Cách trồng dâu tây trong chậu
Cách trồng dâu tây bằng chậu tại nhà cực dễ
Những quả dâu tây chín mọng xinh xắn luôn khiến các chị em mê mẩn. Hiện tại đang là thời điểm thích hợp để gieo trồng dâu tây. Trong bài viết này TimDapAnsẽ chia sẻ cho các bạn cách trồng dâu tây trong chậu để các bạn cùng tham khảo. Cách trồng dâu tây tại nhà này không khó đâu mà lại nhanh cho ra quả.
Cách trồng gừng hành tỏi tại nhà cực dễ
Cách trồng nấm từ bã cà phê cực hay
Kỹ thuật trồng cây chùm ngây tại nhà
Cách ngâm ủ hạt giống đúng kỹ thuật
Dưới đây là hướng dẫn tỉ mỉ từng bước cách trồng dâu tây trong chậu, ngay cả không gian chật hẹp cũng có thể trồng thành công. Làm theo những lời khuyên sau và bạn sẽ được thưởng thức những trái dâu chín đỏ mọng trong suốt mùa hè tới.
Cách trồng dâu tây tại nhà
- Một chiếc giỏ, một đoạn dây treo
- Túi ni-lông
- Cây dâu tây giống
- Đất trồng hữu cơ
- Phân hữu cơ
(Cây giống và đất hữu cơ các bạn có thể tham khảo mua qua các địa chỉ trên mạng Internet, hoặc các cửa hàng chuyên về cây trồng sạch).
Các bước thực hiện cách trồng dâu tây:
Cách trồng dâu tây bước 1:
- Đặt chiếc giỏ thật bằng phẳng trước khi tiến hành trồng cây. Buộc dây treo ở phần miệng chiếc giỏ.
- Lót một lớp túi ni-lông đã tạo các lỗ thoát nước và thông hơi bằng kéo.
Cách trồng dâu tây Bước 2:
- Trước khi đặt cây giống vào giỏ, các bạn nhớ tưới nước để lớp đất trồng có độ ẩm đồng đều.
- Lót một lớp phân hữu cơ dưới đáy giỏ rồi đặt cây giống ở giữa. Khoảng cách đẹp nhất là cây trồng cách miệng giỏ 3 - 4 cm.
Cách trồng dâu tây Bước 3:
- Đồ đất hữu cơ vào giỏ, dùng tay nhẹ nhàng lèn đất đều ra xung quanh.
- Không đổ đất đầy tới miệng giỏ, nên chừa không gian để tưới nước.
Cách trồng dâu tây Bước 4:
- Treo giỏ dâu tây lên bất kỳ vị trí nào bạn muốn.
- Tưới nước đều đặn trong những ngày thời tiết oi nóng.
- Bón phân bón dạng lỏng dùng cho cà chua 2 tuần/lần để cây mau ra trái.
Các loại đất hữu cơ sau khi trồng dâu tây có chất lượng tốt hơn. Các mẫu dâu tây hữu cơ ngon miệng hơn và có thể bảo quản dài hơn trung bình 1.5 ngày và dâu tây trồng hữu cơ cũng có độ khô trong dịch quả cao hơn.
Với những giỏ dâu tây xinh xắn thế này, bạn tha hồ thưởng thức những trái dâu chính mọng, lại vừa làm đẹp cho ngôi nhà của mình.
Một số lưu ý khi trồng dâu tây
1. Vị trí nên trồng dâu tây
Nơi giữ ẩm tốt và hướng nắng 1 buổi (sáng hoặc chiều đều được).
- Dâu tây ưa ẩm và rất kém chịu hạn, không nên trồng những nơi có nắng nóng liên tục. Nhưng nếu thiếu nắng cây sẽ vàng lá, phát triển chậm và không cho quả, hoặc ít và chất lượng quả cũng không tốt (không sử dụng được).
- Vị trí thích hợp có thể tham khảo: của sổ, ban công chỉ nắng vào buổi sáng hoặc chiều, nếu trồng ngoài trời hoặc trong vườn nên trồng dưới bóng những cây to nhưng vẫn có nắng ở mức độ vừa phải và có thể giữ ẩm tốt.
2. Đất trồng:
Đất trồng có thể dùng các loại đất sạch dinh dưỡng (như trồng rau) và bón phân hữu cơ. Mỗi tuần bổ sung một ít phân hữu cơ vào gốc và sau đợt thu hoạch trái.
3. Tưới nước:
Tưới nước 1 lần vào buổi sáng trước khi mặt trời mọc. Tưới nước vào gốc vừa đủ, không nên tưới lên lá vì độ ẩm cao dễ bị sâu bệnh.
4. Chăm sóc dâu tây sau trồng:
- Mới trồng: Cây thường héo do mới tách hoặc do đứt rễ khi trồng. nên dùng bìa , xốp, ... che nắng cho cây trong vòng 2-3 ngày đầu. và nhớ thương xuyên tưới nước để giữ độ ẩm.
- Sau 1 thời gian ngắn cây phát triển rất nhanh và cho quả hoặc ra nhánh:
+ Ra hoa, quả: cần chú ý diệt lũ kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết cả quả non luôn mình cũng phải bó tay với cái bọn này chưa có cách điều trị nhưng có thể thử cách vẽ phấn xung quanh chậu trồng.
Chú ý trong cách trồng dâu tây: khi đầu mầm (nhánh) có phần rễ trắng đâm ra khoảng 0,5cm nên tìm đất cho nhánh cắm rễ, sau 1 thời gian sẽ thành cây độc lập - chú ý tuyệt đối không tách nhánh khỏi cây mẹ ngay mà nên chờ nhánh có thể phát triển độc lập rồi mới tách vì ban đầu nhánh vẫn phải phụ thuộc vào cây mẹ do chưa tự nuôi được.
Khi nhánh đã thành cây con có thể đánh để tạo chậu mới, gây giống... lúc này đã có thể cắt dây nối giữa nhánh và cây mẹ hoặc không tùy mục đích của bạn.
Nếu chịu khó chăm sóc từ 5 - 6 cây con sau 3 đến 4 tháng bạn sẽ thấy thay đổi rất nhiều đấy.
+ Cây có thể cùng lúc cho ra nhánh và ra quả: trong trường hợp này cứ để cây con phát triển bình thường, tuyệt đối không đánh cây vào lúc này sẽ gây chột quả và chết cây.
Sau khi hái quả, đánh cây như bình thường.
6. Khi cây bị sâu bệnh và vàng lá:
- Tìm và diệt sâu.
- Phun thuốc diệt côn trùng (loại diệt kiến dán cũng có tác dụng nhé) nhưng không nên ăn quả ngay sau phun, không phun lúc quả đang chín - sẽ mất ăn
- Lá vàng: cây thiếu chất, thiếu nắng, thiếu nước => bổ sung.
- Cây mọc quá dầy: tỉa bớt lá già, tách cây con trồng chậu mới.
7. Quả và cây con ra quanh năm nhưng nhiều vào mùa mưa, do có độ ẩm cao.
- Chất lượng quả phụ thuộc chất đất, giống cây, cách chăm sóc, thời tiết.
- Quả mùa hè thường ngọt hơn nhưng nhỏ hơn. Nếu quá nhiều nắng quả bị táp, có màu vàng cam, sạn vỏ và không phát triển, tất nhiên cũng không xài được. Ngoài ra kiến cũng là kẻ chủ yếu phá hoại những cây dâu và ăn quả.
- Mùa đông quả to hơn nhưng cũng chua hơn. Có thể dung để ngâm đường làm mứt, làm mặt nạ,... chăm sóc sắc đẹp.
- Dâu tây có nhiều tác dụng và cách dùng các bạn có thể tham khảo thêm trên mạng.
Thu hoạch quả khi các mắt đầy đặn, lớp vỏ tươi sáng và chuyển sang màu đỏ. Cuối cùng, hãy thưởng thức những quả dâu tây chín mọng, ngon và siêu sạch nào!