Cách viết giấy đi đường

Bùi Thế Hiển
Admin 01 Tháng hai, 2021

Cách lập giấy đi đường theo thông tư 133 và thông tư 200

Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp. Tìm Đáp Án sẽ hướng dẫn các bạn Cách lập giấy đi đường theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Cách viết giấy đề nghị tạm ứng

Cách viết biên lai thu tiền

Cách lập Bảng kê mua hàng

Mẫu giấy đi đường

Mẫu giấy đi đường

Cách viết giấy đi đường

Sau khi có lệnh cử cán bộ, người lao động đi công tác, bộ phận hành chính làm thủ tục cấp giấy đi đường. Người đi công tác có nhu cầu ứng tiền tàu xe, công tác phí… mang giấy đi đường đến phòng kế toán làm thủ tục ứng tiền.

+ Cột 1: Ghi nơi đi, nơi đến công tác.

+ Cột 2: Ghi ngày đi và ngày đến.

Khi đến nơi công tác, cơ quan đến công tác phải xác nhận ngày, giờ đến và đi (đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm ở cơ quan đến công tác).

+ Cột 3: Phương tiện sử dụng: Cần ghi rõ đi ô tô cơ quan, ô tô khách, tàu hoả, máy bay …

+ Cột 5: Ghi thời gian công tác.

+ Cột 6: Ghi lý do lưu trú.

+ Cột 7: Lấy chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của nơi cán bộ, người lao động đến công tác.

Khi đi công tác về người đi công tác xuất trình giấy đi đường để phụ trách bộ phận xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú. Sau đó đính kèm các chứng từ trong đợt công tác (như vé tàu xe, vé phà, hoá đơn thanh toán tiền phòng nghỉ…) vào giấy đi đường và nộp cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán công tác phí, thanh toán tạm ứng. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi thanh toán.

Giấy đi đường và các chứng từ liên quan được lưu ở phòng kế toán.


Tài liệu mới nhất