

       

Mức lương

8.568

9.104

9.64

10.177

10.713

11.25

       

Kế toán viên chính

Hệ số lương

4

4.34

4.68

5.02

5.36

5.7

6.04

6.38

   

Mức lương

5.96

6.467

6.973

7.480

7.986

8.493

9.0

9.506

   

Kế toán viên

Hệ số lương

2.34

2.67

3

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

 

Mức lương

3.487

3.978

4.47

4.962

5.453

5.945

6.437

6.929

7.42

 

Kế toán viên trung cấp

Hệ số lương

2.1

2.41

2.72

3.03

3.34

3.65

3.96

4.27

4.58

4.89

Mức lương

3.129

3.591

4.053

4.515

4.977

5.439

5.9

6.362

6.824

7.286

 

Đối với nhân viên văn thư

Theo Bảng lương 4 ban hành kèm theo Nghị định số 204 năm 2004, nhân viên văn thư sẽ được hưởng lương như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Nhóm ngạch nhân viên

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

Hệ số lương

1.35

1.53

1.71

1.89

2.07

2.25

2.43

2.61

2.79

2.97

3.15

3.33

Mức lương

2011.5

2279.7

2547.9

2816.1

3084.3

3352.5

3620.7

3888.9

4157.1

4425.3

4693.5

4961.7

Trên đây là một số chia sẻ của TimDapAnvề chế độ làm việc của nhân viên trường học. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo nhiều thông tin bổ ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của chúng tôi.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm